Lòi dom hay còn gọi là bệnh trĩ là vấn đề phổ biến mà nhiều người mắc phải. Bệnh này khá nhạy cảm, vì thế mọi người thường ngại khám chữa và âm thầm chịu đựng. Điều này sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh và gây khó khăn cho việc điều trị. Việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa tại nhà sẽ giúp bạn chia tay căn bệnh khó nói này.
Nội dung chính trong bài
Bệnh lòi dom là gì?
Bệnh này được đặt tên theo đặc điểm hình thái của bệnh, miêu tả một “cục thịt hồng” lòi ra khỏi hậu môn. Thực chất thời xa xưa, có một loại quả tên dom có màu đỏ, thân dây leo, nhìn khá giống với búi trĩ nên nhân dân ví von là lòi dom. Hiện nay, quả dom gần như không còn tìm thấy ở bất cứ địa phương nào.
Xét về khái niệm y học thì lòi dom hay bệnh trĩ là bệnh lý liên quan đến hệ thống mạch máu ở hậu môn. Thông thường, các đám rối tĩnh mạch được nâng đỡ bởi một cấu trúc gọi là mô sợi đàn hồi. Khi các yếu tố nội nhân và ngoại nhân xuất hiện, hệ thống tĩnh mạch này sẽ bị căng giãn quá mức, máu ứ đọng lại, mô sợi mất tính đàn hồi, từ đó hình thành các búi trĩ bên trong hoặc ngoài hậu môn.
Lòi dom (trĩ) được chia làm 3 loại chủ yếu bao gồm:
- Trĩ nội: Các búi trĩ hình thành ở ống hậu môn, phía trên đường lược. Búi trĩ ban đầu khá nhỏ, sau đó to dần và sa xuống dưới khi đại tiện.
- Trĩ ngoại: Ngược lại, khi bị lòi dom bên ngoài búi trĩ lúc nào xuất hiện ở bờ hậu môn, phía dưới đường lược và có thể quan sát bằng mắt thường ngay ở giai đoạn đầu tiên. Bệnh càng nặng thì búi trĩ càng lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống.
- Trĩ hỗn hợp: Giống như tên gọi, trĩ hỗn hợp là sự tổng hòa của các búi trĩ bên trong và ngoài hậu môn. Trĩ hỗn hợp hiếm gặp hơn, tuy nhiên điều trị lại khó khăn hơn rất nhiều.
Nguyên nhân bệnh lòi dom
Lòi dom thường không hình thành do một nguyên nhân duy nhất mà phát triển bởi một vài thủ phạm khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản nhất:
Táo bón: Khi bị táo bón, phân thường khô cứng, vì thế chúng ta phải dùng rất nhiều sức để “rặn” và đẩy chúng ta ngoài. Điều này không chỉ gây nứt kẽ hậu môn, tổn thương ống hậu môn mà còn cọ xát trực tiếp vào hệ thống tĩnh mạch, khiến chúng căng giãn và sưng phồng.
- Tiêu chảy: Việc đại tiện liên tục trong ngày tạo áp lực cho hệ thống tiêu hóa, đồng thời làm giảm tính đàn hồi của các tổ chức nâng đỡ trĩ, từ đó gây ra bệnh lòi dom. Ngoài tiêu chảy thì chứng kiết lỵ cũng gây ra hệ lụy tương tự.
- Thói quen xấu khi đi đại tiện: Việc nhịn đi nặng, vừa đại tiện vừa đọc báo, xem tivi khiến phân lưu giữ lại trong trực tràng, từ đó khô cứng do mất nước. Và như một quy luật, bệnh trĩ sẽ ghé thăm nếu bạn tiếp tục giữ thói quen này.
- Ăn uống không khoa học: Tiền đề của táo bón chính là thói quen ăn uống nhiều thịt ít rau, lười uống nước. Theo thống kê thì có tới 60-70% trường hợp bị lòi dom là do nguyên nhân này.
- Đứng lâu hoặc ngồi nhiều: Tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng liên tục 8-12 tiếng/ngày sẽ gây áp lực rất lớn đến cấu trúc tại hậu môn. Điều này cũng lý giải tại sao những người làm công việc như thu ngân, may vá, văn phòng, lái xe… lại dễ mắc căn bệnh này đến vậy.
- Bị lòi dom do quan hệ qua hậu môn: Người muốn tìm cảm giác lạ khi quan hệ, nam giới đồng tính giao hợp qua đường hậu môn cũng có nguy cơ đối mặt với bệnh trĩ vì sự cọ xát quá mức trong một môi trường khôn thích hợp.
- Một số đối tượng đặc biệt: Người cao tuổi có cấu trúc mô nâng đỡ kém, phụ nữ mang thai bị thay đổi nội tiết tố và người béo phì có trọng lượng gây áp lực cho hậu môn trực tràng… cũng cần lưu ý về khả năng bị bệnh của mình.
Dấu hiệu lòi dom
- Ngứa ngáy hậu môn: Đây là triệu chứng mà hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải. Nguyên nhân là do dịch nhầy được bài tiết cộng với tình trạng lưu giữ phân, nước tiểu tại các nếp gấp trĩ.
- Bệnh lòi dom gây chảy máu: Chảy máu là hiện tượng xảy ra do sự cọ sát của phân với tĩnh mạch. Vì vậy chúng ta thường thấy máu lẫn ở phân hoặc thấm vào giấy ăn. Khi búi trĩ lớn, máu có thể chảy ồ ạt thành tia do vỡ tĩnh mạch.
- Lòi dom gây ra đau: Trĩ nội thường ít gây đau cho đến khi sa búi trĩ lòi hẳn ra ngoài. Ngược lại, trĩ ngoại sẽ gây đau ngay khi mới xuất hiện ở bờ hậu môn chứa rất nhiều đầu mút thần kinh thụ thể cảm giác.
- Búi trĩ xuất hiện: Với bệnh nhân trĩ nội, búi trĩ hình thành trên đường lược ra sa dần ra ngoài, còn với người bị trĩ ngoại thì búi trĩ sẽ luôn thường trực ở hậu môn. Sự xuất hiện của búi trĩ khiến bệnh nhân cảm thấy vướng víu, khó chịu, gây mất tự tin trong cuộc sống.
Cách chữa bệnh lòi dom tại nhà
Điều trị lòi dom bằng thuốc Tây
Bệnh nhân sử dụng thuốc Tây tại nhà theo đơn thuốc của bác sĩ. Đơn thuốc sẽ bao gồm một số loại như thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc giảm ngứa, kem bôi co mạch, thuốc đạn đặt hậu môn làm co búi trĩ… Mặc dù thuốc Tây điều trị lòi dom cho tác dụng nhanh nhưng hiệu quả thường không triệt để, lại dễ gây tác dụng phụ.
Dùng thuốc nam
Xung quanh chúng ta có rất nhiều vị thuốc chữa lòi dom hiệu quả. Trong trường hợp búi trĩ mới hình thành, bệnh nhân có thể áp dụng các cách chữa tại nhà như ăn lá diếp cá, uống nước lá lốt sắc, ngâm hoặc xông hậu môn bằng lá trầu không, sử dụng dầu dừa bôi trực tiếp vào búi trĩ… Nếu kiên trì, những phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả khá tốt.
Chườm đá
Đây là một cách trị bệnh lòi dom là rất đơn giản và hiệu nghiệm để giảm sưng đau búi trĩ. Hãy vệ sinh thật sạch hậu môn, sau đó bọc đá viên vào một tấm vải sạch và chườm đá lên búi trĩ. Bạn có thể nhờ người thân hoặc tự mình thực hiện bằng cách quỳ xuống và nhổm mông cao. Chỉ sau 1 phút, cảm giác ngứa ngáy, đau rát sẽ biến mất nhanh chóng.
Điều trị lòi dom cần cân đối chế độ sinh hoạt
Lưu ý rằng việc ăn uống khoa học và loại bỏ các thói quen xấu gây bệnh trĩ cũng là một cách chữa bệnh rất quan trọng. Điều này không chỉ ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ mà còn hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh.
Bệnh lòi dom sẽ không phải là “ác mộng” nếu bạn phát hiện và điều trị từ sớm. Vì thế ngay từ bây giờ hãy thay đổi bản thân, bảo vệ tốt cho sức khỏe để đạt được hiệu quả chữa trị cao nhất. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!