Nổi mề đay khi mang thai là bệnh da liễu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Việc chữa trị cho bà bầu cũng cần phải được thực hiện cẩn trọng vì đây là nhóm đối tượng rất dễ bị tổn thương. Bài viết sẽ chỉ ra biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu.
Nội dung chính trong bài
Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo các thống kê, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị nổi mề đay khá cao, chiếm khoảng 20 – 25%. Phần lớn các trường hợp bệnh nhẹ sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, không ít các trườn hợp lại diễn biến phức tạp, không tự khỏi và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Những trường hợp này cần phải được thăm khám và điều trị kịp thời để không làm tổn thương đến bà bầu và thai nhi.
Nội Dung Được Quan Tâm
- Nổi Mề Đay Có Tự Khỏi Không, Bị Bao Lâu Thì Hết & Cách Xử Lý
- Bệnh Nổi Mề Đay Có Lây Không Và Có Di Truyền Không, Tại Sao?
- 10+ Cách Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Tại Nhà Tốt Nhất Hiện Nay
- Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Chữa Tốt Nhất
- Nổi Mề Đay Sau Sinh Bao Lâu Thì Hết, Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Đối với bà bầu, nếu bệnh nặng và phức tạp có thể gây ra nhiều triệu chứng, biến chứng nguy hiểm như phù mạch, nhiễm trùng da, khó thở, đau họng, sốc phản vệ, sinh non hoặc sảy thai. Ngoài ra, các biểu hiện ngứa ngáy, mẩn đỏ cũng làm cho phụ nữ mang thai cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
Theo các bác sĩ, nổi mề đay khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi như thai nhi chậm phát triến, dễ bị dị tật (hở hàm ếch, dị tật ở mắt, hệ hô hấp bị ảnh hưởng). Ngoài ra, bệnh cũng có tính di truyền nên khả năng bé sau này bị mề đay cũng cao hơn bình thường.
Như vậy, nếu bà bầu bị nổi mày đay sẽ trở nên khá nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, các mẹ nên chú ý quan tâm đến cơ thể, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào thì đưa ra hướng xử trí thích hợp nhất để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Nhưng tốt hơn hết mẹ bầu nên phòng tránh các yếu tố gây bệnh thì sẽ hạn chế được những rủi ro cho mẹ và bé.
Tại sao bà bầu hay bị nổi mề đay
Ở phụ nữ mang thai, có một số nguyên nhân dẫn đến da bị mề đay như sau:
- Thời tiết trở lạnh đột ngột: Đây là nguyên nhân gây nổi mày đay hay gặp ở tất cả mọi người. Vậy nên phụ nữ mang thai cần chú ý giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết trở lạnh.
- Môi trường: Bụi phấn, phấn hoa hay bụi bẩn cũng có thể là nguyên nhân gây mề đay ở phụ nữ mang thai.
- Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh khác: Có một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ nổi mẩn trên phụ nữ mang thai. Vậy nên, các mẹ bầu lưu ý dùng thuốc theo đơn và hướng dẫn của bác sỹ, tránh tùy tiện dùng thuốc vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Dị ứng hực phẩm: Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, tôm, cua,… khi ăn có thể gây nổi mề đay khi mang thai. Chính vì vậy, mẹ bầu cần phải cẩn trọng khi ăn những thực phẩm, đồ ăn lạ.
- Thay đổi nội tiết tố: Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của phụ nữ sẽ thay đổi nên đôi khi nên gây ra cho cơ thể nhiều chứng bệnh trong đó có nổi mề đay sau sinh hoặc khi mang bầu. Có những loại thực phẩm trước khi mang bầu không hề bị dị ứng nhưng sau khi mang bầu, cơ thể có chút thay đổi nội tiết tố, ăn những thực phẩm đấy lại gây dị ứng. Đây là một trong những nguyên nhân hay gặp và khá phức tạp ở phụ nữ mang thai. Nếu ăn phải thực phẩm bị dị ứng nghiêm trọng mà không được xử lý kịp thời có thể gây hậu quả khó lường cho cả mẹ và bé.
- Một số nguyên nhân khác: Bị côn trùng cắn, bệnh lý về gan, ký sinh trùng,…
Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay phải làm sao?
Việc điều trị bệnh cho phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Việc đầu tiên cần làm là loại bỏ nguyên nhân gây ra để điều trị được hiệu quả nhất và tránh cho bệnh nặng hơn.
Sau đó, có thể tìm đến cơ sở y tế để được kê đơn, điều trị theo phương pháp Tây y. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống để tránh gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Điều trị nổi mề đay khi mang thai bằng thuốc
Một số loại thuốc Tây có thể được chỉ định cho mẹ bầu bao gồm:
- Thuốc kháng Histamin cho phụ nữ có thai và đang cho con bú như Cetirizine, Chlorpheniramine, , Diphenhydramine, Loratadine,…
- Dùng kem hoặc thuốc mỡ steroid để bôi ngoài da.
- Đối với các trường hợp ngứa nặng thì có thể dùng steroid theo đường uống.
Áp dụng các bài thuốc dân gian
Các bà bầu bị nổi mề đay thường hay quan tâm đến những phương pháp chữa bệnh từ thiên nhiên, rất an toàn nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, giúp các cho người bệnh giảm chi phí điều trị.
Dưới đây là một số mẹo, bài thuốc dân gian các bà bầu có thể tham khảo khi bị bệnh:
- Lá khế: Xay hoặc giã lá khế lấy nước thoa vào vùng da đang nổi mẩn sẽ giúp những vết mề đay nhanh khỏi. Hoặc có thể nấu nước lá khế để tắm hoặc thấm lên vị trí da bị tổn thương. Lá khế có tính sát khuẩn kháng viêm nên sẽ có hiệu quả tốt trong điều trị mề đay.
- Cây kinh giới: Dùng lá, thân, cành của cây kinh giới nấu nước uống hằng ngày sẽ giúp giải độc tố, mát gan, từ đó bệnh sẽ được đẩy lùi một cách nhanh chóng. Hoặc thân, cành, lá cây kinh giới có thể đem sao nóng, sau đó bọc trong lớp vải rồi chườm lên những vị trí da bị bệnh.
- Các bài thuốc khác: Dùng mướp đắng, tắm lá trầu không, lá trà xanh, uống nước gừng,…
Khi điều trị cho bà bầu bị mề đay, cần lưu ý loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân để việc điều trị được hiệu quả nhất. Giữ gìn vệ sinh cơ thể tránh nhiễm trùng. Đặc biệt, nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là rau củ quả và thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp bệnh được đẩy lùi một cách nhanh chóng.
Tình trạng nổi mề đay khi mang thai khá phức tạp và nguy hiểm nên cần hiểu biết, theo dõi sát sao để đưa ra hướng xử lý tốt nhất khi mắc phải. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh và có được thông tin hữu ích.