Bị ngứa nổi mề đay ở mông là một bệnh phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Vậy bệnh từ đâu mà ra và làm sao để điều trị nhanh khỏi nhất? Hãy theo dõi bài viết để biết được thông tin chi tiết.
Nội dung chính trong bài
Nổi mề đay ở mông xảy ra do đâu?
Nổi mề đay ở mông là một bệnh da liễu thường gặp với các biểu hiện như mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu ở vùng da của mông. Bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rất nhiều.
Không giống như nổi mề đay ở tay, chân hay lưng, mông là một vùng kín đáo, nhạy cảm, là nơi đi ra của hai hệ cơ quan bài tiết là tiết niệu và tiêu hóa vì vậy khả năng viêm nhiễm cũng cao hơn.
Hiện nay, người ta đã phát hiện ra nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ dẫn tới da ở mông bị mề đay như:
- Da bị nhiễm ký sinh trùng, nấm.
- Các bệnh về da khác như viêm da cơ địa, ghẻ,…
- Dùng giấy vệ sinh có chất lượng kém, dùng giấy vệ sinh chưa đúng cách.
- Thường xuyên dùng những loại quần áo quá chật, chất liệu không tự nhiên, không có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Với trẻ em thì có thể do bố mẹ để trẻ không mặc quần quá lâu, nên trẻ tiếp xúc với sàn nhà, đất nhiễm nhiều loại vi khuẩn, nấm,…
- Sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh an toàn.
- Phải ngồi lâu trong một thời gian dài như với dân văn phòng.
- Thường xuyên sử dụng thức ăn có tính cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.
- Người có cơ địa dị ứng với thời tiết, thực phẩm: Khi thay đổi thời tiết hay khí hậu khô lạnh, hanh hoặc ăn phải thức ăn gây dị ứng như hải sản, thực phẩm nhiều đạm, đồ ăn cay nóng,…
Cách can thiệp khi bị nổi mề đay ở mông
Có rất nhiều phương pháp chữa bệnh mề đay ở mông từ Tây y sang Đông y. Dưới đây là những cách chữa bệnh thông thường, bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên, khi bị bệnh thì cần đến bác sĩ để được khám, chẩn đoán và tư vấn phương hướng chữa, phòng bệnh tốt nhất.
Phác đồ điều trị của Tây Y
Việc sử dụng thuốc Tây sẽ đem lại tác dụng nhanh nhưng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn trước khi sử dụng thuốc.
Các loại thuốc Tây thường được bác sĩ chỉ định để trị nổi mề đay ở mông bao gồm:
- Thuốc kháng histamin: Cetirizin, loratadin, fexofenadin,…là các loại thuốc thông dụng đối với các loại bệnh dị ứng nói chung và mề đay nói riêng. Tuy nhiên, cần cẩn thận khi dùng cho trẻ, phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Thuốc chứa corticoid: Chỉ sử dụng loại thuốc này khi được bác sĩ kê đơn cho. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc vì có thể gây suy tuyến thượng thận.
- Kháng sinh: Dùng trong những trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc đã nhiễm khuẩn.
Các bài thuốc dân gian
Sử dụng lá trà xanh
Trà xanh trong tây y vốn được biết đến với tác dụng chống viêm, sát khuẩn vì vậy rất tốt cho bệnh mề đay để ngăn ngừa khả năng bội nhiễm cũng như loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Còn với Đông y, nổi mày đay còn có thể là do chức năng của gan kém, mà chè xanh có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan vì vậy đây là vị thuốc vô cùng an toàn, hiệu quả, kinh tế đối với bệnh này.
Lấy 50g chè tươi đã được rửa sạch đem đun sôi với 5 lít nước. Sau đó pha loãng ra để tắm. Ngoài ra có thể sử dụng nước chè để chấm lên vết mề đay, làm hàng ngày, mỗi ngày 2 lần.
Dùng lá khế
Lấy 30g lá khế đã rửa sạch đem đun sôi với khoảng 3 lít nước. Lấy nước đó tắm hằng ngày, mỗi ngày một lần. Áp dụng cách này trong một thời gian dài sẽ thấy hiệu quả.
Bài thuốc chữa nổi mề đay ở mông từ rau má
Ngoài trà xanh thì rau má cũng được biết đến là có khả năng thanh nhiệt, giải độc vì vậy cũng rất tốt với bệnh nhân bị nổi mày đay.
Lấy lá rau má đem rửa sạch, rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước để uống, phần bã sau khi xay có thể dùng để đắp vào vùng bị nổi mày đay. Nếu thấy khó uống bạn có thể cho thêm một chút đường.
Lá kinh giới
Lấy 100g lá rau kinh giới tươi đem rửa sạch, rồi giã nát rồi cho vào một ít rượu. Sau đó đắp lên chỗ da bệnh sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sao lá kinh giới để rồi chườm nóng lên vị trí da bị nổi mề đay cũng giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Nghệ
Nghệ có tác dụng tái tạo vết thương nhanh chóng và kháng khuẩn. Sử dụng bột nghệ sẽ làm các triệu chứng bệnh được cải thiện. Ngoài ra còn giúp làm mờ sẹo, vùng da bị mề đay mịn màng hơn, bớt thâm hơn.
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm: Phác đồ toàn diện chữa nổi mề đay ở mông
Nổi mề đay ở mông được đánh giá là khó điều trị, dễ nhiễm khuẩn do đây là vùng da kín, chịu ma sát nhiều, dễ đổ mồ hôi, ẩm ướt… Vì vậy, để rút ngắn quá trình điều trị, ngoài tác động lên triệu chứng ngoài da thì cần vệ sinh tốt và làm mát gan, thải độc từ bên trong cơ thể.
Trong số những phương pháp điều trị hiện nay, chỉ có bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là giải quyết tốt những yêu cầu trên bằng phác đồ: Thuốc uống – Thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài da.
Bài thuốc uống: Hoàng Cầm, Kim Ngân Hoa, Ngưu Bàng Tử, Ké Đầu Ngựa, Hoàng Liên, Kinh Giới, Sinh Hoàng Kỳ, Liên Kiều, Xích Thược, Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, Cam Thảo. Các vị thuốc được gia giảm với nhau theo một “Tỷ lệ vàng” để làm nổi bật các vị chủ dược và giúp các vị thuốc hỗ trợ nhau tốt nhất trong điều trị.
Ngoài ra, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, tình trạng tổn thương ngoài da và cơ địa của từng người mà bài thuốc sẽ được gia giảm tỷ lệ cho phù hợp để kết quả điều trị luôn tối ưu nhất.
Ngoài uống thuốc, người bệnh được chỉ định dùng thêm thuốc ngâm rửa để sát khuẩn bề mặt da, loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn để chống nhiễm trùng. Sau cùng là dùng thuốc bôi lên vùng da bệnh để điều trị tổn thương da, giúp làm lành bề mặt da nhanh hơn.
Dùng Ngưu Bì Giải Độc Ẩm bao lâu thì khỏi?
Theo kết quả điều trị trên lâm sàng cho thấy:
- Sau 2-3 ngày: Giảm 30% tình trạng nổi mẩn, sưng đỏ da, ngứa ngáy, đau rát…
- Sau 3-7 ngày: Kiểm soát 70% triệu chứng của bệnh.
- Sau 7-10 ngày: Hết ngứa, hết các triệu chứng trên da, dự phòng tái phát.
Trên những trường hợp đã còn tổn thương nhiễm trùng không dùng quá 3 liệu trình thuốc (1 tháng). Trường hợp bệnh thông thường, 90% kiểm soát bệnh chỉ sau 1 liệu trình điều trị (10 ngày).
Tại sao nên dùng Ngưu Bì Giải Độc Ẩm?
- 100% thảo dược rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn CO-CQ (Bộ Y tế), thu hái theo tiêu chuẩn tại Viện Dược liệu.
- Lộ trình điều trị rõ ràng, khoa học, tác dụng điều trị lâu bền.
- Bài thuốc được phát triển bởi thương hiệu Đông Y uy tín lâu đời, đạt cúp vàng và bằng khen “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018”.
BẠN CẦN BÁC SĨ TƯ VẤN THĂM KHÁM TRỰC TIẾP?
BẤM vào đây để LIÊN HỆ ngay !
Để trả lời yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin phép cung cấp địa chỉ của nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
- Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
- Website: https://tamminhduong.com/
- Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
- Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0903.876.437
Lưu ý khi bị nổi mề đay ở mông
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng phải chú ý một số điểm dưới đây để mề đay nhanh khỏi và hạn chế mức độ nguy hiểm của bệnh.
- Không được hoặc hạn chế gãi, chà xát vùng da bệnh. Với trẻ nhỏ thì có thể xoa nhẹ nhàng để bớt ngứa. Vì khi gãi, chà xát sẽ làm da dễ bị tổn thương hơn, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Có thể chườm lạnh bằng đá tại vùng da bị mề đay. Không được sử dụng nước nóng vì tình trạng dị ứng sẽ càng nặng lên khi nhiệt độ lên cao.
- Dừng sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm, bột giặt mà nghi ngờ là gây ra bệnh.
- Với trẻ nhỏ, nên để trẻ đeo bao tay và cắt móng tay thường xuyên tránh để trẻ gãi.
- Không ăn các loại đồ ăn dễ gây dị ứng như lạc, hải sản nếu đã biết bị dị ứng.
- Dùng những loại quần áo có độ rộng phù hợp, làm từ chất liệu cotton.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh cá nhân hàng ngày đặc biệt lưu ý với trẻ nhỏ.
- Đảm bảo cơ thể được đủ ấm khi trời lạnh, thay đổi thời tiết.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt bổ xung nhiều rau xanh, hoa quả và uống đủ lượng nước mỗi ngày.
Nổi mề đay ở mông là một bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên vì bệnh ở vùng nhạy cảm nên gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!