Phác đồ điều trị vảy nến được xem là cứu tinh cho những người bệnh trong những năm gần đây. Vậy người bệnh cần lưu ý những gì trong quá trình chữa trị cũng như hồi phục? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời!
Nội dung chính trong bài
Phác đồ điều trị vảy nến là như thế nào?
Vảy nến là bệnh tự miễn dịch mãn tính, gây ra sự tích tụ các tế bào da một cách bất thường khiến bề mặt da bị tổn thương. Khi tế bào da tái tạo quá mạnh tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên da, có thể những miếng vảy này dễ bị nứt và chảy máu.
Xuất phát điểm của bệnh là những vết thương nhỏ khi bị stress hoặc nhiễm trùng, tiếp xúc lâu với thời tiết lạnh và khô hoặc trong khi mắc một số bệnh tự miễn khác. Nó thường xuất hiện và phát triển ở vùng da các khớp như khuỷu tay hay đầu gối. Một số vùng thường gặp khác như tay, chân, cổ, da đầu, da mặt,…
Theo phác đồ điều trị vảy nến thì bệnh lý này không lây trực tiếp từ người sang người, nhưng nó rất dễ biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm thường gặp như:
- Tiểu đường: Kết quả của một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường loại 2.
- Rối loạn chuyển khóa: Những người mắc bệnh cho thấy có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa như béo phì, huyết áp cao,…
- Các bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tuần hoàn, hệ tiết niệu cũng xuất hiện từ những người bị bệnh ngoài da này rất cao.
Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, Bộ Y tế đã cho ra đời phác đồ điều trị bệnh vảy nến chuẩn. Theo đó, đây là bệnh mãn tính, tiến triển theo từng đợt, nhiều khi không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh nên rất khó có một phương thức chung nhất để điều trị bệnh này.
Theo các bác sĩ da liễu, hình thái lâm sàng của bệnh đa dạng, bên cạnh tổn thương bên ngoài da còn gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến niêm mạc, móng và các khớp xương. Dựa theo phác đồ điều trị đã được công bố và sự kết hợp với một số thói quen lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể chữa dứt điểm bệnh này.
Phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y tế
Nhận định chung về bệnh lý này, các bác sĩ đầu ngành cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này là do rối loạn hệ miễn dịch. Khi xuất hiện các kích thích tiêu cực từ bên ngoài như tình trạng căng thẳng, ô nhiễm môi trường, nhiễm khuẩn hoặc rối loạn nội tiết. Tế bào T sản sinh từ hệ miễn dịch sẽ kích hoạt làm tăng mô thượng bì, làm do da ngứa ngáy và bong vảy.
Chẩn đoán bệnh lý ngoài da
Để chẩn đoán bệnh này, các bác sĩ sẽ căn cứ vào vị trí và tình trạng tổn thương da cơ bản, sau đó sẽ tiến hành cạo vảy Brocq để phát hiện dấu hiệu của bệnh. Bên cạnh phương pháp này, việc quan sát da dưới kính hiển vi cũng là cách thường làm để chẩn đoán tình trạng bệnh.
Theo những đặc điểm thường gặp, bệnh có thể có những dấu hiệu khá tương đồng với một số bệnh như vảy phấn hồng Gibert, sẩn giang mai, chàm khô, á vảy,… Để chẩn đoán chính xác, các bác sĩ cần phải phân biệt với các bệnh thường gặp này để có phương pháp điều trị phù hợp.
Phác đồ điều trị vảy nến Bộ Y tế
Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bệnh nhân sẽ được điều trị qua hai giai đoạn: Giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì.
Ở giai đoạn tấn công, người bệnh sẽ được lựa chọn một số phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, có thể là phương pháp điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân hoặc điều trị xóa sạch thương tổn.
Giai đoạn duy trì cũng quan trọng không kém. Bởi hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh này nên tình trạng bệnh có thể bùng phát sau một thời gian điều trị. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc duy trì, tập những thói quen sinh hoạt khoa học thì việc đi khám thường xuyên cũng rất quan trọng để hạn chế những rủi ro tái phát.
Phác đồ điều trị vảy nến tại chỗ
Đối với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ có thể sử dụng liệu pháp điều trị tại chỗ. Có một số giải pháp đơn giản, dễ thực hiện hằng ngày và khá an toàn cho người bệnh, đó là sử dụng thuốc bôi và thuốc uống.
Đối với dạng thuốc điều trị tại chỗ, một số giải pháp an toàn được các bác sĩ tin dùng như: thuốc làm bong vẩy, thuốc mỡ corticoid, thuốc mỡ Daivonex, Dithranol, Anthralin, Retinoids, kẽm oxide.
Khi bệnh ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân có thể được kê đơn để sử dụng một số loại thuốc uống đặc trị. Hiện nay có một số loại thuốc thông dụng như Cyclosporin, Corticoid, Methotrexate, Acitretin, thuốc bổ sung,…
Quang trị liệu trong phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y tế
Hiện nay, điều trị bệnh ngoài da này bằng phương pháp quang trị liệu khá phổ biến bởi tính an toàn và hiệu quả mà phương pháp này mang lại. Tuy nhiên, chi phí điều trị bằng quang trị liệu khá tốn kém.
Theo các bác sĩ, quang trị liệu có thể làm giảm cơn đau và làm chậm quá trình tạo tế bào da, hạn chế sự phát triển nhanh chóng của bệnh. Hiện nay, người bệnh có thể được lựa chọn các giải pháp như chiếu tia UVA khoảng 3 lần mỗi tuần hoặc 2 ngày một lần, chiếu tia PUVA kết hợp với việc uống Meladinin khoảng 2 giờ trước khi chiếu.
Tùy theo tình trạng nghiêm trọng của bệnh và đặc điểm của làn da mà các bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn các phương pháp phù hợp. Quang trị liệu được đánh giá là an toàn với trẻ em và phụ nữ đang mang thai.
Một số phác đồ điều trị vảy nến hiện nay
Bên cạnh phác đồ điều trị của Bộ Y tế, có một số phác đồ điều trị được phát triển và hoàn thiện từ các cơ sở chữa bệnh tư nhân. Tuy nhiên, nhìn chung, các giải pháp vẫn có những điểm tương đồng.
Theo đó, một số loại thuốc điều trị toàn thân được sử dụng phổ biến như Methotrexate, Acitretin, Cyclosporine, Corticoid, sinh học trị liệu,… Đây đều là những loại thuốc đặc trị, giúp điều trị dứt điểm bệnh ở mức độ nặng và thường được sử dụng ở giai đoạn tấn công khi các bác sĩ lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vảy nến.
Tuy nhiên, các bác sĩ luôn phải cân nhắc tình trạng bệnh để kê đơn phù hợp. Bởi một số loại thuốc sẽ có tác dụng phụ với một số đối tượng nhất định. Nếu sử dụng quá liều hoặc không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một chế độ sinh hoạt hợp lý luôn là yếu tố quan trọng và xuất hiện cuối cùng trong mọi phác đồ điều trị bệnh. Bởi nó sẽ quyết định quá trình điều trị có diễn biến tốt hay không, có mang lại hiệu quả cao hay không. Theo phác đồ điều trị vảy nến hiện nay, bạn nên tạo cho mình những thói quen như:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên.
- Tránh thời tiết quá khô hanh.
- Những vết thương trên cơ thể nên được băng bó và chữa trị dứt điểm, tránh để nhiễm trùng.
- Giảm stress, giảm căng thẳng thường xuyên ở mức độ cao.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Hạn chế uống rượu, sử dụng chất kích thích.
Phác đồ điều trị vảy nến được nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm qua, giúp cho người bệnh có thể yên tâm điều trị loại bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh các phương pháp điều trị tấn công, bạn nên tạo những thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế các thương tổn, tránh các biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh này.