Phác đồ điều trị viêm phổi luôn là một vấn đề khiến nhiều người thắc mắc cũng như quan tâm tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin tổng hợp hữu ích nhất liên quan đến chủ đề này.
Nội dung chính trong bài
Phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ Y Tế
Phổi bị viêm là tình trạng phổi bị các tác động trong và ngoài cơ thể dẫn đến viêm nhiễm, suy giảm chức năng. Căn bệnh này chủ yếu là do tổn thương các túi khí nhỏ ở phổi gọi là phế nang. Vì đây là một căn bệnh rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp nên Bộ Y Tế thường gọi nó là căn bệnh cộng đồng.
Mỗi năm Bộ Y Tế sẽ bổ sung, hoàn thiện các hướng dẫn về phác đồ điều trị tổng quát về viêm phổi và gửi đến các bệnh viện. Hướng dẫn điều trị này thường được các chuyên gia đầu ngành trong Bộ Y Tế nghiên cứu, tham khảo các tài liệu nước ngoài và soạn thảo. Sau khi đã soạn thảo phải qua quá trình kiểm nghiệm, trình lên Bộ trưởng Bộ Y Tế ký tên xác nhận thì mới được ban hành và gửi về các cơ sở y tế, bệnh viện trên toàn quốc.
Sau đó các bệnh viện sẽ tự lên kế hoạch về phác đồ dựa trên những hướng dẫn điều trị này. Đôi khi chính Bộ cũng sẽ ban hành phác đồ mẫu chung của Bộ Y Tế để có một sự thống nhất chung trên toàn quốc. Phác đồ này thường cung cấp thông tin chi tiết về các bước cần thiết để điều trị bệnh như chẩn đoán, xử lý kết quả, điều trị bệnh và quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Nhờ có các hướng dẫn điều trị và phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ Y Tế mà quá trình điều trị căn bệnh này được thống nhất trên toàn quốc. Hơn nữa các bệnh viện đều có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiện vật tư, thuốc, hoàn cảnh, bệnh nhân của bệnh viện sao cho quá trình trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.
Phác đồ điều trị viêm phổi 2017, 2018
Sau đây sẽ là phần giới thiệu cơ bản về phác đồ điều trị vấn đề phổi bị viêm 2017, 2018. Lưu ý đây là những nội dung sơ lược nhất và hiện phác đồ này cũng đã được thay thế, chỉnh sửa phù hợp theo tiến trình phát triển của bệnh qua mỗi năm.
Chẩn đoán trong phác đồ điều trị viêm phổi năm 2017, 2018
Triệu chứng lâm sàng: Ho, khó thở, cảm giác nặng ngực, khạc ra đờm có màu xanh hoặc vàng đục, thở gấp, hơi thở ngắt quãng bất thường. Đặc biệt khi ho có cảm giác đau tức ngực dữ dội. Đôi khi bệnh nhân có triệu chứng sốt cao đột ngột kèm ho khan.
Phác đồ điều trị viêm phổi gồm các bước sau:
- Thực hiện chẩn đoán sơ bộ, chụp X-Quang phổi, sinh hóa máu và thực hiện các xét nghiệm khác nếu có nghi ngờ.
- Tiến hành điều tra tiền sử bệnh của người bệnh.
- Căn cứ vào tình trạng phổi sau khi phân tích kết quả X-Quang, độ tuổi người bệnh cũng như tiền sử bệnh tình để cho điều trị nội trú hay ngoại trú.
- Căn cứ tình trạng bệnh tình và kê đơn thuốc theo hướng dẫn tham khảo dưới đây (có thể thay đổi tùy theo tình trạng và thể trạng người bệnh, đặc biệt lưu ý đến mẫn cẩm với các thành phần thuốc):
- Phác đồ điều trị viêm phổi cho trẻ em từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi: Amoxicillin, Amox-clavu (liều cao 80-90mg/kg) x 5 ngày (lựa chọn ưu tiên). Hoặc Cefuroxim (30mg/kg), Cefaclor, Azithromycin, Clarithromycin, Bactrim (lựa chọn thay thế).
- Trẻ em trên 5 tuổi: Amox hoặc Amox + a.clavulanic + Azithromycin (10mg/kg) x 5 ngày (lựa chọn ưu tiên). Cefuroxim, Clarithromycin, Cotrimoxazol (lựa chọn thay thế).
- Người lớn dưới 50 tuổi: Amoxicillin uống (lựa chọn ưu tiên), Clarithromycin uống (lựa chọn thay thế 1), Azithromycin uống (lựa chọn thay thế 2).
- Người lớn trên 50 tuổi: Amoxicillin uống.
- Lưu ý đối với trẻ em trên và người lớn dưới 50 tuổi có thể áp dụng với uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Đối với trường hợp bệnh nặng nên thay đổi thuốc như sau:
Xem thêm >> Chữa viêm phổi bằng thuốc nam theo dân gian từ Đông y
- Carbapenem (Imipenem, Meropenem) hoặc Piperacillin/Tazobactam hoặc Cefepime kết hợp với Ciprofloxacin hoặc Levofloxacin (liều 750mg/ngày).
- Ceftriaxone hoặc Cefotaxim kết hợp với Moxifloxacin hoặc Levofloxacin.
- Theo dõi trong vòng 72 giờ nếu thấy các phản ứng xấu với thuốc cần thay đổi lựa chọn ngay lập tức. Liều thuốc uống tương đương với liều thuốc tiêm.
Xuất viện và theo dõi
- Theo dõi bệnh nhân ở mức độ nhẹ trong vòng 7 ngày nếu thuyên giảm thì có thể xuất viện điều trị ngoại trú.
- Riêng đối với những bệnh nhân tình trạng nặng cần theo dõi trong vòng 14-21 ngày liên tục mới có quyết định xuất viện.
Ý nghĩa của phác đồ điều trị viêm phổi
Phác đồ điều trị bệnh phổi bị viêm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị loại bệnh này. Những lợi ích mà nó đem lại có thể kể đến như:
- Có một lộ trình điều trị rõ ràng cho mọi đối tượng bệnh nhân từ trẻ em đến người già. Điều này giúp cho bệnh nhân an tâm về tiến trình điều trị bệnh hơn.
- Các liều lượng thuốc được cung cấp trong phác đồ điều trị viêm phổi đã được nghiên cứu một cách tỉ mỉ để đem đến hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. Đồng thời bệnh nhân cũng có thể căn cứ vào đó để tự mua thuốc uống tại nhà.
- Phác đồ của từng bệnh viện đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với cơ sở vật chất, thuốc thang, y bác sĩ của từng đơn vị nên bệnh nhân có thể an tâm về các vấn đề này.
- Khi có tình huống xấu xảy ra thì các y bác sĩ cũng đã lường trước sẵn, căn cứ vào phác đồ vạch ra để điều chỉnh tình trạng bệnh nhân, bảo đảm an toàn sức khỏe cộng đồng.
- Các phác đồ điều trị viêm phổi qua mỗi năm đều được lưu giữ lại như một tài liệu tham khảo. Năm sau sẽ căn cứ vào những tài liệu này để cải tiến, bổ sung cho hoàn thiện và tốt hơn. Đặc biệt khi có dịch bệnh xảy ra trên diện rộng thì đây là một tài liệu vô cùng quý báu giúp các y bác sĩ và các chuyên gia đầu ngành tham khảo, tìm hướng đi cho phù hợp.
Bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức cơ bản về phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ Y Tế 2017, 2018 và những ý nghĩa mà phác đồ này đem lại. Hy vọng rằng với những thông tin có được bệnh nhân sẽ an tâm về tiến trình trị bệnh cũng như tin tưởng vào nền Y Học nước nhà hơn.