Phình đại tràng bẩm sinh là mối lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Bởi trẻ em có thể ví như một mầm non vừa nhú khỏi đất, sức đề kháng của cơ thể rất kém. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số thông tin về vấn đề này.
Nội dung chính trong bài
Phình đại tràng bẩm sinh nguy hiểm không?
Như đã biết, ruột già là bộ phận đại trạng trong cơ thể, có vai trò trong quá trình tiêu hóa và loại bỏ các chất cặn bã ra bên ngoài. Bệnh phình đại tràng bẩm sinh hay còn có tên gọi giãn ruột già là kết quả của việc lớp niêm mạc bị giãn ra bất thường, khiến cho phần ruột già bị tắc nghẽn. Sau đó phình lên, gây cản trở quá trình tiêu hóa, sinh hoạt của trẻ.
Giãn ruột già bẩm sinh là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm mà các cha mẹ không nên chủ quan. Song song với sự bất tiện trong đời sống hàng ngày, nó còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như:
- Hiện tượng này kéo dài ở trẻ sẽ dẫn đến quá trình tiêu hóa bị kém đi và khả năng đào thải chất cặn bã ra ngoài bị giảm, gây nên tình trạng biếng ăn, bỏ bữa khiến trẻ bị gầy còm, suy dinh dưỡng.
- Phình đại tràng bẩm sinh diễn biến ngày càng trầm trọng thì khó điều trị dứt điểm, gây ra cơn đau quặn thắt vùng bụng dưới, làm trẻ quấy khóc, mệt mỏi.
- Nghiêm trọng nhất, nếu bệnh không được chữa trị và cải thiện sẽ gây chứng tắc ruột, vùng giãn ruột già phình lên nhiễm trùng, và viêm phúc mạc dẫn đến trẻ bị tử vong. Theo các báo cáo y khoa, trẻ sơ sinh bị phình đại tràng bẩm sinh có thể gây hệ lụy nhiều bệnh lý khác: dị tật hậu môn, bệnh thần kinh, đao…
Vì vậy, khi bị giãn ruột già ở trẻ sơ sinh cần được chuẩn đoán, và điều trị kịp thời của các chuyên gia y tế để tránh những hệ lụy nguy hiểm xảy ra cho trẻ.
Dấu hiệu phình đại tràng ở trẻ
Tùy từng tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà các dấu hiệu bệnh lý này ở trẻ là khác nhau. Bình thường các biểu hiện sẽ xuất hiện ngay từ khi trẻ sinh ra, nhưng đôi khi sẽ rõ ràng khi trẻ lớn dần.
- Trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian bốn tám giờ đồng hồ sau sinh sẽ không có sự phản ứng nào ở nhu động ruột. Nhưng bên cạnh đó sẽ là một số tình trạng khác: Trẻ không đi ra phân su sau hai tư giờ sinh, quấy khóc liên tục, bú mẹ ít và ngủ không ngon giấc. Bé bị vàng da, đầy hơi, phần bụng phát chướng to, dễ bị nôn trớ sau khi ăn và kèm theo dịch nhầy màu nâu hoặc xanh. Thỉnh thoảng trẻ sẽ xuất hiện hiện tượng tiêu chảy cấp.
- Đối với trẻ lớn thì dấu hiệu này trở nên rõ ràng hơn: Rõ nhất của bệnh lý phình đại tràng ở trẻ em là táo bón kéo dài, đầy bụng, khó tiêu. Do phân bị tích tụ lâu ngày trong ruột già sẽ bị vi khuẩn lên men, khi đào thải được ra ngoài bị màu đen, có mùi nồng. Trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, căng cứng bụng, hay xì hơi. Trẻ biếng ăn, không thấy ngon miệng dẫn đến suy dinh dưỡng. So với trẻ cùng tuổi thì cân nặng, chiều cao, hay trí tuệ thì trẻ mắc phình ruột bẩm sinh có phần chậm phát triển hơn. Lúc nào trẻ cũng cảm thấy mệt mỏi, không muốn chơi đùa và dễ cáu gắt.
Xem thêm >> Viêm đa túi thừa đại tràng kiêng ăn gì? Độ nguy hiểm và cách chữa
Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào, các bậc phụ huynh nên đưa ngay các bé đến cơ sở y tế để được khám, tìm hiểu nguyên nhân, bệnh lý. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp cho từng trẻ ở độ tuổi nhất định. Các cơ quan nội tạng của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, sức đề kháng còn non nớt nên không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ dẫn của các chuyên gia y tế.
Phẫu thuật phình đại tràng ở trẻ sơ sinh
Hiện nay, bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có thể mắc phải tình trạng giãn ruột già bẩm sinh, nhưng nguy cơ xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới, tỷ lệ em bé nam trên nữ là bốn trên một. Bệnh lý bẩm sinh này xảy ra với tỷ lệ một trên năm nghìn trẻ được sinh ra và cách duy nhất để chữa trị đó là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật phình đại tràng ở trẻ sơ sinh sẽ giúp loại bỏ toàn bộ những phân đoạn hẹp vào hạch, đoạn chuyển tiếp và phần đoạn phình giãn có chức năng kém. Sau đó tái lập lại sự lưu thông ruột bằng cách kéo phần ruột bình thường qua ống ở bên trong để nối lại với hậu môn. Tùy từng nguyên nhân, tình trạng phình ruột già bẩm sinh của trẻ mà có hai hình thức phẫu thuật:
- Phẫu thuật mổ hở: Bệnh nhân phải trải qua ba lần phẫu thuật: Lần thứ nhất tạo hậu môn nhân tạo, lần thứ hai sau ba tháng sẽ cắt bỏ toàn bộ đoạn ruột bị giãn, và lần thứ ba sẽ khâu đóng hậu môn nhân tạo. Cách chữa phình đại tràng ở trẻ em này kéo dài đến gần một năm, thời gian phục hồi lâu.
- Phẫu thuật nội soi: Với phương pháp này người bệnh chỉ cần trải qua một lần phẫu thuật, thời gian phục hồi và điều trị ngắn, em bé cũng không phải chịu đau do các vết khâu, cũng không có biến chứng như nhiễm trùng vết mổ.
Sau quá trình phẫu thuật, gia đình chăm sóc trẻ bằng cách bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, trái cây, đồng thời cho trẻ uống nhiều nước, tập thói quen đi vệ sinh để không bị táo bón.
Chi phí mổ phình đại tràng bẩm sinh
Tùy vào hình thức phẫu thuật mà mức chi phí khác nhau, dưới đây là chi phí mà bài viết tham khảo ở một số trang web và bệnh viện lớn. Cũng tùy vào bệnh viện mà mức chi phí có thể chênh lệch từ năm đến mười triệu đồng.
Nội soi phình đại tràng bẩm sinh gồm có nội soi thường và nội soi robot
Phương pháp nội soi thường: Với phương pháp này thì sẽ bị hạn chế bởi dụng cụ nội soi là ống cứng thẳng, chỉ cho hình ảnh hai chiều, không quan sát được sâu. Nhưng chi phí khá là phải chăng khoảng từ hai mươi đến bốn mươi triệu đồng.
Phương pháp phẫu thuật phình đại tràng bẩm sinh còn lại sử dụng máy móc hiện đại nội soi bằng robot. Ưu điểm là sự chính xác, không gây chảy máu nên thời gian phục hồi nhanh. Khi phẫu thuật bằng robot sẽ cho hình ảnh không gian ba chiều, các bác sĩ có thể theo dõi dễ dàng và quan sát sâu hơn. Tuy nhiên chi phí phương pháp này tương đối cao, khoảng từ năm mươi triệu đến bảy mươi triệu đồng.
Phương pháp mổ hở giãn ruột già bẩm sinh
Mổ hở là phương pháp phức tạp nhất, đòi hỏi thời gian và công sức. Gồm có ba lần thực hiện phương pháp với mục đích khác nhau, sau mỗi lần thời gian bình phục để có thể mổ tiếp là ba tháng. Chi phí mổ hở khá rẻ từ mười đến mười triệu cho một lần.
Phình đại tràng bẩm sinh hoàn toàn có thể giải quyết kịp thời nếu cha mẹ có các kiến thức cần thiết. Hy vọng bài viết đã cung cấp phần nào những điều hữu ích cho bạn đọc. Hãy luôn quan tâm sức khỏe con em chúng ta, bởi mỗi một đứa trẻ đều là mầm non tương lai.