Phong thấp là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị tại nhà như thế nào? Loại bệnh này thường gây nên các triệu chứng đau nhức và khó chịu. Nếu không tìm được cách chữa phù hợp, bệnh sẽ dai dẳng đến vài năm. Để giúp bạn hiểu rõ hơn và tìm được cách giải quyết chính xác nhất, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Phong thấp là bệnh gì?
Phong thấp là một loại bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bệnh thường mắc phải ở những người cao tuổi, bắt đầu từ 40 tuổi trở đi. Theo thống kê từ các ca nhập viện điều trị, độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là trong khoảng từ 50-65 tuổi.
Ngoài ra, một số đối tượng có độ tuổi nhỏ hơn cũng có khả năng bị phong thấp khá cao. Nguyên nhân là do bẩm sinh, thừa hưởng cấu trúc gen thay đổi bất thường truyền từ đời trước. Thêm vào đó, đến khoảng độ 30 tuổi trở lên bạn cũng có thể mắc loại bệnh này nếu có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh.
Trong y học, bệnh phong thấp được xếp vào những loại bệnh đặc biệt. Tức là các bệnh khó chữa trị, khả năng khỏi dứt điểm thấp, thời gian điều trị có thể kéo dài đến vài năm. Ngoài ra, nếu không được xử lý kịp thời hoặc dùng không đúng cách, người bệnh có thể gánh chịu những biến chứng nghiêm trọng như ung thư, biến dạng, hoại tử,…
Bệnh phong thấp sẽ có những triệu chứng điểm hình, không gây nhầm lẫn với bất kì loại bệnh nào. Tuy nhiên, một khi đã có triệu chứng, bệnh sẽ rất khó chữa, người bệnh phải thật kiên trì và nghiêm túc thực hiện theo phác đồ điều trị của những bác sĩ hoặc thầy thuốc có kinh nghiệm.
Lưu ý rằng, mỗi người sẽ có mức độ mắc bệnh phong thấp và thể trạng khác nhau, vì vậy bạn nên khám tại các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và kê đơn thuốc phù hợp với bản thân nhất.
Nguyên nhân bị phong thấp
Người bệnh có thể bị phong thấp do rất nhiều nguyên do khác nhau như nội tiết, môi trường, thể trạng, thói quen sinh hoạt,… Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh để bạn tham khảo:
- Nội tiết tố: Nguyên nhân bệnh phong thấp này chủ yếu xuất hiện ở nữ giới. Trong cơ thể nữ giới luôn chứa hormon Estrogen quyết định đến vẻ bề ngoài và tính cách của phụ nữ. Ngoài ra, khi tới ngày hành kinh cơ thể sẽ tiết thêm một loại hormone nữa là Progesterone. Nếu 2 hormone này mất đi sự cân bằng.
- Di truyền: Tuy là một loại bệnh về xương khớp nhưng phong thấp có thể truyền từ đời này sang đời khác. Bệnh có thể lây từ thời ông bà đến đời cháu, tuy nhiên đời con cái ở giữa lại không mắc bệnh. Theo thống kê của bộ y tế cho thấy, có đến 50% số ca chữa trị đều có nguyên nhân là từ di truyền.
- Nhiễm các siêu vi gây hại: Bệnh phong thấp có thể mắc phải do một số loại vi rút như M.Tuberculosis, Epstein-Barr, Parvovirus B19, cảm cúm,… Các loại siêu vi này có cấu tạo vô cùng nhỏ nên dễ xâm nhập vào cơ thể và phá huỷ các tế bào tại đây.
- Nguyên nhân phong thấp do chấn thương: Chấn thương là một nguyên nhân rất khó phòng ngừa. Sau khi bị tác dụng một lực quá mạnh, mô sụn, dây chằng, chất dịch nhầy ở khớp bị tổn thương. Lâu dần sẽ bị viêm, hình thành vi rút và dẫn tới mắc bệnh.
- Thói quen ăn uống: Việc ăn quá nhiều chất béo, dầu mỡ, các chất khó tiêu, dư thừa đạm,… sẽ làm ảnh hưởng đến mạch máu và các khớp. Vùng dễ bị mắc bệnh phong thấp nhất sẽ là các khớp ở ngón tay, ngón chân. Do nội tạng không thể lọc độc tố, chất bã thừa kịp thời, chúng sẽ tự do đi vào máu và tích tụ lại ở các khớp.
- Bị phong thấp do dử dụng các chất kích thích: Những người thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, cafe,… trong một thời gian dài có khả năng cao mắc loại bệnh này. Độ tuổi mắc bệnh do nguyên nhân này thường rơi vào khoảng 50-70 tuổi.
Triệu chứng bệnh phong thấp
Triệu chứng của bệnh phong thấp thường có mức độ nặng, vì lúc này phần lớn các tế bào đã bị phá huỷ. Vị trí mắc bệnh thường là các khớp ở bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân và đầu gối. Cho đến nay chưa có trường hợp bệnh tại các vị trí khác trong cơ thể.
Cụ thể, các triệu chứng tiêu biểu của bệnh phong thấp như sau:
- Đau đớn tại các khớp xương: Do viêm, sưng to chèn lên các bó cơ, dây chằng và dây thần kinh nên người bệnh phong thấp sẽ cảm thấy rất đau đớn. Nếu phải vận động các khớp này, cơn đau sẽ càng đến dữ dội hơn. Tần suất đau khớp mới đầu chỉ hay đau vào buổi tối, sau đó khi ổ viêm sưng to người bệnh sẽ bị đau cả ngày. Thêm vào đó, khi đứng hoặc ngồi quá lâu, sáng sớm thức dậy bạn sẽ cảm thấy buốt trong xương.
- Triệu chứng bệnh phong thấp gây các đốt, khớp phình to: Do ổ viêm làm nhiều bộ phận tại đây sưng lên, nên khi nhìn từ ngoài vào bạn thấy rõ được các khớp nối của xương to hơn bình thường. Ngoài ra, bạn sẽ thấy tại các cục sưng bị ửng đỏ lên, nếu dùng ngón tay ấn nhẹ vào sẽ lún trong vài giây sau đó phình lên trở lại.
- Triệu chứng phong thấp gây mất ngủ: Kể từ khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, người bệnh đã cảm thấy đau nhói trong xương và bức bối khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ.
- Bệnh phong thấp gây tê bì: Mạch máu bị ổ sưng chèn ép, làm cho các tế bào tại vùng tổn thương và các bộ phận lân cận thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Người bệnh dần có cảm giác tê như hàng trăm cây kim chích lên da.
- Triệu chứng bị phong thấp gây cứng khớp: Ổ sưng tiết ra nhiều dịch viêm, gây cứng khớp. Vì vậy, người bệnh sẽ mất khả năng cử động các khớp này. Khi cố gắng vận động, bạn sẽ vô cùng đau đớn. Nếu để tình trạng này quá lâu, khớp dần trở nên biến dạng.
- Bị phong thấp khiến cơ thể mệt mỏi: Tinh thần người bệnh dần trở nên bực bội, dễ cáu gắt, không thể hoạt động linh hoạt, giảm hiệu quả công việc. Ngoài ra, bạn sẽ bị chán ăn, sốt nhẹ và sụt cân.
Cách trị phong thấp
- Cách trị phong thấp bằng thuốc Tây y
Dù bệnh ở bất kỳ mức độ nào, bạn đều được sử dụng cả 4-5 nhóm thuốc khác nhau để kết hợp điều trị. Thuốc tây mang lại tác dụng giảm đau rất nhanh chóng. Chỉ sau 1-2 ngày, cơn đau buốt, hiện tượng sưng đỏ do phong thấp sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Tuy nhiên, thuốc tây lại chứa nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá,… Việc sử dụng quá nhiều, sức khoẻ của người bệnh khi về già sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu đối tượng bị phong thấp là người cao tuổi, họ sẽ không thể dùng loại thuốc này để điều trị.
Khi dùng thuốc tây y để trị bệnh phong thấp, người bệnh sẽ được kê các nhóm thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: Thuốc ức chế dây thần kinh, giảm xung lệnh đau đớn từ các khớp đến não. Nhờ đó, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái tức thì.
- Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm trị phong thấp có tác dụng ngăn chặn và ức chế các loại vi rút đang gây hại cho khớp. Sau đó tạm thời vô hiệu hoá chúng và đào thải ra bên ngoài.
- Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ chữa phong thấp sẽ làm giãn các bó cơ đang bị chèn ép do ổ sưng viêm. Nhờ đó, bạn có thể cử động các khớp mà không bị đau.
- Thuốc ngăn tổn thương tại khớp: Loại thuốc trị phong thấp này dùng để dự phòng các biến chứng do bệnh gây ra như biến dạng khớp, mất hoàn toàn lớp xương sụn,…
- Cách trị phong thấp bằng thuốc Đông y
Dòng thuốc Đông y có thể giải quyết được tất cả các vấn đề mà thuốc Tây y còn gặp phải. Nguyên liệu của các bài thuốc hoàn toàn từ tự nhiên, vì vậy bạn sẽ không gặp bất cứ tác dụng phụ hoặc biến chứng nào khi điều trị phong thấp bằng Đông y. Thêm vào đó, mọi đối tượng đều có thể sử dụng.
- Dùng cây Trinh Nữ: Nguyên liệu của bài thuốc trị phong thấp này gồm 200 gam rễ cây trinh nữ, 100 gam rễ cây lá lốt, 10 gam gừng, 10 gam quế chi, tất cả đã được phơi khô. Người bệnh mang hỗn hợp trên sắc với 1,5 lít nước, đun đến khi cạn còn 1,2 lít. Sau đó bạn chia nước thành 3 phần để uống 3 lần trong ngày.
- Dùng bột Quế Chi kết hợp với muối: Người bệnh phong thấp lấy 10 gam bột quế chi và 5 gam muối trắng, đem pha loãng với 3 lít nước ấm sau đó ngâm vùng bị sưng đau trong vòng 30 phút để giảm sưng, giảm đau nhức.
- Dùng cây Ngải Cứu: Bệnh nhân bị phong thấp đem lá ngải cứu đi phơi khô để dùng dần hoặc sao vàng trước mỗi lần sử dụng. Hàng ngày vào buổi tối, người bệnh lấy khoảng 150 gam lá cây ngải cứu rang với một ít muối. Sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp trên lên vùng bị sưng.
Trên đây là một số thông tin về “Phong thấp là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị tại nhà.”. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ về bệnh và tìm được dòng thuốc phù hợp cho mình nhất.