Sỏi mật là loại sỏi hình thành ở túi mật với nhiều kích thước khác nhau, tương ứng với tình trạng bệnh. Cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về các hình ảnh, cách xét nghiệm, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa căn bệnh này.
Nội dung chính trong bài
Tìm hiểu về bệnh sỏi mật là gì?
Mật có tác dụng chứa chất dịch tiêu hoá từ gan tiết xuống, chúng có kích thước rất nhỏ và nằm trong vết lõm của gan. Khi bạn dùng bữa, túi mật sẽ co lại để chất dịch thấm vào dạ dày và phân rã thức ăn.
Nguyên nhân dẫn đến sỏi ở mật là do hàm lượng cholesterol quá cao hoặc do nhiễm khuẩn từ các loại bệnh lý khác. Nếu do cholesterol, những người béo phì, có thói quen ăn quá nhiều dầu mỡ,… sẽ khả năng mắc sỏi mật cao. Nguyên nhân này thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Còn lại trường hợp nhiễm khuẩn sẽ thường rơi vào những người có độ tuổi cao, mắc nhiều loại bệnh lý nghiêm trọng như xơ gan, viêm gan,…
Tại Việt Nam có khoảng gần 20% dân số mắc phải sỏi mật. Thêm vào đó, bất kỳ đối tượng nào từ lớn đến bé đều có thể bị sỏi ở mật. Hiện đang có rất ít người bị sỏi ở mật ở giai đoạn nặng, họ thường không gặp các triệu chứng quá phức tạp.
Theo thống kê từ bộ y tế, khoảng 70% số ca nhập viện điều trị sỏi mật đều là giai đoạn đầu của bệnh. Còn lại 30% số người mắc bệnh ở giai đoạn nặng hơn, vì một số nguyên nhân nào đó, sỏi phát triển nhanh và gây nên nhiều triệu chứng khó chịu.
Sỏi mật có nguy hiểm không?
Sỏi ở mật có thể chữa khỏi dứt điểm khi bạn tiến hành can thiệp y tế ngay khi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Nếu sỏi mật không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:
- Vàng da: Sỏi mật gây ra các rối loạn chức năng, vì thế chúng không thể lọc bỏ các độc tố trong cơ thể. Từ đó, các hợp chất có hại sẽ thâm nhập vào máu và ứ đọng lên trên da.
- Vàng mắt: Một số người bị sỏi mật có cơ địa đặc biệt, khi mạch máu chứa nhiều độc tố và chất bã thừa, chúng sẽ gây vàng tròng mắt.
- Nhiễm trùng, viêm: Sỏi mật ở thể rắn nên chúng gây xước và rách các tế bào trong mật. Khi có vết thương hở, các loại siêu vi rất dễ tấn công và gây viêm, nhiễm trùng túi mật và đường mật.
- Nhiễm trùng máu: Khi túi mật bị viêm nhiễm quá nặng, các siêu vi sẽ thâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết.
- Sỏi mật gây viêm tuỵ: Đây cũng là một loại biến chứng xảy ra do siêu vi có hại xâm nhập vào mật. Tuyến tụy là bộ phận gắn kết với túi mật, nên khả năng những siêu vi từ mật sẽ dễ dàng truyền sang.
- Ung thư túi mật: Khi các tế bào tại mật bị phá huỷ và chết đi với số lượng lớn, vượt quá mức sẽ dẫn tới ung thư.
Hình ảnh sỏi mật
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí và các yếu tố khác về sỏi mật, mời bạn tham khảo một số hình ảnh minh họa dưới đây:
Mật có kích thước nhỏ hơn nhiều so với gan, chỉ dài khoảng 9-12 cm và có dung tích 50-60 ml. Túi mật có cấu trúc rỗng ở trong để chứa chất dịch từ gan đổ về, khi bị tác động túi mật sẽ hình thành sỏi. Qua thời gian dài nếu không được can thiệp, kích thước và số lượng của các viên sỏi càng ngày càng tăng.
Màu sắc, cấu trúc và thành phần hóa học của sỏi mật gần giống với sỏi bàng quang. Chúng có màu vàng đặc, chứa nhiều khoáng chất và bề mặt trơn láng. Phần lớn các ca điều trị từ sớm có số lượng sỏi rất ít, hình ảnh trên đây được lấy từ một trường hợp hiếm, sỏi đã lấp đầy trong túi mật.
Siêu âm là phương pháp xét nghiệm sỏi mật đầu tiên được sử dụng để kiểm tra vị trí và kích thước của sỏi. Các bác sĩ sẽ dùng một thiết bị đặc biệt đặt lên bề mặt da và di chuyển liên tục để kiểm tra. Kết quả thu lại trên màn chiếu là ảnh động, nhờ đó các bác sĩ sẽ xem được phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của sỏi.
Triệu chứng sỏi mật
Tùy vào số lượng, kích thước sỏi và mức độ bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể, bạn sẽ gặp phải một trong số các dấu hiệu bệnh sỏi mật dưới đây:
- Sốt cao: Khi bị sỏi ở mật, người bệnh có thể bị viêm túi mật và nhiễm trùng đường mật. Điều này khiến người bệnh bị sốt cao, đổ mồ hôi nhiều và thường xuyên cảm giác ớn lạnh. Nếu phát hiện sốt cao gần 39 độ, bạn cần tìm gặp bác sĩ để kiểm tra ngay lập tức.
- Đau bụng: Sỏi mật gây ra những cơn đau ở vùng hạ sườn bên phải và vùng thượng vị. Tùy theo vị trí tạo sỏi mà tần suất và mức độ các cơn đau trên cơ thể người bệnh cũng khác nhau. Thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy đau âm ỉ, lắm lúc lại trở nên dữ dội. Cụ thể:
- Đau ở phía sườn: Người bị sỏi mật đau theo từng đợt, thường bị bùng phát tại vùng hạ sườn.
- Sỏi trong túi mật: Cơn đau bắt đầu từ vùng hạ sườn, sau đó lan rộng lên vai, sau lưng và vùng thượng vị. Ngoài ra, cơn đau do sỏi mật có xu hướng khởi phát sau những bữa ăn và kéo dài từ nửa tiếng cho đến hơn vài tiếng. Nhiều trường hợp cơn đau xuất hiện khi về đêm, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
- Rối loạn hệ đường ruột: Khi bị sỏi mật, người bệnh luôn có cảm giác bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ngán các thức ăn dầu mỡ. Điều này là do các viên sỏi cản trở quá trình chảy dịch mật xuống hệ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị buồn nôn sau mỗi bữa ăn.
Xét nghiệm chẩn đoán sỏi mật
- Siêu âm: Siêu âm có thời gian xét nghiệm ngắn, chi phí thấp và dễ thực hiện. Bác sĩ dùng một thiết bị y khoa phát sóng vào bụng. Các tia sóng này phản xạ lại và chiếu hình ảnh động trên màn hình để dễ quan sát.
- Chụp CT: Người bệnh sỏi mật được nằm lên máy chụp trong vòng 30 phút để lấy hình ảnh tĩnh. Phương pháp này giúp phát hiện cả sỏi trong túi mật và đường mật.
- Chụp MRI: Phương pháp chẩn đoán sỏi mật này sẽ chụp cắt lớp từ xương sườn đến gần xương chậu. Chúng cho ra rất nhiều hình ảnh chi tiết trong khoang bụng. Chi phí chụp MRI khá cao nhưng sẽ không để lọt một chi tiết nào trong hệ thống đường mật và túi mật.
- Xét nghiệm máu: Việc này để kiểm tra sỏi mật đã gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, viêm,… hay chưa.
- Nội soi ERCP: Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi nhỏ bằng ngón tay vào miệng người bệnh. Sau đó ống dẫn sẽ chui qua thực quản, dạ dày để quan sát sỏi tại túi mật.
Nguyên nhân sỏi mật
- Do bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường thường có nồng độ chất béo trung tính cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo sỏi mật một cách dễ dàng hơn.
- Mắc các bệnh liên quan đến máu: Các loại bệnh lý này có thể làm phá huỷ các tế bào hồng cầu, khiến hàm lượng Bilirubin trong túi mật tăng cao. Từ đó, dẫn đến sỏi ở mật.
- Nguyên nhân bị sỏi mật do béo phì: Việc tăng cân, béo phì kéo theo sự gia tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể, gây rối loạn mỡ máu, tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Áp lực, căng thẳng: Khi người có nguy cơ xuất hiện sỏi mật cao là người chịu quá nhiều stress trong cuộc sống, công việc khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lâu ngày, lượng dịch mật tiết ra giảm chất lượng, dần dần hình thành các viên sỏi trong túi mật..
- Bị sỏi mật do thiếu nước: Việc người bệnh không bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ khiến cơ thể trở nên khô cằn, gan không thể thực hiện chức năng sản sinh dịch mật.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Nhiều người có nguy cơ bị sỏi mật cao có thói quen tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa, ít ăn rau xanh sẽ khiến cơ thể mất cân bằng trong quá trình trao đổi chất. Hơn nữa, những chất béo này là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nồng độ cholesterol, kết tủa thành sỏ.
- Nguyên nhân sỏi mật do giảm cân đột xuất: Việc nhịn ăn và giảm cân nhanh khiến dịch mật không thể sản sinh bình thường, đồng thời thúc đẩy gan tạo ra cholesterol, gây bệnh sỏi.
- Sỏi mật do di truyền: Bệnh lý này có đặc tính di truyền cao. Nếu gia đình có người từng mắc bệnh, khả năng cao bạn cũng sẽ bị sỏi ở mật.
Cách chữa sỏi mật
Điều trị không dùng đến phẫu thuật
Với trường hợp bệnh nhẹ chưa có biến chứng, người bệnh sẽ được dùng thuốc đặc trị hoặc tác động gián tiếp qua da. Các loại thuốc đặc trị bao gồm thuốc giảm đau, thuốc làm tan sỏi,… Trường hợp không dùng thuốc, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật tán sỏi mật qua da bằng sóng từ.
Việc điều trị sỏi mật theo phương pháp này có mục đích bảo tồn, giữ lại túi mật cho cơ thể. Hiện nay, phương pháp điều trị không dùng phẫu thuật rất ít được sử dụng. Nguyên nhân là vì không mang lại hiệu quả và ổn định như điều trị cắt túi mật, tỷ lệ số ca điều trị bị tái phát cao.
Điều trị sỏi mật bằng biện pháp phẫu thuật
Nếu bệnh tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể như viêm, nhiễm trùng,… thì cách chữa trị duy nhất là điều trị ngoại khoa. Khi phát hiện bị sỏi mật, dù kích thước lớn hay bé đều phải cân nhắc đến vấn đề cắt túi mật.
Điều này nằm tránh các biến chứng sỏi mật nguy hiểm như nhiễm trùng máu, ung thư túi mật,… Khi cắt túi mật, cơ thể vẫn hoạt động như bình thường. Các bác sĩ sẽ điều chỉnh cho chất dịch tiêu hóa vẫn chảy từ gan xuống dạ dày để xử lý thức ăn. Ngoài ra, vấn đề thể trạng sức khỏe và sinh lý của người bệnh không hề bị ảnh hưởng.
Hiện nay, có hai cách để điều trị cắt túi mật là mổ hở và nội soi. Phần lớn các bệnh viện đều ưu tiên phương pháp mổ nội soi qua bụng để lấy sỏi mật. Lí do là vì nó mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như ít ảnh hưởng đến các bộ phận khác, không gây nhiều biến chứng như việc mổ hở. Thêm vào đó, vết nội soi trên da không cần phải cắt rộng quá nhiều lớp thịt, có tính thẩm mỹ cao và thời gian hồi phục nhanh chóng.
Tuy nhiên trên thế giới, vấn đề có nên cắt bỏ túi mật hay không còn gây nhiều tranh cãi. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn luôn nghiên cứu để tìm cách chữa trị sỏi mật dứt điểm bệnh nhưng vẫn bảo tồn túi mật.
Trên đây là tất cả các thông tin chính về bệnh sỏi mật, lưu ý rằng các thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo giúp bạn hiểu sơ qua về bệnh. Ngoài ra, để biết được mức độ bệnh và cách điều trị tối ưu nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra.