Suy thận mạn là một căn bệnh nghiêm trọng, khó nhận biết triệu chứng, khi phát hiện thường chức năng thận đã giảm sút đáng kể. Do vậy, việc nắm rõ tiêu chuẩn chẩn đoán, chế độ dinh dưỡng và mẫu bệnh án là rất cần thiết. Nếu bạn vẫn đang phân vân về vấn đề này, hãy cùng với bài viết hôm nay đi tìm lời giải nhé.
Nội dung chính trong bài
Định nghĩa suy thận mạn
Thận nằm ở vị trí hai bên cột sống của con người, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như: Lọc máu, đào thải độc tố, kiểm soát huyết áp, sinh sản hồng cầu,… Khi chức năng của thận suy giảm sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sức khỏe của con người.
Thận suy yếu mãn tính hay còn gọi là bệnh suy thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi bị mắc bệnh, tiết niệu mạn tính làm suy giảm chức năng của thận dẫn đến xơ hóa và mất chức năng không hồi phục. Từ đó gây ra rất nhiều các vấn đề như: Huyết áp tăng, giảm mức lọc cầu thận, thiếu máu mạn tính, rối loạn điện giải…
Bệnh thường xảy ra đột ngột và phát triển từ từ, các triệu chứng của bệnh tiến triển âm thầm rất khó nhận biết. Vì vậy phần lớn mọi người khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn cuối cùng.
Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này là: Đái tháo đường, viêm cầu thận, bệnh thận bẩm sinh và di truyền,…
Suy thận mạn giai đoạn cuối có nguy hiểm?
Bệnh thận suy thường sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện ngay từ đầu. Tuy nhiên, vì triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu tiên thường không rõ ràng, hầu hết mọi người sẽ không phát hiện ra bệnh. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối, lúc này thận đã mất chức năng hoàn toàn, đòi hỏi phải điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận,…
Trên thực tế, hầu hết những người khi phát hiện suy thận mạn giai đoạn cuối thường không tìm được thận phù hợp để thay thế hoặc không có đủ kinh phí để chạy thận. Điều này khiến họ không thể tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm của bệnh và dẫn đến hậu quả tồi tệ nhất là tử vong.
Suy thận mãn tính giai đoạn cuối không thể chữa trị khỏi, các phương pháp chữa trị hiện tại chỉ góp 1 phần làm giảm đi quá trình phát triển và triệu chứng của bệnh, đồng thời kéo dài thêm thời gian sống cho bệnh nhân.
Tuy vậy, nếu phát hiện bệnh sớm và có những phương pháp điều trị phù hợp sẽ cải thiện được các biến chứng nguy hiểm kéo đến nhanh của bệnh đồng thời kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Hiệu quả chữa bệnh sẽ tỉ lệ thuận với thời gian phát hiện và tiến hành điều trị bệnh.
Chế độ ăn cho người suy thận mãn tính
Hầu hết những người bị thận suy yếu kéo dài đều phải cẩn trọng tuyệt đối trong thực đơn ăn uống của họ. Trong đó, chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension), một chế độ ăn giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và giảm lượng cholesterol, được khuyến nghị hàng đầu đối với những người mắc bệnh thận.
Bên cạnh đó, người bệnh cần quan tâm suy thận nên ăn gì khi ở giai đoạn mãn tính bằng những thực phẩm giúp ích cho quá trình điều trị như:
- Chất đường tự nhiên: Các loại hoa quả ngọt, mật ong,…
- Tinh bột: Khoai lang, khoai sọ, miến dong,…
- Các thực phẩm có nguồn đạm chất lượng cao như: Lòng trắng trứng, cá chẽm, thịt nạc thăn, thịt gia cầm,…
- Chất béo: Chỉ nên ăn khoảng 30g-40g/ngày, ưu tiên chất béo thực vật. Nên chọn các món ăn luộc hoặc hấp.
- Bổ sung canxi, vitamin: Các vitamin nhóm B, vitamin C, acid folic,… và một số thực phẩm giàu canxi như sữa, rau xanh,…
Bệnh suy thận mạn cũng cần hạn chế với những thực phẩm sau:
- Muối: người bệnh cần phải ăn nhạt và chỉ được ăn khoảng 2g-4g muối mỗi ngày.
- Các loại hoa quả nhiều kali như: Chuối, chanh, đào,…
- Thực phẩm nhiều photpho: Lòng đỏ trứng, phô mai, cua,…
- Hạn chế dùng: Mỡ động vật trong chế biến thức ăn.
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn
Trong y học hiện đại, chẩn đoán bệnh lý này gồm những tiêu chuẩn sau:
Chẩn đoán suy thận mãn tính xác định
Chẩn đoán xác định gồm 2 yếu tố: Chẩn đoán bệnh nhân có thận suy yếu và chẩn đoán tính chất mạn tính của bệnh.
Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn được đánh giá dựa trên một số những nguyên nhân khác gây ra bệnh như: Nhiễm độc, uống mật cá trắm, mức độ lọc cầu thận giảm,… Trong trường hợp đó, người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như: vô niệu, thiểu niệu, creatinin trong máu tăng nhanh trong vòng vài ngày đến vài giờ,…
Chẩn đoán phân biệt suy thận mạn
Chẩn đoán phân biệt dựa trên các triệu chứng như:
- Tăng ure máu khi bệnh nhân tiếp nhận một lượng lớn protein hoặc đưa acid amin vào cơ thể qua đường truyền.
- Xuất huyết đường tiêu hóa.
- Bệnh nhân bị suy thận mãn đã từng sử dụng corticoid hoặc tetracyclin.
- Nồng độ creatinin trong máu tăng cao.
- Người bệnh bị suy tim, tăng huyết áp.
- Người bệnh đã từng bị các bệnh về thận hoặc tiết niệu.
- Khi nhận ra kích thước của thận thu nhỏ lại khi siêu âm hoặc có những dấu hiệu của sỏi thận, thận đa nang,…
Chẩn đoán biến chứng bị suy thận mãn tính
Tiêu chuẩn chẩn đoán này dựa trên những biến chứng gây ra như:
- Tình trạng thiếu máu: Tình trạng thiếu máu nặng hay nhẹ tỉ lệ thuận với tình trạng của bệnh. Thiếu máu nặng ảnh hưởng đến quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu từ đó tác động xấu đến chức năng thận.
- Bệnh tim mạch: Các biểu hiện thể hiện rõ ràng nhất ở tình trạng huyết áp tăng, suy tim, rối loạn nhịp tim trong giai đoạn người bệnh đang mắc các bệnh như vô niệu, tiểu niệu,… Tình huống xấu nhất có thể khiến tim ngừng đập hoặc nhồi máu cơ tim do kali tăng cao trong máu.
Thận suy có thể gây ra biến chứng là bệnh tim mạch
- Các bệnh về tiêu hóa: Bệnh còn là nguyên nhân gây ra các bệnh khác liến quan đến tiêu hóa như viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa hoặc viêm tụy,…
- Thần kinh: Lượng ure trong máu tăng gây rối loạn đến hệ thần kinh, người bệnh thường xuyên mất tập trung, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, tệ hơn là mất đi ý thức.
- Mất cân bằng chuyển hóa: Cơ thể người bệnh hay bị mất nước đi kèm các dấu hiệu nghiêm trọng về rối loạn điện giải như: Tăng photpho, tăng calci máu, tăng magie máu, tăng acid uric,…
Mẫu bệnh án suy thận mạn tính
Tên bệnh nhân: Sín A Mùi
Tuổi: 47
Ngày nhập viện: 3/11/2014
Lý do nhập viện: Đau hai bên hông lưng.
Bệnh sử: Theo lời khai của bệnh nhân suy thận mạn, bệnh khởi phát cách ngày nhập viện khoảng 1 tháng với các triệu chứng như phù mặt vào buổi sáng, sau đó phù dần cả toàn thân, ăn nhạt giảm phù. Đến trưa ngày 3/11/2014, bệnh nhân đau quặn hai bên hông lưng, kèm theo khó thở, không có tư thế giảm đau.
Quan hỏi bệnh, thăm khám và hồi cứu hồ sơ, ghi nhận những hội chứng và triệu chứng sau:
- Hội chứng thiếu máu:
- Da, niêm mạc và móng tay nhợt nhạt, mất khuyết, rụng tóc.
- Môi khô, nhạt.
- Tiếng thổi tâm thu cơ năng 3/6 ở ổ van 2 lá, 3 lá.
- Hội chứng suy thận mạn:
- Phù mặt sau đó phù toàn thân.
- Thiếu máu.
- Nước tiểu ít.
- Huyết áp cao.
- Hội chứng ba giảm ở đáy phổi phải: rung thanh giảm, rì rào pn giảm, gõ đục. Và một số triệu chứng khác, gan to 4cm dưới bờ sườn, nốt xuất huyết.
Cận lâm sàng đã có
1. Công thức máu:
RBC: 1.74 M/UL (giảm) | HGB: 4.7g/dl (giảm) |
MCV: 82.7 fl (giảm) | MCH: 25.2 pu (giảm) |
MCHC: 30.8g/dl (giảm) | PLT: 128K/ul (giảm) |
WBC: 3.1k/ul (giảm) |
2. Hóa sinh máu của bệnh nhân suy thận mạn:
K + 5.2 (tăng) | creatinin: 1940 (tăng) |
canxi ion hóa: 0,88 (giảm) | Ure: 57 (tăng) |
3. Siêu âm:
Siêu âm cho thấy dịch ổ bụng lượng nhiều và hai bên có dịch màng phổi. Bệnh lý chủ mô 2 thận + tràn dịch đa màng.
X-quang: Bóng tim to, mờ góc sườn hoành T.
Chẩn đoán suy thận mạn xác định
- Bệnh thận suy mãn tính biến chứng cao huyết áp + suy tim.
- Thiếu máu mạn.
- Bệnh lý kèm theo: Zona thần kinh.
Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ thông tin về những vấn đề suy thận mạn là gì, nên ăn gì, tiêu chuẩn chẩn đoán và mẫu bệnh án. Sức khỏe của con người là tài sản vô giá nhất, vì thế bạn hãy luôn dành cho nó nhiều sự quan tâm chân thành.