Thận yếu là gì, có chữa khỏi được không và bệnh nhân phải làm sao? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin giải đáp các thắc mắc về các thông tin này và những kiến thức liên quan đến triệu chứng, nguyên nhân và thuốc trị tốt nhất.
Nội dung chính trong bài
Thận yếu là gì?
Thận là một cơ quan có hình hạt đậu ở trong khoang bụng ngay sau phúc mạc. Hai quả thận nằm đối xứng qua cột sống có chức năng lọc máu và loại bỏ những độc tố ra khỏi cơ thể. Thận yếu xảy ra khi không đảm bảo được quá trình thực hiện các chức năng cần thiết.
Các độc tố sẽ được chuyển đến bàng quang và đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Ngoài ra, thận yếu còn ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tế bào hồng cấu khi thận tham gia trực tiếp vào quá trình này. Từ đó, giúp cơ thể kiểm soát được huyết áp tăng hay giảm.
Thận bị suy yếu là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm, làm cho độc tố trong máu không được lọc sạch. Điều này khiến độc tố bị đọng lại trong cơ thể và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Theo các bác sĩ cho biết, tình trạng thận yếu sẽ hình thành các giai đoạn từ 1 đến 5. Thời gian hình thành và có biểu hiện rõ rệt là từ vài tháng đến 1 năm.
Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp thì có thể gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe như thận ứ nước, viêm nhiễm bàng quang, cao huyết áp, bệnh tim mạch và thậm chí là ung thư bàng quang. Do đó, khi có các biểu hiện đầu tiên của bệnh thận yếu thì bạn nên đến các trung tâm y tế uy tín để thăm khám và chữa trị. Nếu để bệnh phát triển thành các giai đoạn nặng thì sẽ làm việc điều trị trở nên khó khăn và sẽ tốn kém nhiều chi phí.
Thận yếu có chữa khỏi được không?
Thận là một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể, giúp thanh lọc và loại bỏ các chất độc hại ra bên ngoài. Đồng thời chúng cũng góp phần tạo nên những hooc môn thiết yếu cần thiết để cân bằng cơ thể, tăng cường khả năng sinh lý.
Nhiều người bệnh vô cùng băn khoăn không biết thận yếu có chữa khỏi được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết căn bệnh có thể chữa trị được nếu người bệnh phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Với trình độ y tế ngày càng cao cùng với trang thiết bị hiện đại mà hiện nay có không ít bệnh nhân chữa trị thành công bệnh bằng các phương pháp đông y hay tây y…. Bên cạnh đó kết hợp hài hòa với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học; uống đủ nước và thường xuyên thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Đặc biệt bệnh nhân thận yếu không tự ý sử dụng thuốc và phải kiên trì thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.
Thực tế, sau khi dùng thuốc chữa thận yếu thành công hầu hết bệnh nhân đều duy trì được cuộc sống như những người bình thường khác. Bởi vậy mọi dấu hiệu thay đổi bất thường trong cơ thể bạn cần phải tới ngay các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.
Thận yếu phải làm sao?
Có nhiều câu hỏi đặt ra cho các bệnh nhân mới gặp vấn đề về tình trạng thận bị yếu đi nhiều, trong đó tập chung chủ yếu vào những ý chính như bị thận yếu phải làm sao, chữa khỏi được không,… Để trả lời cho câu hỏi phải làm sao đòi hỏi bệnh nhân cần xác định được đúng nguyên nhân, triệu chứng để hỗ trợ điều trị.
Khi mọi người thấy mình gặp phải những dấu hiệu của bệnh thận yếu điển hình, nên bình tĩnh và trực tiếp đi đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý của mình, từ đó có được phương án điều trị tốt nhất.
Bệnh thận yếu hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời nó không những có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn có khả năng gây ra một số biến chứng nguy hiểm kéo theo.
Dấu hiệu thận yếu ở nam
- Cơ thể mệt mỏi
Rất nhiều bệnh nhân đã nói với bác sĩ của mình rằng họ liên tục kiệt sức, không muốn làm bất kỳ điều gì hoặc ngủ rất nhiều. Lý giải cho vấn đề này, các bác sĩ giải thích: Thận khỏe mạnh sẽ tạo ra một loại hormone là erythropoietin giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Nhưng khi thận yếu đi, nó tạo ra ít loại hormone này hơn. Kết quả là cơ bắp và não bộ của bạn rất nhanh chóng mệt mỏi.
- Dấu hiệu thận yếu gây khó thở
Tình trạng khó thở có thể xảy ra khi bạn đang ở trạng thái tỉnh táo hoặc đang ngủ. Nhiều người thường cảm thấy sợ hãi dấu hiệu này nhất.
Biểu hiện thận yếu có thể gây khó thở có thể liên quan đến vấn đề của thận theo hai cách. Điều đầu tiên, khi thận không thể bài tiết hết lượng chất lỏng dư thừa thì nó có thể tích tụ trong phổ của bạn. Điều thứ hai giống như nguyên nhân gây ra mệt mỏi, việc thiếu các tế bào hồng cầu mang oxy dễ khiến cơ thể không có đủ lượng oxy cần thiết cho hô hấp.
- Dấu hiệu bệnh thận yếu gây ngứa ngáy
Bạn không bị côn trùng tấn công, bạn cũng không dị ứng thực phẩm hay phấn hoa, nhưng bạn lại luôn cảm thấy ngứa ngáy trên da. Dù có cố gắng gãi hay thử đủ mọi biện pháp, sự châm chích khó chịu ấy cũng chẳng hề rời đi.
Nguyên nhân thận yếu gây ra dấu hiệu ngứa ngáy rất đơn giản, thận vốn có vai trò loại bỏ các loại độc tố. Tuy nhiên khi chức năng này của nó bị yếu đi thì chất thải sẽ tích tụ trong máu gây ra cảm giác ngứa dữ dội.
- Dấu hiệu của bệnh thận yếu gây phù nề chân tay
Bạn có thể sẽ bị sưng ở cẳng tay, cánh tay, bàn tay, mắt cá chân và thậm chí là cả gương mặt, gây rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường nhật. Bí mật đứng đằng sau đó có thể là dấu hiệu bị thận yếu. Thận không loại bỏ chất lỏng dư thừa khiến chúng tích tụ trong cơ thể, khiến tứ chi và mặt bạn sưng phồng lên.
- Dấu hiệu thận yếu gây hôi miệng, ăn không ngon
Một số người bệnh miêu tả rằng họ thấy mùi hôi trong khoang miệng giống như là đang uống sắt. Cũng có người lại mất cảm giác thèm ăn, nhạt miệng và vì lượng thức ăn tiêu thụ bị giảm đi cuối cùng cân năng cũng sụt xuống.
Khi thận yếu, chất thải tích tụ trong máu (còn gọi là ure huyết) có thể khiến thực phẩm có mùi vị khác đi và cảm giác hôi miệng. Về lâu dài, nó còn làm bạn không còn thích ăn nữa, dù đó có là món bạn từng rất yêu thích.
- Triệu chứng bệnh thận yếu gây đau bụng, buồn nôn
Triệu chứng này có khả năng bị bạn nhầm lẫn là hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, bạn đứng nên chủ quan bởi chúng rất có thể là dấu hiệu do các bệnh lý về thận gây ra. Nhiều trường hợp còn không thể ăn vì nôn quá nhiều lần trong ngày.
Cũng giống như hôi miệng và ăn không ngon, nguyên nhân gây thận yếu nằm ở lượng ure huyết quá cao trong cơ thể. Nó khiến bạn buồn nôn, nôn, đau thắt vùng dạ dày vì phải có bóp liên tục mỗi khi bạn muốn đẩy tất cả những gì trong bụng ra ngoài (dù bụng đang rỗng). Cả hai triệu chứng số 5 và số 6 rất hay xuất hiện cùng nhau.
- Tiểu đêm nhiều lần là dấu hiệu thận yếu đặc trưng nhất
Đây có thể xem như là dấu hiệu ban đầu biểu hiện đặc trưng nhất. Bạn sẽ bắt đầu tiểu nhiều lần trong ngày hơn, tập trung chủ yếu là vào ban đêm. Khối lượng nước tiểu cũng không “dồi dào”, thậm chỉ chỉ là hai, ba giọt.
Thận nắm giữ vai trò tạo ra nước tiểu, vì thế khi bị thận yếu lẽ dĩ nhiên nước tiểu sẽ là yếu tố thay đổi đầu tiên. Các bác sĩ cùng bổ sung thêm ngoài việc tần suất “đi nhẹ” tăng lên, chất lỏng thải ra sẽ nhạt màu hoặc bạn có thể cảm thấy tức vùng bụng dưới.
Nguyên nhân thận yếu
Các nghiên cứu về y khoa cho thấy, tình trạng thận suy giảm chức năng có rất nhiều tác nhân khác nhau gây ra. Trong đó, có những nhóm nguyên nhân chính cụ thể như sau:
- Nguyên nhân thận yếu do tâm, sinh lý
- Do tuổi tác: Theo thống kê, những người lớn tuổi là đối tượng dễ bị bệnh thận yếu bởi sự suy yếu của các cơ quan trong cơ thể. Bệnh lý này cũng đang có xu hướng trẻ hóa.
- Nguyên nhân bị thận yếu do tâm lý: Áp lực công việc, căng thẳng kéo dài khiến cho thận và nhiều cơ quan bài tiết khác gặp trục trặc.
- Do thói quen sinh hoạt xấu
- Sử dụng chất kích thích: Uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá và các chất kích thích khiến kìm hãm lượng protein trong nước tiểu dẫn đến teo thận.
- Bị thận yếu do lạm dụng thuốc điều trị: Uống thuốc không theo chỉ định, lạm dụng các loại thuốc kháng sinh dẫn đến các tác dụng phụ và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận.
- Nguyên nhân thận yếu do thói quen sinh hoạt: Lười vận động, ăn uống thừa – thiếu chất, ăn quá đồ mặn quá nhiều,… là những thủ phạm âm tầm gây ra căn bệnh này.
- Nguyên nhân bệnh thận yếu do bệnh lý khác
- Bệnh tiểu đường: Theo nghiên cứu, những người mắc đái tháo đường sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu đến chức năng lọc của thận.
- Bị thận yếu có thể do sỏi thận: Sỏi trong cầu thận sẽ cản trở quá trình đào thải độc tố dẫn đến chức năng của cơ quan này bị suy giảm.
- Bệnh ở tuyến tiền liệt: Viêm, u xơ tuyến tiền liệt sẽ chèn ép các bộ phận xung quanh gây ra bệnh.
- Thận yếu do viêm đường tiết niệu: Làm niệu đạo bị tắc, chất độc không được đẩy ra ngoài và ứ đọng trong cơ thể.
- Thận yếu do sa tử cung của nữ giới: Sinh đẻ nhiều lần làm cho tử cung bị yếu dần làm cho bị sa xuống và chèn ép lên bàng quang gây cản trở việc bài tiết độc tố ra ngoài cơ thể.
Cách chữa trị thận yếu tại nhà
Khi phát hiện các cơ thể có các biểu hiện của suy giảm chức năng thận, bạn nên đi khám sớm để điều trị bệnh dễ dàng.
Ngoài các loại thuốc Tây điều trị thận yếu hay được chỉ định để cân bằng axit uric, chống thiếu máu, lợi tiểu, điều hòa huyết áp,… thì bạn có thể tham khảo một số biện pháp chữa trị suy thận tại nhà với các bài thuốc Nam sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Chữa thận yếu bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y được đánh giá cao bởi lành tính, dễ thực hiện và tiết kiệm được chi phí khi áp dụng cách chữa thận yếu bằng thuốc Nam với bệnh nhân khó khăn về kinh tế, đặc biệt là những người thu nhập thấp. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên trì thực hiện những bài thuốc này trong thời gian dài.
Một số bài thuốc đem lại hiệu quả tốt trong việc chữa bệnh thận yếu mà bạn có thể tham khảo:
- Sử dụng rau diếp cá: Lấy khoảng 150 – 200g rau diếp cá rồi đem rửa sạch và cho vào sắc cùng 1 lít nước lọc. Dùng để uống thay cho nước uống hàng ngày.
- Uống nước râu ngô chữa bệnh thận yếu: Dùng khoảng 2 nắm râu ngô tươi, rửa sạch rồi nấu với 1 lít nước. Sử dụng để uống hàng ngày thay cho nước lọc.
- Bài thuốc Nam từ quả đu đủ xanh: Người bệnh thận yếu dùng 1 quả đu đủ vừa phải, gọt vỏ và rửa nhiều lần để hết nhựa. Khoét 1 lỗ nhỏ rồi cho vào một chút muối hạt và đem đi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Ăn mỗi ngày 1 lần để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
- Chữa thận yếu bằng thuốc Tây
Y học hiện đại ngày nay với sự phát triển vượt bậc của các công trình nghiên cứu và các phác đồ điều trị trực tiếp đã điều chế ra nhiều loại thuốc tăng cường chức năng sinh lý, hỗ trợ điều trị thận yếu một cách hiệu quả như:
Người bệnh lưu ý khi sử dụng những nhóm thuốc này để điều trị cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc người kê đơn, tránh việc lạm dụng có thể gây ra các biến chứng về gan, thận, mật khác.
Thuốc trị thận yếu tốt nhất
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (nguyên Giảng viên tại Đại học Y dược TP.HCM) cho biết: “Để chữa dứt điểm bệnh thận yếu, cần phải tập trung việc bồi bổ thận, dưỡng tâm, an thần, ích tủy sinh tinh, thông kinh bổ huyết, hành khí hóa ứ”.
Dựa vào nguyên lý trên, ông cùng các lương y tại Tâm Minh Đường đã nghiên cứu và đưa ra bài thuốc Nam Cao Bổ Thận để trị thận yếu đem lại hiệu quả cực tốt.
Thành phần của Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường gồm các thảo dược trong thiên nhiên, an toàn với sức khỏe như: Tơ hồng xanh, dây đau xương, xích đồng, cỏ xước, tục đoạn, cẩu tích.
Công dụng chính của Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường là điều trị thận yếu và các chứng bệnh về thận như, thận bị ứ nước, sinh lý yếu,… Hiệu quả của Cao Bổ Thận đã được kiểm chứng bởi hàng nghìn người bệnh:
- Sau 5 – 10 ngày dùng thuốc thì các biểu hiện như mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ,… đã thuyên giảm.
- Từ 2 – 3 tuần tiếp theo sẽ giảm chứng tiểu đêm, sinh lý được cải thiện.
- Sau 1 – 2 tháng sử dụng thì chức năng của thận sẽ được khôi phục hoàn toàn.
Khi sử dụng Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường để chữa bệnh thận yếu bạn sẽ cảm thấy sản phẩm có vị ngọt và rất dễ uống, bào chế dạng cao nên sử dụng thuận tiện.
Trên đây là những thông tin về các nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị bệnh thận yếu hiệu quả. Mong rằng, qua bài viết này thì quý độc giả sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Chúc bạn & người thân sức khỏe!