Thủy đậu mọc trong miệng là một tình trạng bệnh không hiếm gặp, đặc biệt rất hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Nếu không tìm hiểu kỹ thông tin, bố mẹ sẽ rất dễ nhầm lẫn căn bệnh này với hiện tượng nhiệt miệng ở trẻ từ đó dẫn đến cách chăm sóc không đúng cách, gây khó chịu và kéo dài thời gian chữa bệnh. Vậy cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Thủy đậu mọc trong miệng có nguy hiểm không?
Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh lý được đánh giá là khá lành tính với những triệu chứng rõ ràng theo từng giai đoạn tiến triển của vi khuẩn.
Khi người bệnh nhiễm virus và vi khuẩn nấm, trong khoảng thời gian từ 7-21 ngày sẽ không có những biểu hiện bất thường nào. Sau khi hết thời kỳ ủ bệnh, người bệnh bắt đầu thấy những triệu chứng đầu tiên như đau đầu, sốt nhẹ, trên da mặt và cơ thể bắt đầu xuất hiện các nốt ban tròn màu đỏ hồng. Một số triệu chứng kèm theo khác như: chán ăn, đi phân lỏng nhẹ, có thể ho…
Sau khi cơ thể phát ban đỏ từ 1-2 ngày, các nốt này sẽ tiến triển thành nốt mụn nước chứa đầy dịch, kích thước thường rơi vào khoảng 1-3mm như hạt đậu nhỏ trên da. Khi đó, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa vô cùng đồng thời kích thước nốt mụn càng ngày nó càng phát triển lan rộng hơn ra toàn thân người bệnh bao gồm cả da mặt, sau tai, sau gáy, cổ, trong miệng, ngực, bụng, tay và chân.
Thủy đậu mọc trong miệng được xem là một trong những biểu hiện nghiêm trọng của bệnh. Bởi lẽ, các nốt mụn nước này sẽ khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt khi ăn uống. Ngoài ra, nốt phát ban mọc trong miệng cũng khiến người bệnh khó khăn hơn trong việc chăm sóc và điều trị khiến cho thời gian chữa bệnh dài hơn từ đó kéo theo bệnh dễ bị bội nhiễm cũng như phát triển sang giai đoạn phức tạp hơn.
Đây là một căn bệnh tương đối nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng lớn đến niêm mạc miệng gây đau đớn khó chịu vô cùng. Để có thể có phương án cải thiện bệnh tốt nhất, mọi người cần tìm hiểu thật kỹ những biểu hiện, dấu hiệu của căn bệnh này để tránh nhầm lẫn với chứng nhiệt miệng từ đó giúp thời gian khôi phục tình trạng nhanh hơn.
Nhận biết tình trạng thủy đậu trong miệng
Bệnh thủy đậu ở trẻ em, trung bình trên cơ thể trẻ có thể xuất hiện từ 250 – 500 nốt mụn nước mọc khắp cơ thể, chúng có thể phát tán ngay cả trong niêm mạc miệng, vòm họng của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết căn bệnh này ở trẻ em thường bị bố mẹ nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng. Để nhìn nhận chính xác tình trạng mọc mụn nước, phát ban cần căn cứ vào một số biểu hiện sau để đưa ra những chẩn đoán tương đối nhất:
- Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, cứ ăn vào là bị đau.
- Trẻ buồn nôn, có cảm giác cộm trong khoang miệng.
- Kiểm tra khoang miệng thấy các nốt mụn nước màu đỏ, ban đầu dịch mụn có màu trắng trong, sau chuyển sang màu đục như mủ.
- Trẻ có phát ban, mọc mụn nước ở mặt, đầu, sau tai và toàn thân thì nên cân nhắc đến trường hợp bị thủy đậu mọc trong miệng.
Nếu những dấu hiệu trên vẫn chưa đủ để bố mẹ chẩn đoán con bị mắc căn bệnh này, tốt nhất hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám chính xác nhất.
Bị thủy đậu có được đánh răng không?
Bị thủy đậu trong miệng có nên đánh răng không là một trong nhiều thắc mắc của bệnh nhân khi mắc phải tình trạng này. Thủy đậu trong miệng được xem là tình trạng nguy hiểm của bệnh. Các mụn nước ở trong miệng khi mọc sẽ khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khắn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày đặc biệt trong việc đáng răng. Trong quá trình đánh răng sẽ có tác động trực tiếp tới mụn và làm chúng có thể bị vỡ ra cực kỳ nguy hiểm.
Chính vì các bác sĩ khuyên không nên đáng răng ở thời điển mụn thủy đậu mọc trong miệng mà chỉ nên sử dụng những loại nước xúc miệng để tránh ảnh hưởng tới mụn. Điều này sẽ làm giảm đi các tác động tới mụn, tránh việc làm vỡ mụn khiến chất dịch sẽ chảy ra và lan ra các vùng khác trong khoảng miệng làm cho tình trạng nặng hơn.
Thủy đậu mọc trong miệng, cổ họng phải làm sao?
Về cách điều trị bệnh thủy đậu mọc trong miệng nói riêng không khác so với việc điều trị khi bị bệnh toàn thân. Hiện chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này nên cần tập trung đẩy lùi triệu chứng và phòng tránh những diễn biến xấu (nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn, biến chứng) có thể xảy ra.
- Không sờ, gãi, chà xát lên các nốt mụn nước để tránh các nốt này vỡ và chảy dịch, khiến cho vi khuẩn, vi trùng có thể xâm nhập và gây bội nhiễm da, để lại sẹo.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết, viêm da nặng hơn.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chú ý bổ sung vitamin các loại và khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng, cơ thể hồi phục nhanh hơn.
- Kiêng các thức ăn có thể tăng ngứa hoặc có thể khiến các vết mụn ngứa để lại sẹo như: Rau muống, đồ nếp, thủy hải sản, thịt bò, sữa và các chế phẩm từ sữa, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích…
- Tránh tiếp xúc với người khác để hạn chế lây lan. Nên cách ly người bệnh thủy đậu mọc trong miệng trong một không gian sống cố định nhưng cần đảm bảo có đầy đủ ánh sáng và độ thông thoáng cần thiết.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu nhẹ, mềm để tránh tình trạng chà xát quá mức trên da gây vỡ và bội nhiễm nốt mụn nước.
- Với nhưng nốt mụn nước đã vỡ, cần sử dụng dung dịch Xanh Methylen hoặc Acyclovir 800mg để bôi vào ngay. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn và giúp vết thương từ nốt mụn nước mau lành, nhanh rụng mà không để lại sẹo xấu trên da.
- Đối với các nốt phát ban mọc trong miệng gây khó chịu, quá đau đớn hoặc ngứa ngáy thì hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ để được hỗ trợ sử dụng thuốc đúng cách. Tuyệt đối không tự ý uống hoặc bôi bất cứ loại thuốc nào.
Lưu ý khi bị thủy đậu mọc trong miệng
Khi điều trị thủy đậu mọc trong miệng cho trẻ em và cả người lớn thì vẫn cần tuân thủ nguyên tắc giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ là trên hết. Tuy nhiên, cần vệ sinh răng miệng một cách nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các nốt mụn nước nhiễm khuẩn.
Hàng ngày, cần súc miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi vừa ăn uống xong để đảm bảo các nốt phát ban không bị nhiễm khuẩn trong miệng. Không cố gắng làm vỡ các nốt vi khuẩn này ở trong miệng vì có thể gây đau đớn hoặc tăng nguy cơ lây lan, mọc dày hơn.
Khi ăn, nên lựa chọn các loại đồ ăn được chế biến theo lối lỏng như cháo, súp, thức ăn được xay nhuyễn, băm nhỏ để việc nuốt và tiêu hóa dễ dàng hơn.
Trên đây là những thông tin về tình trạng bệnh thủy đậu mọc trong miệng và những lưu ý trong công tác cải thiện căn bệnh này. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!