Thủy đậu ở người lớn có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi trường thành nào. Nếu không nắm rõ các dấu hiệu để có thể chữa trị kịp thời thì nguy cơ rất cao bệnh nhân sẽ phải gánh chịu những biến chứng hết sức nguy hiểm.
Nội dung chính trong bài
Bệnh thủy đậu ở người lớn là gì?
Thủy đậu hay dân gian còn gọi là bệnh trái rạ. Đây là một bệnh gây ra bởi virus Varicella Zoster (VZV). Về bản chất thì tình trạng bệnh ở người lớn cũng có những biểu hiện không khác gì so với bệnh ở trẻ nhỏ.
Giống như hầu hết các bệnh truyền nhiễm khác, thủy đậu cũng diễn biến thành các giai đoạn khá rõ ràng như sau:
- Giai đoạn ủ bệnh (nung bệnh): Thường kéo dài trong khoảng từ 2-3 tuần. Giai đoạn này được tính từ khi người bệnh bị nhiễm virus thủy đậu cho tới khi phát bệnh ra bên ngoài thông qua các triệu chứng.
- Giai đoạn khởi phát: Người bệnh bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như đau đầu, sốt cao, buồn nôn, đau mỏi cơ bắp… đồng thời, trên da bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ đầu tiên.
- Bệnh thủy đậu giai đoạn toàn phát: Là giai đoạn các nốt ban đỏ dần hình thành các nốt mụn nước ở vùng đầu, mặt rồi lan ra các vùng da toàn thân khác như tay, chân, thân, lưng… Các nốt mụn nước thường mọc rất nhanh về số lượng (toàn thân) trong vòng từ 12 – 24 giờ kể từ khi bệnh khởi phát.
- Thủy đậu giai đoạn lành bệnh: Nếu không xuất hiện biến chứng, sau thời gian khởi phát kéo dài thì các nốt mụn sẽ dần khô lại, tạo và bong vảy, tạo thành các mảng da non sáng màu ở các nốt mụn nước. Trường hợp có viêm nhiễm thì thời gian lành bệnh sẽ lâu hơn và sau khi các nốt mụn nước rụng hết thì có thể để lại sẹo, thâm xấu trên da.
Tìm hiểu thêm về thủy đậu ở trẻ em
Bệnh này ở trẻ em cũng không có quá nhiều khác biệt so với ở người lớn về triệu chứng, giai đoạn tiến triển bệnh… Tuy nhiên, có một điểm lưu ý ở đây là:
- Trong giai đoạn khởi phát của bệnh thủy đậu, trẻ có thể không sốt hoặc sốt nhẹ (âm ấm trán), trẻ có thể hay quấy khóc hơn, không chịu chơi.
- Nếu trẻ bị thủy đậu và có sức đề kháng quá yếu thì có thể sốt cao lên đến 39-40 độ C, kèm mê sáng và co giật, trằn trọc khó ngủ, viêm họng hoặc xuất tiết đường hô hấp trên.
- Ngoài ra, bệnh thủy đậu ở trẻ em rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm cần đề phòng như: Nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da, viêm não
Thủy đậu mọc trên đầu
Các nốt mụn bệnh có thể mọc toàn thân, thậm chí là ở trên vùng da đầu. Các mụn của bệnh mọc trên đầu thường dễ quan sát nhất ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Ngoài ra, người lớn cũng có thể mọc nốt thủy đậu trên đầu.
Có một điều lưu ý đó là nếu nốt mụn của bệnh mọc trên da đầu quá nhiều thì chứng tỏ bệnh đang tiến triển ở giai đoạn khá nặng. Tuy nhiên, đây cũng không phải một dấu hiệu quá nguy hiểm nên cũng không cần quá lo lắng.
Bệnh thủy đậu có lây không?
Đây là bệnh lý có thể lây và rất dễ lây nhiễm cho những người chưa từng mắc bệnh này trước đó. Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch quá yếu, đang điều trị một bệnh nặng nào đó… thì nguy cơ bị lây nhiễm thủy đậu cũng cao hơn.
Bệnh có khả năng truyền nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Nếu một người đang mắc virus thủy đậu mà ho, hắt hơi hoặc chỉ đơn giản là nói… thì các virus của bệnh có thể theo nước bọt, dịch nước mũi bám vào các hạt bụi li ti trong không khí và nếu người chưa từng mắc bệnh này trước đó hít phải thì sẽ nhanh chóng mắc bệnh. Ngoài ra, nếu sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, cốc, đũa, bát đĩa… với người bệnh thủy đậu thì càng dễ bị lây hơn.
Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu?
Các nốt mụn của bệnh thường mọc thành nhiều đợt cách nhau khoảng 2-3 ngày và kéo dài trong khoảng 1 tuần thì tự khô và đóng vảy nâu sẫm. Vảy thủy đậu sẽ tự bong trong khoảng 1 tuần nữa nếu không có bội nhiễm vi khuẩn.
Nốt mụn của bệnh đóng vảy hoàn toàn là dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn hồi phục. Tuy nhiên, vì chu kỳ các đợt nốt thủy đậu thường thành từng đợt liên tục, lành vùng da này rồi mọc ở vùng da mới trên khắp cơ thể nên chưa thể khẳng định ngay rằng bệnh đã khỏi hoàn toàn nếu như nốt mụn cuối cùng trên da chưa đóng vảy và rụng.
Tóm lại, bệnh thủy đậu được xem là khỏi hoàn toàn chỉ khi tất cả các nốt đã đóng vảy và bong tróc hết, không tiếp tục xuất hiện các nốt mới trên da. Cần có thời gian khoảng 1 tuần kế tiếp để theo dõi kỹ càng tình trạng bong vảy nốt mụn của bệnh, người bệnh không còn sốt đợt tiếp theo để có đánh giá chính xác nhất.
Thủy đậu kiêng gì?
Để bệnh thủy đậu ở người lớn mau khỏi, ngay từ giai đoạn đầu của bệnh thì người bệnh cần thực hiện kiêng khen, hạn chế và chú ý một số điều sau:
- Kiêng đến nơi đông người, tiếp xúc gần với nhiều người: Vì thủy đậu là bệnh dễ lây truyền nên để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng thì người bệnh nên tự cách ly mình trong phòng thoáng, hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là những người chưa từng mắc bệnh này.
- Kiêng gãi, chà xát làm vỡ các nốt thủy đậu: Người bệnh nên cắt móng tay, mặc quần áo rộng thoáng để tránh làm xây xước, làm vỡ nốt mụn. Nếu mụn nước vỡ thì sẽ gây lây lan sang các vùng da lành khác, tạo điều kiện cho viêm nhiễm nặng và khó điều trị hơn.
- Người bị thủy đậu nên tránh gió: Kiêng ngồi trước quạt, kiêng gió to… mục đích của việc kiêng này là để tránh bệnh nặng hơn vì khi bị bệnh này hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu nặng nề, ra gió sẽ dễ tạo điều kiện cho các virus xâm nhập vào cơ thể.
- Tránh ăn đồ tanh: Người bệnh thủy đậu nên kiêng ăn các thức ăn tanh như thủy hải sản, thịt bò, thịt gà vì sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy nặng hơn.
- Một số đồ ăn khác: Ngoài ra, một số loại đồ ăn cần kiêng khác để nốt thủy đậu mau lành, không để lại sẹo là: Rau muống, đồ nếp, sữa và các chế phẩm từ sữa, socola, trái cây nhiều acid, đồ ăn cay nóng…
Cách chữa bệnh thủy đậu ở người lớn nhanh nhất
Hiện nay, bệnh này chưa có thuốc đặc trị, việc điều trị chủ yếu tập trung vào việc khắc phục các triệu chứng. Ngoài ra, các trường hợp thủy đậu có thêm bội nhiễm ở mụn nước thì có thể cần phải theo dõi chặt chẽ hơn để tránh những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh thường được chăm sóc và điều trị tại nhà như sau:
Điều trị thủy đậu bằng thuốc uống
- Dùng dung dịch thuốc tím bôi lên các nốt mụn, nốt đỏ trên da nhằm mục đích để kháng viêm, phòng ngừa quá trình hình thành sẹo xấu trên da.
- Điều trị thủy đậu bằng dung dịch xanh Methylen để bôi lên vùng da có nốt mụn nước bị vỡ. Chú ý vệ sinh, lau khô da sạch sẽ và dùng bông chấm dung dịch lên da, không dùng tay.
- Một số loại thuốc kem chữa dị ứng, thuốc bôi giảm ngứa được dùng theo chỉ định của bác sĩ nhằm giảm ngứa tạm thời. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 6 tháng tuổi bị thủy đậu thì không dùng các loại kem trị ngứa có chứa thành phần Phenol.
- Dùng Cloramphenicol 0,4% hay dùng Argyrol 1% để nhỏ mắt thường xuyên ngày 2-3 lần nhằm sát khuẩn.
- Sử dụng các loại thuốc hạ sốt điều trị thủy đậu ở người lớn theo chỉ định của bác sĩ nếu người bệnh bị sốt cao. Lưu ý không dùng Aspirin để hạ sốt.
Chú ý quan trọng: Không dùng thuốc mỡ Tetracyclin, thuốc mỡ Penixillin hoặc thuốc đỏ để bôi lên nốt mụn của bệnh.
Thay đổi thói quen sinh hoạt xấu
- Người bệnh thủy đậu ở người lớn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cơ thể bằng cách tắm nước ấm. Chú ý không chà xát quá mạnh trên da, không kỳ cọ quá lâu, thời gian tắm không nên quá 10 phút.
- Uống nhiều nước, ăn đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, mất ngủ.
- Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
Cách điều trị bệnh thủy đậu nhanh nhất
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là bài thuốc chữa bệnh thủy đậu được nghiên cứu và xây dựng bởi Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược.
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là hiệp đồng sức mạnh của 3 yếu tố trong điều trị gồm: Thuốc uống, thuốc ngâm và thuốc bôi. Trong đó:
Thuốc uống chữa thủy đậu từ bên trong
- Nắm vai trò chính trong điều trị, đảm nhận 2 chức năng chính: Giải độc gan thận, tiêu trừ nhiệt độc, giúp khô nốt mụn từ bên trong và cung cấp dinh dưỡng nhằm tăng cường chức năng đề kháng của cơ thể.
- Là sự quy tụ của nhiều vị thuốc điều trị thủy đậu “kinh điển” trong Đông y như: Hoàng Liên, Liên Kiều, Kim Ngân Hoa, Ngưu Bàng Tử, Hoàng Cầm, Xích Thược, Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, Ké Đầu Ngựa, Kinh Giới, Sinh Hoàng Kỳ, Cam Thảo… Các vị thuốc được kết hợp với nhau trong một “tỷ lệ vàng”, phù hợp nhất với cơ địa người Việt.
- Bài thuốc uống chữa bệnh thủy đậu được để ở dạng thuốc thang, người bệnh sắc lấy nước uống trong ngày, dùng sau bữa ăn để dược chất phát huy hiệu quả tối ưu nhất.
Thuốc ngâm chữa thủy đậu từ bên ngoài
- Để làm sạch da, tránh các nốt mụn nước bị nhiễm trùng thì song song với uống thuốc, người bệnh dùng thêm thuốc ngâm rửa để nấu nước tắm hàng ngày.
- Thuốc ngâm có thành phần từ thảo dược lành tính giúp loại bỏ mồ hôi, dầu thừa trên da, giúp da thông thoáng hơn, giảm ngứa, mau lành.
Thuốc bôi chữa thủy đậu nhanh nhất
- Thuốc bôi (dạng kem) có tác dụng giảm ngứa, làm lành tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo và chống nhiễm trùng.
- Sau khi dùng thuốc ngâm để làm sạch da, người bệnh lau khô da rồi thoa thuốc lên các vùng da cần điều trị.
Dựa trên kết quả điều trị lâm sàng cho thấy bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm giúp giải quyết các triệu chứng của bệnh thủy đậu nhanh hơn hẳn so với các liệu pháp thông thường khác:
- Sau 2-3 ngày: Giảm đến 40% tình trạng ngứa ngáy khó chịu, đỏ da, bề mặt nốt mụn nước se nhanh hơn.
- Sau 5-7 ngày: Các nốt mụn nước se bề mặt, đóng vảy và bắt đầu rụng, không bội nhiễm, ngứa giảm 80%.
- Sau 10 ngày: Nốt mụn nước rụng hết, không để lại thâm sẹo xấu trên da
BẠN CẦN BÁC SĨ TƯ VẤN THĂM KHÁM TRỰC TIẾP?
BẤM vào đây để LIÊN HỆ ngay !
85% trường hợp dứt điểm bệnh thủy đậu chỉ sau 1 liệu trình (10 ngày) dùng Ngưu Bì Giải Độc Ẩm. Những trường hợp thủy đậu quá nặng, có yếu tố bội nhiễm thì cũng không dùng thuốc quá 3 liệu trình.
Những ưu điểm của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm:
- 100% thảo dược sạch được lấy tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế).
- Quy trình chế biến thuốc nghiêm ngặt.
- Lộ trình điều trị rõ ràng, khoa học, tác động toàn diện.
- An toàn tuyệt đối, không tác dụng phụ.
- Cung cấp bởi nhà thuốc Đông y uy tín, “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018” do chính người tiêu dùng bình chọn.
Để trả lời yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin phép cung cấp địa chỉ của nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
- Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
- Website: https://tamminhduong.com/
- Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
- Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0903.876.437