Vảy nến móng tay là bệnh không quá phổ biến nhưng cũng không phải là hiếm. Vậy bệnh có những đặc điểm gì và người bị bệnh nên chăm sóc móng tay thế nào? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc cho người đọc về vấn đề trên.
Nội dung chính trong bài
Bệnh vảy nến móng tay và đặc điểm
Khái niệm: Vảy nến móng tay (vảy nến thể móng) là một bệnh của da liễu mà các tổn thương xuất hiện ở các móng tay hoặc móng chân. Trong cộng đồng, tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính.
Cũng như các bệnh vảy nến vùng kín, háng, chân,…bệnh vẩy nến ở móng tay dù không gây ra biến chứng nguy hiểm tuy nhiên nó có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tính thẩm mỹ. Nguyên nhân: Hiện nay vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gì gây nên bệnh. Tuy nhiên, đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ như:
- Cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng.
- Có tính chất di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ, anh, chị, em bị bệnh thì tỉ lệ con sinh ra, anh, chị, em khác cũng bị vảy nến móng tay sẽ cao hơn so với những người trong gia đình không có ai mắc bệnh này..
- Ô nhiễm môi trường, thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Thường xuyên căng thẳng, lo lắng, ăn ngủ không điều độ.
Yếu tố liên quan đến vùng da ở tay:
- Người có từng bị các bệnh về da tại vùng ngón tay những không được điều trị triệt để nên nay gây biến chứng tại móng tay.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại bằng tay như làm trong xưởng công nghiệp, nhuộm vải,…
- Sử dụng các loại sơn móng tay không đảm bảo nhiều chất độc hại.
Đặc thù thể hiện vảy nến móng tay
Triệu chứng lâm sàng của bệnh vẩy nến móng tay khá đa dạng và tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, cơ địa từng người. Nhìn chung được chia làm 4 giai đoạn với những triệu chứng sau:
- Giai đoạn 1: Màu sắc da vùng xung quanh móng tay có thể thay đổi thành màu vàng, xanh có khi là nâu sậm. Cùng với đó trên hoặc dưới các móng tay xuất hiện những nốt đốm trắng nhỏ.
- Giai đoạn 2: Các móng tay biến dạng. Trên bề mặt các móng tay có các rãnh hoặc những đường lằn, lỗ rỗ lõm có mức độ nặng tới nhẹ khác nhau tùy vào từng người.
- Giai đoạn 3: Bắt đầu đoạn nặng: Khi đó móng bắt đầu bong ra khiến bệnh nhân rất đau nhức và khó chịu. Lúc này, phía dưới các móng bắt đầu xuất hiện các lớp vảy trắng. Khi móng tay bong ra khỏi nền móng sẽ tạo điều kiện thuận lợi vi khuẩn sinh sôi, nảy nở ở vùng này. Từ đó, có thể dẫn đến các mảng màu vàng xuất hiện trên đầu móng tay. Móng tay ngày càng dày lên tạo cảm giác khó chịu.
- Giai đoạn 4: Các tổn thương do vảy nến móng tay khiến móng trở nên yếu và dễ bị chảy máu, cấu trúc móng tay ngày càng bị hư tổn. Lớp tế bào sừng hóa dưới da móng tay nhiều và dày lên hơn so với bình thường khoảng 2- 3 lần. Do đó khiến người bệnh khó chịu, đặc biệt là đau đớn khi sinh hoạt khi có tác động lực lên móng và ảnh hưởng nhiều tới tính thẩm mĩ.
Cách trị vảy nến móng tay
Có nhiều phương pháp chữa bệnh da liễu này từ Tây y sang Đông y. Dưới đây là các phương pháp trong tây y hiện nay đang được áp dụng:
Thuốc bôi trị vảy nến móng tay có tác dụng tại chỗ
Với những trường hợp bệnh vảy nến móng tay còn ở mức độ nhẹ thì nên sử dụng các loại thuốc có tác dụng tại chỗ để tăng hiệu quả điều trị và giảm các tác dụng phụ không mong muốn. Các thuốc thường được dùng như:
- Corticosteroid
- Calcipotriol (gần giống như vitamin D3)
- Tacrolimus
- Tazarotene
Sử dụng thuốc bôi có tác dụng toàn thân
Với bệnh vảy nến móng tay ở giai đoạn nặng hơn, cản trở đến việc đi lại và sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc có tác dụng toàn cơ thể cho bạn để điều trị bệnh. Các loại thuốc này tác dụng lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể nên sẽ gây ra một vài tác dụng phụ và về lâu dài sẽ xuất hiện những biến chứng khác. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:
- Cyclosporine
- Apremilast (Otezla)
- Retinoids
- Methotrexate
Ngoài các loại thuốc uống trên, bác sĩ có thể ra chỉ định bằng các loại thuốc dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch để điều trị vảy nến móng tay như tiêm corticosteroid, Humira (adalimumab), Otezla (apremilast) hoặc Enbrel (etanercept). Tuy nhiên, thuốc phải được tiêm khi có sự giám sát của bác sĩ để có thể hạn chế các tác dụng phụ, phản ứng mẫn cảm với thuốc. Tác dụng phụ cần phải dự phòng là hiện tượng kháng thuốc, tái phát hay bội nhiễm,…
Sử dụng chế phẩm sinh học
Ngày nay các chế phẩm sinh học được áp dụng trong các bệnh tự miễn khá nhiều. Cũng chính bởi vì khả năng điều trị bệnh cũng như hạn chế tác dụng phụ của chúng. Tuy nhiên giá thành còn khá cao và đây vẫn chưa phải phương pháp điều trị tận gốc bệnh, nhưng đã có những bệnh nhân khỏi tới 80-90%.
Tiêu diệt nấm
Khi bị bệnh vảy nến móng tay, móng tay người bệnh rất yếu nên nguy cơ mắc các vi khuẩn cơ hội và nấm rất cao.Vì vậy, điều trị bệnh cần phải dự phòng, điều trị nấm cùng lúc. Các thuốc thường dùng để điều trị mắc nấm cho người bệnh là:
- Itraconazole
- Terbinafine
Lưu ý: Các loại thuốc này có thể sẽ gây ra các tác dụng phụ như phát ban da hay gây tổn thương tế bào gan.
Cắt bỏ móng tay
Cắt bỏ móng tay có thể mang lại hiệu quả trong điều trị tuy nhiên lại không dễ dàng để đưa ra quyết định với bệnh nhân vì việc này gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Các phương pháp được áp dụng để cắt bỏ móng tay cho người mắc bệnh vảy nến là:
- Sử dụng tia X
- Dùng Ure có nồng độ cao để loại bỏ móng
- Phẫu thuật
Quang trị liệu chữa vảy nến móng tay
Có thể điều trị bệnh vẩy nến móng tay bằng liệu pháp quang học hoặc tia laser. Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ.
Phương pháp dựa trên tác dụng tiêu diệt vi khuẩn của tia cực tím. Nên sẽ có một máy phát tia cực tím rồi rọi đèn tia cực tím lên móng tay. Hơn nữa, quang trị liệu còn có khả năng tái tạo da, từ đó cải thiện tính thẩm mỹ cho móng tay.
Tuy nhiên khi sử dụng tia cực tím loại A (UVA) có nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư da. Phương pháp này chỉ điều trị triệu chứng, không có khả năng điều trị triệt để.
Một số lưu ý khi móng tay bị vảy nến để tránh bị hư
Những người bị bệnh cần kiêng một số loại thực phẩm sau:
- Những thực phẩm giàu protein và có tính tanh: Trứng, xúc xích, lạp xưởng, gà, tôm, cua, đồ hộp,…
- Tránh sử dụng đồ có chứa chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá,…
- Đường, chocolate, bơ, sữa, mỡ, đồ ngọt chứa đường hóa học,…
Khi móng tay, móng bị vảy nến thì nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều Vitamin A, nhóm B, C và các thức ăn kích thích hệ tiêu hóa, giúp chống táo bón: chuối tiêu, cà chua, khoai lang ruột vàng, đu đủ,…
- Ăn nhiều rau xanh các loại như cải xoăn, bắp cải, súp lơ, mướp đắng….
- Sử dụng các đồ ăn chứa nhiều omega 3,6,9 và kẽm như cá hồi, cá basa, cá thu,…
- Ăn thịt đỏ 1-2 lần/tuần, ăn đậu phụ để bổ sung đạm thay vì chỉ ăn thịt trắng.
- Uống nhiều nước: 1,5-2l nước hằng ngày.
- Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Sắp xếp các bữa ăn theo một giờ nhất định. Và luyện tập thể dục, chơi thể thao hàng ngày.
Có nên làm nail khi bị vảy nến móng tay?
Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh làm nail có hại cho móng tay đặc biệt ở những người bị bệnh vẩy nến móng tay. Tuy nhiên, tỷ lệ người bị bệnh nặng lên khi làm nail thì cao hơn so với những người không làm. Vì vậy bạn cần thật sự cân nhắc khi muốn làm nail. Hiện nay, nhiều tiệm đã không làm nail cho khách hàng mắc canw bệnh này và chỉ thực hiện các bước đơn giản như vệ sinh, cắt móng,…
Vảy nến móng tay là một bệnh gây phiền toái, khó chịu cho không ít người. Hy vọng, qua bài viết này bạn có thể áp dụng những kiến thức trên cho bản thân và người thân. Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe!