Viêm Amidan là gì? Hình ảnh, triệu chứng, nguyên nhân, thuốc chữa đặc trị như thế nào?. Nhận thấy được mối quan tâm to lớn này của hầu hết các bệnh nhân, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin bổ ích sau đây.
Nội dung chính trong bài
Viêm Amidan là gì?
Theo y học, Amidan bao gồm các tổ chức tế bào Lympho, có tác dụng bảo vệ đường họng, ngăn chặn sự phát triển của những tác nhân gây hại. Khi bị viêm amidan, Amidan sẽ bị suy giảm được chức năng, vô tình tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công dồn dập. Điều này gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau họng, nổi hạch, cổ họng bị sưng đỏ,…
Viêm Amidan được chia thành hai thể là Amidan cấp tính và Amidan mạn tính. Trong thể Amidan mạn tính, bệnh được phân loại thành 3 dạng là viêm quá phát, viêm hốc mủ, viêm xơ teo. Mỗi thể sẽ có những biểu hiện riêng biệt nên các phác đồ điều trị cũng khác nhau.
Nếu ngay từ thời điểm khởi phát, bệnh viêm Amidan không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, từ giai đoạn cấp tính chuyển sang mạn tính, bệnh sẽ có những chuyển biến xấu đi, gây hiện tượng chèn ép họng, dẫn đến khó thở. Lúc này người bệnh có thể phải cần đến sự can thiệp của phẫu thuật để chữa trị.
Viêm Amidan là loại bệnh lý đường hô hấp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt, những người có hệ miễn dịch yếu kém như trẻ em và phụ nữ mang thai, có khả năng mắc bệnh cao hơn những người khác.
Ngoài ra, bệnh viêm Amidan tuy không lây lan từ người sang người nhưng lại có đặc tính di truyền cao. Theo nhiều nghiên cứu cho biết, khả năng mắc bệnh do di truyền chiếm hơn 60% trong tổng số người bệnh.
Hình ảnh viêm Amidan
Để có những nhận định chính xác về tình trạng bệnh, cũng như xác định thể bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp hình vùng họng. Dựa vào kết quả hình ảnh, bác sĩ sẽ chỉ cho bạn biết vùng Amidan bị viêm, nguyên nhân gây bệnh là gì, bệnh đang ở giai đoạn nào. Dưới đây là một số hình ảnh viêm Amidan:
Hình ảnh viêm Amidan cấp tính đã cho chúng ta thấy tình trạng cổ họng bị viêm đỏ, khối Amidan bị sưng tấy, xuất hiện các lớp mủ li ti màu trắng. Đây là giai đoạn bệnh vừa khởi phát nên tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng.
Trên đây là hình ảnh viêm Amidan hốc mủ. Lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, khiến các khối Amidan sưng to hơn. Khoảng cách giữa hai khối Amidan càng gần thể hiện khả năng hô hấp của người bệnh đang có xu hướng yếu dần đi.
Ngoài ra, chúng ta có thể thấy viêm Amidan gây ra các nốt đốm trắng, vàng nổi trên Amidan. Các nốt đốm này có tần suất xuất hiện càng dày đặc, tức là mức độ nghiêm trọng của bệnh càng cao.
Viêm amidan không sốt?
Bệnh amidan xảy ra khi bộ phận này bị quá tải trong việc ngăn chặn lượng vi khuẩn, virus tiến vào cơ thể, nhìn rõ thấy sự viêm sưng. Nếu tình trạng này phát đi phát lại nhiều lần thì sức đề kháng của amidan sẽ yếu đi đáng kể và biến chứng thành viêm họng. Hiện nay, amidan viêm được chia thành 2 loại là thể cấp tính và thể mãn tính.
Viêm amidan có gây sốt, sốt là một triệu chứng thường thấy ở cả 2 thể bệnh:
Bệnh viêm amidan cấp tính gây sốt
- Trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, không bú mẹ, đau đầu, khóc nhiều.
- Trẻ bị sốt có thể lên tới 39 độ C kèm theo dấu hiệu rét run người. Nếu trường hợp trẻ bị viêm amidan sốt 39.5 độ C, bạn cần đưa trẻ đến viện cấp cứu ngay lập tức.
- Trẻ bị táo bón, nước tiểu ít và có màu sẫm.
- Nóng rát họng, đau họng, đau tai, đau khi ăn nuốt và ho đều là những dấu hiệu dễ thấy của bệnh.
- Ngoài ra, amidan bị viêm sẽ kèm theo nhiều bệnh hô hấp khác như viêm mũi, viêm họng, ho có đờm,….
Viêm amidan gây sốt mãn tính
- Ở thể bệnh này, trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc không sốt, không có triệu chứng ớn lạnh rét run. Những cơn sốt tập trung về buổi chiều (lưu ý: bệnh lao cũng hay sốt về chiều nên bạn cần phân biệt).
- Cơ thể người bệnh viêm amidan yếu, xanh xao, thiếu sức sống, da chân da tay lạnh.
- Người bệnh bị ho khan nhiều đặc biệt là sáng khi thức dậy.
- Người bệnh bị đau rát họng nên giọng nói bị biến đổi.
- Thường bị hơi thở hôi dù có vệ sinh răng miệng cẩn thận.
- Khi ngủ hay ngáy hoặc có tình trạng ngưng thở cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Triệu chứng viêm Amidan
Người bệnh nên sớm nhận biết các triệu chứng để có biện pháp phòng ngừa, điều trị thích hợp nhất. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh viêm Amidan:
- Đau họng: Khi Amidan bị viêm, vùng họng sẽ bị các virus tấn công, dẫn đến tình trạng đau rát, cổ họng bị sưng đỏ, viêm tấy.
- Triệu chứng viêm Amidan nổi đốm trắng, vàng: Nhiều trường hợp, trên Amidan và các khu vực xung quanh xuất hiện các đốm trắng, vàng. Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh thể hốc mủ.
- Phát sốt: Bệnh viêm Amidan gây ra phản ứng viêm với cơ thể, khiến người bệnh bị sốt cao khi về chiều. Nhiệt độ sốt có thể lên đến 38 độ C, thời gian sốt dao động từ 3-5 ngày.
- Khàn tiếng, mất giọng: Viêm Amidan gây ảnh hưởng đến cổ họng, làm suy giảm khả năng phát ra tiếng nói của người bệnh. Trường hợp nhẹ thì gây khàn giọng, biến đổi giọng nói, trường hợp nặng hơn thì dẫn đến tắt tiếng hoàn toàn.
- Hơi thở có mùi: Viêm Amidan tạo điều kiện cho các virus gây mùi hoạt động, khiến người bệnh thở ra có mùi. Ngoài ra, trong quá trình nhai nuốt thức ăn, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu.
- Đau tai: Ù tai, đau buốt tai, giảm thính lực,.. đều là những triệu chứng điển hình của bệnh.
Trường hợp trẻ em mắc bệnh viêm Amidan, các bé sẽ có những biểu hiện như đau họng, nhức đầu, chảy mũi, buồn nôn, suy nhược cơ thể, khó thở, mệt mỏi,… Một khi phát hiện con em mình có tình trạng này, các phụ huynh nên sớm đưa bé đi khám để có biện pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân viêm Amidan
Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm Amidan:
- Vi khuẩn: Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này. Người bệnh có thể bị tấn công bởi các loại vi khuẩn như tụ cầu, cầu tan huyết, yếm khí,…
- Nguyên nhân bị viêm Amidan do Virus: Một số loại virus gây bệnh như Adenoviruses, Epstein-Barr, Enteroviruses, Herpes simplex, Parainfluenza,…
- Thói quen vệ sinh răng miệng kém: Nhiều người có thói quen chỉ đánh răng một lần trong ngày, không sử dụng nước súc miệng. Điều này dẫn đến sự xâm nhập của những vi khuẩn, virus gây hại.
- Viêm Amidan do ô nhiễm môi trường: Việc sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm sẽ khiến cơ thể bạn hấp thụ nhiều chất khí độc hại, khói bụi, chất hóa hóa,… Điều này trước tiên ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp, cụ thể là vùng họng và Amidan.
- Nguyên nhân viêm Amidan do sự chuyển giao thời tiết: Nhiều trường hợp thời tiết thay đổi đột ngột có thể khiến người bệnh bị đau họng,…
- Ăn uống không lành mạnh: Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm đông lạnh, thường xuyên uống nước đá, đồ ăn kém vệ sinh,… có thể khiến bệnh viêm Amidan khởi phát.
- Do cấu trúc Amidan: Theo y học giải phẫu, cấu tạo của Amidan có nhiều lỗ hổng và khe hốc. Điều này vô tình trở thành môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây hại sản sinh và phát triển.
- Viêm Amidan do các bệnh hô hấp: Trường hợp người bệnh đã hoặc đang mắc các bệnh lý hô hấp như ho gà, viêm họng, sởi,.. có khả năng mắc bệnh cao hơn người khác. Đặc biệt, nếu trong gia đình có người thân từng bị bệnh, nguy cơ cao bệnh sẽ di truyền sang cơ thể bạn.
Thuốc điều trị viêm amidan
- Người bệnh viêm amidan có thể dùng Betadine
Betadine là dung dịch sát trùng, sát khuẩn cho những vết viêm, các tế bào bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng sát khuẩn trên da trước khi mổ amidan.
Liều dùng thuốc điều trị viêm amidan này với mọi độ tuổi đều như nhau, người bệnh chỉ cần lấy 20-30ml dung dịch pha loãng với 60ml nước để súc miệng trong 2 phút. Tốt nhất bạn nên dùng vào buổi sáng sau khi đánh răng xong, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Viêm amidan nên uống Clamoxyl
Clamoxyl hay còn được biết đến với tên gọi là Amoxicillin. Người bệnh có thể dùng Clamoxyl để điều trị viêm ở amidan, nhằm loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi vùng họng. Tuy nhiên, người bệnh phải dùng thuốc thật cẩn thật, bởi thuốc có thể phát sinh các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Đặc biệt, những đối tượng sau không nên dùng thuốc trị viêm amidan Clamoxyl:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Người đang uống thuốc kháng đông.
- Bệnh nhân suy thận.
Liều dùng của loại thuốc trị viêm amidan này cho người bệnh như sau:
- Người lớn: 750mg-3g, chia ra uống 3 lần mỗi ngày.
- Trẻ em dưới 40kg: 750mg-3g, chia ra uống 3 lần mỗi ngày.
- Trẻ em trên 40kg: 20-50mg/kg/ngày. Chia ra nhiều lần uống mỗi ngày, không quá 150 mg/kg/ngày.
- Thuốc đặc trị viêm amidan Amitase
Thuốc Amitase có tác dụng giảm sưng viêm, phù nề, sưng hạch bạch huyết,… Sử dụng thuốc sẽ giúp tác động lên các khối amidan, nhằm hạn chế tình trạng sưng to hơn.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy thuốc chữa viêm amidan này được dùng cho trẻ em. Riêng với người trưởng thành, liều dùng cụ thể là uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 1 viên. Người bệnh nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn.
Cách chữa viêm Amidan khác
Để phân biệt chính xác từng thể viêm Amidan, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, xét nghiệm máu và dịch họng. Từ đó, chẩn đoán tình trạng bệnh, đồng thời đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
- Trường hợp bi viêm Amidan nhẹ: Lúc này, người bệnh có thể tự thực hiện các bài thuốc dân gian tại nhà.
- Rau diếp cá: Hoạt chất trong rau diếp cá có tác dụng chống lại những vi khuẩn gây hại. Người bệnh đun sôi hỗn hợp nước vo gạo, rau diếp cá để uống mỗi ngày.
- Cách chữa viêm Amidan với Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn cực mạnh. Người bệnh có thể hòa tan mật ong và nước cốt chanh để uống từ từ.
- Điều trị viêm Amidan bằng Lá húng chanh: Loại dược liệu này giúp sát khuẩn, làm sạch đường họng hiệu quả. Bạn rửa sạch lá húng chanh, sau đó đem hấp cách thủy với đường phèn, chắt lấy nước sử dụng hằng ngày.
- Trường hợp bệnh viêm Amidan nặng: Ở giai đoạn này, người bệnh phải nhờ vào sự can thiệp của các liệu pháp y tế chuyên sâu là uống thuốc tây và phẫu thuật cắt Amidan.
- Chữa viêm Amidan bằng Thuốc Tây: Tùy vào từng thể trạng người bệnh mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc giảm phù nề, thuốc kháng viêm tại chỗ.
- Điều trị viêm Amidan với phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị tận gốc, giúp người bệnh hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro như sốc phản vệ, hệ miễn dịch suy giảm, nhiễm trùng,…
Do đó, trước khi tiến hành cắt bỏ Amidan người bị viêm Amidan nên xin tư vấn và chỉ định từ bác sĩ. Dưới đây là 3 trường hợp nên phẫu thuật:
- Tần suất tái phát bệnh cao, hơn 5 lần trong năm.
- Amidan sưng to, chèn ép đường họng, gây khó thở.
- Xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như áp xe thành họng, sưng hạch bạch huyết,…
Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp câu hỏi “Viêm Amidan là gì, có sốt không? Hình ảnh, triệu chứng, nguyên nhân, thuốc điều trị như thế nào?” Hy vọng qua đó người bệnh có thể lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp.