Có rất nhiều cách điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu, liệu rằng phẫu thuật cắt amidan có phải là phương pháp duy nhất để chữa bệnh dứt điểm? Bài viết dưới đây chia sẻ với bạn đọc các thông tin liên quan đến bệnh này, đồng thời cung cấp những bài thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả.
Nội dung chính trong bài
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?
Amidan là cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ vòm họng trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh. Amidan viêm hốc mủ được coi là một dạng khác của bệnh amidan mạn tính.
Phẫu thuật cắt bỏ bộ phận này được nhiều người tin rằng sẽ giải quyết tận gốc tình trạng này nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy. Thực chất, đây là giải pháp cuối cùng nếu các phương pháp khác không có hiệu quả.
Các ca bệnh bị viêm amidan hốc mủ nhẹ chỉ cần uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm là khỏi. Nếu vẫn cố tình cắt đi sẽ để lại hậu quả về sau như suy giảm hệ thống miễn dịch, đề kháng kém (nhất là ở trẻ nhỏ), chảy máu ở những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, xơ dính amidan, rối loạn đông máu.
Sau phẫu thuật người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác như viêm thanh quản, viêm họng mãn… Thêm vào đó, chi phí cắt amidan không hề rẻ, nên ngoại trừ trường hợp bắt buộc bạn cũng không nên thực hiện thủ thuật này.
Các trường hợp mà bạn sẽ được chỉ định cắt viêm amidan hốc mủ là:
- Người bị viêm hốc mủ tái đi tái lại nhiều lần không khỏi, không thể điều trị dứt khoát hoặc đã áp dụng các phương pháp nội khoa nhưng hiệu quả không đáng kể.
- Bệnh kéo dài, dễ tái phát kèm viêm hạch ở cổ, ung thư amidan.
- Các trường hợp bị áp xe amidan, biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang…
- Bệnh nặng gây tắc nghẽn đường hô hấp, khó thở, khó nuốt, đau rát khiến bạn ngủ không yên, xuất hiện cơn ngừng thở, ngáy nhiều khi ngủ.
Viêm amidan hốc mủ bã đậu
Bệnh amidan hốc mủ bã đậu là tình trạng viêm, nhiễm trùng diện rộng tạo thành các kén mủ màu trắng, vón cục như bã đậu. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến:
- Vi khuẩn, virus: Đây là căn nguyên gây bệnh phổ biến nhất do vùng hầu họng, trong đó có amidan là nơi tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây bệnh. Nếu hệ miễn dịch của cơ thể không đủ khỏe mạnh thì có thể bị virus và vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng và viêm amidan hốc mủ bã đậu.
- Quá sản của tổ chức bạch huyết: Mạch bạch huyết vùng cổ phát triển quá mạnh mẽ cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm nhiễm.
- Yếu tố thời tiết, môi trường, hơi, khí độc: Ô nhiễm môi trường, làm việc trong điều trị ẩm thấp, nhiều khói bụi, chất lượng không khí kém, khu vực nhiều hóa chất… không chỉ ảnh hưởng xấu đến hệ thống hô hấp mà còn tăng nguy cơ của nhiều bệnh khác.
- Lối sống thiếu khoa học: Thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng chưa tốt… làm tăng nguy cơ viêm amidan hốc mủ bã đậu.
Tùy vào giai đoạn mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau và hay bị nhầm với các bệnh thông thường ở đường hô hấp nên dễ bị bỏ qua. Các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường thấy là sưng, đau, nóng, đỏ vùng cổ họng, amidan sưng to khiến việc nuốt, nói chuyện khó khăn, có thể ho có đờm hoặc ho khan.
Đối với những trường hợp bệnh đã trở nặng, mủ trắng xuất hiện nhiều, vón cục như bã đậu, lan ra các vùng xung quanh. Người bệnh tự cảm nhận được những cục mủ lợn cợn trong vòng họng và hơi thở có mùi nghiêm trọng.
Ngoài ra, viêm amidan ở trẻ em và người lớn dạng hốc mủ bã đậu có thể sốt cao tới 40 độ, khó thở và thở khò khè như bị hen, cổ họng nhiều dịch đờm nhớt, giọng khàn, miệng khô, đắng. Do đau họng, khó nuốt mà người bệnh mất vị giác, ăn không ngon nên có thể bị thiếu dinh dưỡng và giảm cân.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của bản thân, khi gặp các triệu chứng bất thường thì bạn nên chủ động đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra những biến chứng không đáng có.
Mẹo chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian
Các mẹo chữa amidan bị viêm hốc mủ bằng dân gian vừa hiệu quả, an toàn lại rẻ tiền hơn các phương pháp khác rất nhiều lần. Ngoài ra, phương pháp này còn có một số ưu điểm khác như ít có tác dụng phụ, chi phí bỏ ra rất ít nên nhiều người không đủ điều kiện kinh tế cũng có thể thực hiện.
Bên cạnh đó, một số người bị dị ứng với các thành phần của thuốc Tây có thể sử dụng bài thuốc dân gian để thay thế. Tùy từng đối tượng và mức độ nặng nhẹ của viêm amidan hốc mủ mà áp dụng các bài thuốc khác nhau.
- Lá hẹ: Chuẩn bị một nắm lá hẹ, rửa sạch rồi thái nhỏ. Thêm vài lát gừng tươi thái sợi và vài thìa mật ong, cho vào bát nhỏ rồi đem hấp cách thủy. Sử dụng bài thuốc này hằng ngày giúp chữa ho, tiêu viêm hiệu quả.
- Rau diếp cá: Bài thuốc này sử dụng thêm hai nguyên liệu khác là mật ong và đường phèn. Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào bát nhỏ rồi đem hấp cách thủy sau đó lấy nước uống hằng ngày. Người bệnh cũng có thể làm bài thuốc trị viêm amidan hốc mủ khác, sử dụng lá diếp cá và một ít muối, giã nát lọc lấy nước, uống sau khi ăn chừng 30 phút vào mỗi buổi sáng và buổi tối.
- Lá bạc hà: Pha một ấm trà bạc hà, ủ khoảng 10-15 phút rồi uống khi còn ấm. Sử dụng lá bạc hà vừa có công dụng kháng viêm, giảm đau mà còn khử bớt mùi hôi miệng do mủ.
- Tỏi: Tỏi chứa tinh dầu có thành phần kháng viêm, tiêu sưng, hạn chế khả năng phát triển của các tác nhân gây bệnh vùng hầu họng, hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm đường hô hấp, trong đó có viêm amidan hốc mủ. Bài thuốc có thể áp dụng trong trường hợp này là tỏi ngâm giấm, mỗi ngày ngậm 10-15 phút giúp hạn chế tình trạng sưng tấy, nóng đỏ và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tỏi ăn cùng mật ong, ngậm một lúc rồi nuốt cũng có công dụng trị bệnh hiệu quả.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số điểm yếu nhất định, nổi bật là cho tác dụng chậm, phải sử dụng thời gian dài mới có hiệu quả. Thuốc chỉ có tác dụng với những trường hợp mới bị bệnh hoặc bệnh nhẹ. Hơn nữa, việc trị bệnh amidan hốc mủ theo dân gian chỉ có thể khắc phục tạm thời triệu chứng hoặc kìm hãm sự phát triển của bệnh chứ không điều trị triệt để.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này để bạn có thể chủ động phòng tránh và điều trị hiệu quả.