Viêm amidan nên ăn gì và không nên ăn gì thưa bác sĩ Iwt Hà Nội? Chế độ ăn uống gây ảnh hưởng đến từng diễn biến bệnh, nên bạn cần đặc biệt chú ý, tránh trường hợp bệnh trở nặng hơn. Theo lời khuyên của bác sĩ Iwt Hà Nội, dưới đây là danh sách thực phẩm nên và không nên ăn trong thời gian điều trị.
Nội dung chính trong bài
Viêm amidan nên ăn gì?
Bên cạnh liệu trình điều trị bằng thuốc, việc bổ sung những dưỡng chất cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định khả năng hồi phục của bệnh. Cụ thể, người bệnh nên tiêu thụ những loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều chất đạm: Việc bổ sung nhiều chất đạm giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Điều này tạo nền tảng vững chắc giúp người bệnh điều trị tốt hơn. Theo nghiên cứu cho biết, đối tượng có chế độ ăn giàu protein có thời gian điều trị nhanh và ít xảy ra các biến chứng hơn. Người bệnh có thể tìm mua những thực phẩm như trứng, sữa, thịt gà xé nhỏ,…
- Các loại rau củ và trái cây: Người bị viêm amidan nên ăn những loại rau củ tươi như dưa leo, súp lơ, bắp cải, rau khoai,.. chứa nhiều khoáng chất thiết yếu, giúp giảm viêm, làm lành các lớp niêm mạc bị tổn thương. Ngoài ra, rau củ chứa rất nhiều nước, có tác dụng bổ sung chất điện giải, cân bằng lượng nước trong cơ thể người bệnh. Hơn thế nữa, trong giai đoạn phát bệnh bạn nên ăn nhiều trái cây tươi để hấp thụ các loại vitamin, chất chống oxy hóa. Nếu việc nhai nuốt gây ra cảm giác đau đớn, người bệnh có thể xay ép trái cây, chắt lấy nước để uống.
- Thực phẩm có đặc tính kháng viêm cao: Nguyên nhân chính yếu dẫn đến bệnh amidan là do virus và vi khuẩn. Vì thế, người bị viêm amidan cần ăn nhiều thực phẩm có đặc tính chống viêm cao, nhằm tiêu diệt các tác nhân này. Có thể kể đến một số thực phẩm như gừng, mật ong, nghệ, củ cải,…
- Thực phẩm chứa nhiều chất kẽm: Trong quá trình điều trị bệnh amidan, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất kẽm như rong biển, thịt bò, gan bò, óc chó,… Các loại thực phẩm này có tác dụng đẩy nhanh hoạt động tái tạo khoáng chất của các tế bào Lympho T, giúp bảo vệ vùng họng trước những tác nhân gây hại. Ngoài ra, chất kẽm cũng làm tăng khả năng đề kháng, ngăn ngừa các bệnh lý như cảm lạnh, viêm họng, amidan mãn tính.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Vitamin C có tác động trực tiếp đến chức năng của các tổ chức Lympho, giúp tăng cường hoạt động hệ hô hấp. Có nhiều thực phẩm cung cấp vitamin C như cam, ổi, bưởi, dâu tây, chanh dây,… Theo chuyên gia cho biết, việc người bị viêm amidan ăn những loại thực phẩm này sẽ làm giảm 50% khả năng mắc các bệnh lý đường hô hấp.
Viêm amidan kiêng ăn gì?
Dưới đây là những loại thực phẩm mà bệnh nhân bị amidan viêm nên kiêng ăn:
- Thực phẩm cay nóng: Những loại gia vị như tiêu, ớt, mù tạt, tỏi, hành,.. đều có thể làm gia tăng nồng độ cay nóng của món ăn. Nếu hấp thụ những thực phẩm này, cơ thể người bệnh sẽ phát nhiệt, làm gia tăng tình trạng viêm. Hơn thế nữa, đồ cay nóng còn gây kích ứng lớp niêm mạc họng, dẫn đến việc nổi những đốm trắng trên amidan.
- Thực phẩm khô cứng: Trong quá trình điều trị, người bệnh viêm amidan không nên ăn các loại thực phẩm khô cứng như khô mực, khô cá, trái cây sấy, hạt dưa, hạt hướng dương,… Bởi những dạng thực phẩm này sẽ gây ra va chạm mạnh với khối amidan trong quá trình nhai nuốt. Điều này dẫn đến sự rách xước, chảy máu, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm đông lạnh: Nhiệt độ xuống thấp là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus sản sinh. Do đó, người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm đông lạnh trong thời gian này. Điển hình là các thực phẩm như kem, nước đá, đá bào,
- Đồ uống chứa cồn, chất kích thích: Hầu như tất cả các loại bệnh, bao gồm cả viêm amidan không sốt đều nên tránh uống các đồ uống có cồn, chất kích thích. Bởi chất alcohol, caffeine, ethanol có trong các loại đồ uống này gây kích ứng đường thở, tăng nhiệt độ cơ thể và làm mất cân bằng chất điện phân.
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe con người nói chung và đường hô hấp nói riêng. Hoạt chất có trong dầu mỡ gây kích ứng khối amidan, khiến cổ họng bị đau rát, sưng tấy. Hơn thế nữa, việc hấp thụ nhiều chất dầu mỡ sẽ khiến cơ thể thiếu nước, làm ứ đọng đờm ở vùng họng.
- Thực phẩm tươi sống: Đồ tươi sống tiềm tàng nhiều loại vi khuẩn, virus gây hại vì thế bị viêm amidan không nên ăn. Thể trạng người bệnh đang yếu, nếu tiêu thụ những loại thực phẩm này sẽ khiến cơ thể bị bội nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh cần tránh xa những món ăn như gỏi, sushi, rau sống,… trong thời gian điều trị.
- Thực phẩm chứa nhiều axit: Chất axit có trong những loại thực phẩm như cóc, xoài, me, chanh, giấm, tắc,.. gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm. Người bệnh có thể phát sinh cảm giác bị đau rát cổ họng, ho khan liên tục, khàn tiếng và mất giọng.
Chế độ ăn uống cho người viêm amidan
Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cũng nên thiết lập chế độ ăn uống phù hợp để bệnh tình nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là chế độ ăn uống cơ bản dành cho bệnh nhân có amidan bị viêm:
- Hạn chế ăn những thực phẩm có cấu tạo to, thô cứng nhằm làm giảm áp lực lên khối amidan bị viêm. Thay vào đó, người bệnh nên hấp thụ những món ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp cạnh,..
- Bổ sung đủ 2.5 lít nước mỗi ngày, giúp làm mát cổ họng, cân bằng chất điện phân, và tránh tình trạng mất nước. Người bệnh cũng có thể uống nước ép trái cây để thay thế, vừa có tác dụng cấp nước, vừa bổ sung dưỡng chất thiết yếu.
- Người bị viêm amidan nên ăn các loại thực phẩm có tác dụng tăng cường sức đề kháng như trái cây, trứng, ngũ cốc, rau xanh, thực phẩm chứa nhiều omega 3,…
- Chú ý đến số lượng thức ăn trong một bữa để làm giảm tần suất va chạm với vùng amidan bị tổn thương. Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá nhiều trong một lần.
- Tuyệt đối không sử dụng những đồ uống có ga, cồn, chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt,… Đặc biệt, người bệnh viêm amidan không nên hút thuốc lá trong thời gian này.
- Người bệnh ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa để có sức khỏe tốt, tao nền tảng vững chắc trong thời gian điều trị.
- Cân bằng thành phần dinh dưỡng trong từng bữa ăn, cung cấp đa dạng thực phẩm cho cơ thể. Điều này giúp cơ thể hấp thu đủ loại dinh dưỡng, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.
Hy vọng những thông tin đã giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi “Viêm amidan nên ăn gì và không nên ăn gì”, từ đó thiết lập được chế độ ăn uống phù hợp, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.