Viêm da cơ địa ở mặt, ở môi với những biểu hiện sần sùi, bong tróc da gây mất thẩm mỹ, và khó chịu cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số giải pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.
Nội dung chính trong bài
Các yếu tố gây bệnh viêm da cơ địa ở mặt và môi
Đây là một căn bệnh có tính di truyền, nghĩa là trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị mắc bệnh thì tỷ lệ phần trăm thế hệ sau bị nhiễm là rất cao. Ngoài yếu tố di truyền, bị bệnh viêm da cơ địa ở mặt, môi còn xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Cơ địa nhạy cảm, khiến làn da dễ bị dị ứng với các thành phần trong mỹ phẩm, hóa chất, lông động vật, phấn hoa,… Ngoài ra nồng độ ô nhiễm trong không khí vượt ngưỡng cũng chính là yếu tố dễ tác động đến những người thuộc nhóm này.
- Không bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, khiến hoạt động bài tiết kém, độc tố không được đào thải ra ngoài, bị tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ dễ gây viêm da mặt. Bên cạnh đó, việc không uống nước đầy đủ sẽ khiến làn da của bạn trở nên khô sạm, thiếu sức sống, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về da mặt khác.
- Những người bị mắc các bệnh như suy thận, viêm gan,.. sẽ có nguy cơ mắc viêm da cơ địa ở mặt hơn những trường hợp bình thường. Bởi đây đều là những cơ quan đảm nhận vai trò thải độc cho cơ thể, khi cơ quan này hoạt động kém hiệu quả, chất độc sẽ bị tích tụ trong cơ thể, lâu ngày rồi sinh bệnh.
Nội Dung Được Quan Tâm
- Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh: Cách chữa & chăm sóc bé tốt nhất
- Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em: Dấu hiệu & cách xử lý an toàn cho bé
- Viêm da cơ địa ở người lớn: Tác nhân gây bệnh & hướng chữa trị tốt nhất
- Viêm da cơ địa ở bà bầu, phụ nữ sau sinh & cách chữa an toàn nhất
- Viêm da cơ địa ở mông có nguy hiểm không? Cách chữa trị bệnh tận gốc
- Viêm da cơ địa ở đầu: Cách xử lý tốt nhất & loại dầu gội nên dùng
Da mặt bị ngứa, đỏ, bong tróc là bệnh gì
Theo các bác sĩ da liễu, viêm da ở mặt hoặc ở môi sẽ có các biểu hiện dưới đây:
- Khi bệnh mới xuất hiện, da mặt thường sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, khô ráp, bong tróc vảy, da mặt bị đỏ và lột da thậm chí là nổi mụn nước nếu người bệnh có những tác động vào vết thương. Hơn nữa, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ở vùng mặt, khi bị ngứa, phản xạ của chúng ta là sẽ gãi. Hành động này dễ khiến da trầy xước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, khiến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn.
- Hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ của mặt và môi bị viêm da cơ địa và môi thường bùng phát mạnh mẽ vào ban đêm hoặc khi thời tiết chuyển mùa, khiến người bệnh mất ngủ.
- Khi bệnh trở nặng, các bệnh về da mặt sẽ xuất hiện khiến cho da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy, bị viêm, sưng tấy, phù nề kèm theo hiện tượng chảy mủ, vùng da mặt bị bội nhiễm. Đặc biệt, những vết viêm nhiễm này có khả năng lây lan sang những vùng da lân cận nếu không được vệ sinh cẩn thận.
- Bệnh còn gây ra những triệu chứng đi kèm khác như viêm kết mạc mặt, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, mệt mỏi,…
Cách trị viêm da cơ địa ở mặt và môi
Biện pháp điều trị bệnh ở mặt và môi cũng tương tự như chữa viêm da cơ địa ở chân, tay, mông,… Ngoài việc áp dụng các loại thuốc Tây như thuốc kháng Histamin, thuốc kháng sinh bôi ngoài da thì người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian cực tốt sau:
Bài thuốc từ rau răm
Bài thuốc chữa bệnh bằng rau răm mang lại hiệu quả vô cùng tốt mà cách thực hiện lại đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm. Cách làm thực hiện như sau:
Rau răm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi dùng máy sinh tố xay nhuyễn. Sau đó dùng hỗn hợp rau răm xay nhuyễn đắp lên mặt khoảng 30 phút, mỗi ngày thực hiện 1 lần, kiên trì áp dụng trong vòng 2 tuần là các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm.
Điều trị viêm da cơ địa ở mặt, môi bằng lá trà xanh
Theo Đông y, lá trà xanh có vị chát, lành tính, không gây nóng như rau răm. Bởi vậy cách điều trị này được nhiều người sử dụng hơn cả.
Đầu tiên, người bệnh cần chuẩn bị 1 nắm trà xanh tươi, rửa sạch, dùng hai tay vò nát rồi cho vào ấm sắc. Đun sôi đến khi tinh chất trà xanh được thôi ra hết thì tắt bếp. Sử dụng nước này để rửa mặt, thực hiện hàng ngày, sau 5-6 tuần những vết mụn đỏ, bong tróc trên da sẽ sạch bong. Cách điều trị bằng trà xanh không những có hiệu quả tốt mà còn giúp làn da của chị em trắng, sáng trông thấy.
Đắp lá trầu không
Lá trầu không có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất tốt. Bởi vậy đây là một nguyên liệu không thể thiếu nếu bạn muốn đánh bay viêm da ở môi và trên mặt.
Để thực hiện, đầu tiên người bệnh cần chuẩn bị một vài lá trầu không tươi và một chút muối hột.
Đem lá trầu không rửa sạch với muối, giã nát rồi vắt lấy nước cốt.
Dùng nước cốt này đắp lên vùng mặt bị viêm trong khoảng 5-10 phút rồi rửa lại bằng nước mát. Tần suất thực hiện 3-4 lần/ tuần, kiên trì áp dụng 2-3 tuần, triệu chứng bệnh sẽ được thuyên giảm rõ rệt.
Cây lược vàng trị viêm da cơ địa ở mặt, môi
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong cây lược vàng có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa trên da rất tốt. Bởi vậy, các lương y đã sử dụng nguyên liệu này trong rất nhiều bài thuốc chữa viêm da, đặc biệt là ở mặt.
Đầu tiên, người bệnh cần chuẩn bị 10 lá lược vàng, rửa sạch rồi đem giã nát, vắt lấy nước cốt. Chia hỗn hợp thành 3 phần và uống trong ngày. Kiên trì áp dụng khoảng 1 tháng sẽ thấy biến chuyển rõ rệt.
Cách chữa viêm da cơ địa ở mặt, môi bằng Đông y toàn diện
Ngưu bì giải độc ẩm là bài thuốc Đông y toàn diện chữa viêm da cơ địa gồm bài thuốc uống – thuốc ngâm và thuốc bôi (dạng kem). Đây là bài thuốc được nghiên cứu bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, dựa trên những thành tựu trong điều trị bệnh da liễu của y học cổ truyền dân tộc.
Đóng vai trò chủ chốt là bài thuốc uống với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp. Thành phần của bài thuốc uống hội tụ nhiều loại thảo dược “kinh điển” trong điều trị bệnh da liễu gồm: Hoàng Cầm, Ngưu Bàng Tử, Kim Ngân Hoa, Hoàng Liên, Ké Đầu Ngựa, Kinh Giới, Liên Kiều, Sinh Hoàng Kỳ, Xích Thược, Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo và Cam Thảo.
Tùy theo tính chất, mức độ bệnh và thể trạng của từng người bệnh mà thành phần dược liệu sẽ được gia giảm khác nhau. Nhờ được cân – đong – đo – đếm thành phần dược liệu một cách chuẩn xác theo từng trường hợp mà hiệu quả điều trị cũng tối ưu hơn.
Cách sử dụng rất đơn giản, người bệnh sắc uống ngày 1 thang, một liệu trình tối thiểu diễn ra trong vòng 10 ngày, tối đa là một tháng sử dụng.
Ngoài uống thuốc, để rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh kết hợp dùng thuốc ngâm rửa (nấu nước để ngâm hàng ngày) và dùng thuốc bôi dạng kem để giảm ngứa, phục hồi da bị tổn thương.
100% thành phần thảo dược tự nhiên được lấy tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), đạt chuẩn CO-CQ về độ sạch và hàm lượng dược chất, không pha trộn tân dược, phụ gia và chất bảo quản nên không gây tác dụng phụ.
BẠN CẦN BÁC SĨ TƯ VẤN THĂM KHÁM TRỰC TIẾP?
BẤM vào đây để LIÊN HỆ ngay !
Thử nghiệm trên 100 trường hợp chữa viêm da cơ địa nói chung cho thấy 85% người bệnh phục hồi da chỉ sau 1-2 liệu trình điều trị. Cụ thể:
- Sau 2 ngày dùng thuốc: Giảm ngứa, giảm mẩn đỏ trên da.
- Sau 3-7 ngày dùng thuốc: 60% triệu chứng của bệnh được giải quyết.
- Dùng hết 1 liệu trình 10 ngày và củng cố thêm 1 liệu trình sẽ đạt kết quả bền vững, lâu dài nhất.
Bằng rất nhiều những thành tựu trong nghiên cứu và điều trị bệnh theo phương pháp YHCT, năm 2018 Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường nhận được bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018”. Đây là thành quả được công nhận bởi không chỉ đội ngũ chuyên gia mà còn bởi những người bệnh đã tin tưởng nhà thuốc.
Để trả lời yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin phép cung cấp địa chỉ của nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
- Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
- Website: https://tamminhduong.com/
- Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
- Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0903.876.437
Lưu ý khi da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy do dùng mỹ phẩm
Việc sử dụng mỹ phẩm, son gây dị ứng là một nguyên nhân dẫn đến mặt và môi bị bệnh. Vì vậy, người bệnh cần phải lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp để giảm nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ.
Khi dùng mỹ phẩm, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
- Khi bị viêm da ở mặt, ở môi người bệnh nên cân nhắc thật kỹ trước khi chọn mỹ phẩm chăm sóc da. Bởi trong thành phần của một số loại mỹ phẩm, kem dưỡng, có thể gây ra tình trạng kích ứng da, khiến bệnh tình bạn ngày một nặng hơn.
- Người bệnh có thể sử dụng các loại kem cấp ẩm cho da. Nên thoa kem dưỡng da sau khi da mặt đã được làm sạch hoặc bất cứ lúc nào nếu bạn thấy da quá khô. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bảo quản kem dưỡng ẩm ở trong tủ lạnh để mang lại cảm giác mát lạnh khi bôi.
- Bạn có thể thử sản phẩm trên một số vùng da nhỏ để kiểm tra xem có phù hợp với mình trước khi sử dụng trên mặt.
- Nên chọn những loại mỹ phẩm được chiết xuất từ thành phần tự nhiên, được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín.
- Không nên mỹ phẩm có mùi hương quá nồng, nên chọn những sản phẩm có kết cấu nhẹ nhàng, mùi hương thoang thoảng để hạn chế tình trạng kích ứng da.
Trên đây là một số nguyên nhân và giải pháp điều trị viêm da cơ địa ở mặt, ở môi. Bệnh nhân cần áp dụng kiên trì để mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Chúc bạn mau khỏi bệnh!