Viêm da tiếp xúc dị ứng, kích ứng, bội nhiễm là một trong những bệnh lý biểu bì mà mọi người hay mắc phải mỗi khi mùa hè oi ả ùa về. Vậy triệu chứng của những bệnh này là gì? Làm thế nào để phân biệt và có những cách phòng ngừa hiệu quả? Hãy cùng đọc kỹ bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính trong bài
Viêm da tiếp xúc dị ứng là gì?
Da bị viêm tiếp xúc là một bệnh lý về da liễu gây viêm, nguyên nhân là do hệ miễn dịch, nội tiết tố không ổn định hay khi da phải tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài không phù hợp gây dị ứng. Điều này được xác định là do thể trạng của từng người, có dễ bị kích ứng hay không hoặc chế độ ăn uống có điều độ hay không. Bệnh thường bắt đầu có dấu hiệu rõ ràng sau khoảng 1 ngày từ khi cơ thể bị tác động.
Viêm da cơ địa tiếp xúc với triệu chứng dễ nhìn thấy bằng mắt thường như mẩn đỏ, khó chịu, ngứa ngáy, càng tiếp xúc, càng gãi càng ngứa và đỏ hơn.
Bệnh được chia thành nhiều loại với những dấu hiệu và biểu hiện khác nhau, điển hình là: Viêm da tiếp xúc dị ứng, kích ứng, bội nhiễm.
Đúng như cái tên của nó, viêm trên da do tiếp xúc với các yếu tố không hợp với da, gây dị ứng. Khi các tế bào ngoài da lympho tcd4 bị tác động, nó sẽ tiết ra cytokin để kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể và xuất hiện tình trạng dị ứng.
Định danh viêm da tiếp xúc dị ứng l23
Viêm biểu bì tiếp xúc l23 là một trong những bệnh lý được phân loại cụ thể từ viêm tiếp xúc dị ứng dựa vào các yếu tố gây dị ứng. Có thể chia nhỏ hơn thành:
- L23.0. Do kim loại.
- L23.1. Do các chất dính.
- L23.2. Do các loại mỹ phẩm.
- L23.3. Viêm da tiếp xúc dị ứng L23 do một số loại thuốc bôi.
- L23.4. Do thuốc nhuộm.
- L23.5. Do các hoá chất độc hại như nhựa cao su, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm…
- L23.6. Do các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da (trừ thực phẩm).
- L23.7. Do thực vật (trừ thực phẩm).
- L23.8. Do các chất khác.
- L23.9. Do nguyên nhân không thể xác định được.
Viêm da tiếp xúc kích ứng là thế nào?
Viêm biểu bì tiếp xúc kích ứng có một vài nguyên nhân giống với viêm tiếp xúc dị ứng, vậy nên người bệnh có thể bị nhầm lẫn giữa 2 bệnh lý về da này. Yếu tố phổ biến nhất gây bệnh là những loại hoá chất tẩy rửa, làm trắng, acid bị tiết ra từ pin, thành phần của mình xịt hơi cay… Ngoài ra, đơn giản hơn là chất tẩy của xà phòng giặt quần áo, với một sức tẩy rửa mạnh khi tiếp xúc nhiều lần với da người, hoặc sau khi giặt quần áo bạn không rửa tay lại sạch sẽ, cũng sẽ là một yếu tố gây kích ứng da. Hoặc thành phần của thuốc nhuộm tóc ảnh hưởng đến da đầu hoặc da tay người thợ nhuộm.
Các triệu chứng điển hình của viêm da tiếp xúc kích ứng là xuất hiện đột ngột, tổn thương da do mụn nước, bọng nước, đi kèm với ngứa nhẹ, nóng rát và hơi đau. Có khi sẽ bong tróc da, nứt nẻ và thô ráp.
Bệnh sẽ không lây nhiễm từ người này sang người khác mà chỉ mang tính chất cá nhân và di truyền. Rất nhiều trường hợp mẹ hoặc bố bị dị ứng với kim loại bạc và con cũng có những dấu hiệu tương tự. Tuy nhiên, các bạn không cần phải quá lo lắng, chỉ cần phát hiện ra những triệu chứng ban đầu và có biện pháp can thiệp thì hoàn toàn kiểm soát được tình hình bệnh. Ngoài ra, những người có tiền sử bị viêm kích ứng, dị ứng sẽ tự hạn chế bản thân tiếp xúc với những yếu tố đó khi không quá cần thiết.
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm
Loại bệnh lý viêm biểu bì tiếp xúc bội nhiễm sẽ nguy hiểm hơn đối với cơ thể con người vì nguyên nhân trực tiếp là do vùng da đó bị vi khuẩn xâm nhập hoặc bị nhiễm khuẩn nấm. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng khó lường nên cần phải hết sức cẩn thận và có phương pháp điều trị phù hợp kịp thời.
Khi người bệnh vệ sinh cá nhân không cẩn thận, không sạch sẽ, tiếp xúc với các hoá chất độc hại cho cơ thể và da người, một số kim loại gây bệnh, kim loại gỉ sét chứa nhiều vi khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng viêm da tiếp xúc do bội nhiễm. Một số khác bắt nguồn từ viêm tiếp xúc dị ứng, kích ứng với những nốt mụn nước bị vỡ ra xuất hiện các vết thương hở và không được vệ sinh đúng cách cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Vì bệnh có thể đi vào sâu trong cơ thể nên trường hợp lan ra toàn thân là rất dễ gặp phải. Những giai đoạn sau của bệnh, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, có hiện tượng sốt, kén ăn, giảm khả năng vận động do vùng da bị tổn thương, sưng tấy, đau nhức rất khó chịu.
Xem thêm >> Viêm da cơ địa đối xứng là như thế nào và cách nhận biết chính xác
Việc phát hiện và bắt đầu điều trị bệnh mang yếu tố quyết định thời gian bị bệnh vì chúng có thể được chữa khỏi nhanh chóng. Hiện nay, với công nghệ y khoa phát triển, người ta sẽ chỉ điều trị viêm biểu bì tiếp xúc lâu nhất là hơn 1 tháng, tuỳ thuộc vào mức độ bệnh và độ thích nghi với thuốc của cơ thể.
Bên cạnh đó, trong quá trình chữa viêm da tiếp xúc dị ứng, kích ứng, bội nhiễm cũng cần phải có sự hợp tác từ phía bệnh nhân như chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh vùng da bị tổn thương. Bổ sung những thực phẩm tốt cho cơ thể, cho việc tái tạo làn da mới và tránh xa những đồ ăn có khả năng gây kích ứng, dị ứng.
Thường xuyên để bệnh nhân nằm ở những chỗ thoáng mát, rộng rãi, có gió nhẹ và cách xa người khác một chút. Tránh không gian bí, hẹp và đông người khiến người bệnh càng khó chịu, ngứa ngáy gây đỏ vết thương.
Viêm da tiếp xúc dị ứng, kích ứng, bội nhiễm là một bệnh lý rất dễ xảy ra ở nhiều người do cơ địa, gây mất thẩm mỹ ngoài da và ảnh hưởng rất nhiều tới con người. Tuy nhiên, lại không khó để chữa dứt điểm bệnh. Chỉ cần các bạn phát hiện kịp thời và đúng phương pháp thì có thể hết ngay trong vài ngày. Hãy chọn cho mình những địa chỉ khám bệnh uy tín và những loại thuốc phù hợp nhé!