Hiện tượng viêm da tiết bã ở mặt khiến nhiều người cảm thấy tự ti, khó chịu, đặc biệt là khi giao tiếp. Bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nó sẽ làm da mặt bị tổn thương. Do đó khi mắc bệnh giai đoạn đầu, bạn nên có hướng chữa trị phù hợp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Nội dung chính trong bài
Viêm da tiết bã ở mặt như thế nào?
Bệnh lý này là hiện tượng trên da của người bệnh tự nhiên xuất hiện những mảng bong tróc, ửng hồng lên. Những vị trí có thể bị bệnh gồm da mặt, da cổ, vùng ngực hoặc cả sau lưng. Nó tuy không gây ngứa hay đau rát như bệnh về da khác nhưng sẽ khiến ngoại hình người bệnh ảnh hưởng lớn.
Viêm da cơ địa tiết bã ở mặt là dạng bệnh mãn tính, nó xảy ra khi hoạt động của tuyến bã nhờn bị rối loạn. Bệnh sẽ tái phát nhiều lần trong năm nên khá khó chữa trị. Mỗi đợt bệnh sẽ kéo dài khoảng 14 ngày hoặc dài hơn tùy theo cơ địa mỗi người. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, nhất là vào mùa đông hanh khô sẽ khiến bệnh phát triển mạnh.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do:
- Việc vệ sinh da mặt không đúng cách khiến bã nhờn, bụi bẩn còn ẩn sâu trong lỗ chân lông.
- Viêm da tiết bã trên mặt do da có quá nhiều dầu hoặc nội tiết tố bên trong bị rối loạn. Yếu tố này thường gặp ở những người ở tuổi dậy thì hoặc đang mang bầu.
Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả người già và trẻ nhỏ. Với trẻ sơ sinh, bệnh sẽ xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi. Sau đó, tình trạng này sẽ giảm nhanh chóng. Thế nhưng một số trường hợp da mẫn cảm thì bệnh có thể tái phát nhiều lần.
Viêm da tiết bã ở mặt trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, bệnh sẽ hay gặp ở vùng lông mày, cằm, quanh mí mắt, vùng da ở má má hoặc hai bên cánh mũi của bé. Bệnh sẽ khiến da mặt của bé xuất hiện những vết hồng ban, vảy bong ra và khá nhờn, dính.
Nguyên nhân gây nên tình trạng da mặt bị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là do sự tấn công của vi nấm Malassezia furfur vào da. Đây là loại nấm men thường dễ phát triển trong những vùng da nhiều dầu. Bên cạnh đó, bệnh có thể do ảnh hưởng của những yếu tố như:
- Do hormone di truyền từ người mẹ khiến trẻ có da mặt của bé tiết dầu thừa từ khi mới sinh ra, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
- Do trong gia đình đã từng có người bị bệnh khiến bé cũng gặp phải tình trạng này.
- Do thời tiết thay đổi, môi trường ẩm thấp, nấm mốc hoặc có nhiều bụi từ vải.
Thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt
Để điều trị tình trạng này, trước hết người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Sau đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc tây như:
Điều trị viêm da tiết bã nhờn trên mặt bằng thuốc kháng nấm tại chỗ
Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc dành cho da tổn thương tổn thương ở mức độ nhẹ đến trung bình. Bệnh nhân có thể sử dụng một số thuốc kháng nấm tại chỗ chứa Ketoconazol, Ciclopirox. Một số trường hợp nên đổi sang dùng thuốc chứa Zinc pyrithione hoặc Selenium sulphide.
Thuốc bong vảy tại chỗ giúp giảm hiện tượng da chết
Do bệnh lý này có dấu hiệu nhận biết là những mảng da bong tróc có màu trắng dạng vảy. Vì thế để làm giảm đi hiện tượng này, bạn nên dùng các loại thuốc bong vảy tại chỗ chứa Propylene glycol, Acid lactic và Urea.
Bệnh viêm da tiết bã trên mặt dùng thuốc bôi da có chứa corticoid
Dạng thuốc bôi này có chứa các dẫn xuất như Desonide, Fluocinolon và Betamethason sẽ giúp da hạn chế tổn thương nhiều hơn. Tuy nhiên thuốc chứa corticoid không nên lạm dụng vì thành phần này dễ gây phản ứng phụ.
Các thuốc kháng nấm dạng uống
Nếu da bị tổn thương quá nặng hoặc không hấp thụ thuốc dạng bôi tốt thì bạn hãy chuyển sang dùng thuốc kháng nấm dạng uống. Lúc này, thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt này sẽ đi vào cơ thể và gây ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc bôi ức chế calcineurin
Loại thuốc này có tác dụng làm giảm hiện tượng ngứa và sưng viêm ở da. Đặc biệt, thuốc không gây phản ứng phụ và không hề làm teo da. Người bệnh có thể dùng các loại thuốc bôi ức chế calcineurin như Tacrolimus hay Pimecrolimus đều phù hợp.
Kháng sinh đường uống
Nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn khi đã dùng các loại thuốc bôi thì việc dùng kháng sinh đường uống là liệu pháp phù hợp. Những loại thuốc này sẽ giúp ngăn chặn quá trình nhiễm trùng và tổn thương trên da.
Bên cạnh những loại thuốc Tây kể trên, người bệnh có thể tham khảo thêm những bài thuốc Đông y từ các thảo mộc tự nhiên lành tính trị viêm biểu bì tiết bã mặt như:
Xem thêm >> Viêm da tiếp xúc dị ứng, kích ứng, bội nhiễm là gì và cách xử lý
Bài thuốc bôi ngoài giúp hạn chế bã nhờn
Bài thuốc bôi ngoài từ sự kết hợp của các dược liệu như nghệ, chiết xuất từ cây sơn, trầu không, ô liên rô, đạm trúc diệp. Thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng đóng vảy sừng và sưng viêm trên da. Đồng thời, thuốc cũng giúp da giảm tiết nhờn và trở nên thông thoáng hơn.
Điều trị viêm da tiết bã ở mặt bằng thuốc uống trong
Bài thuốc uống trong của đông y được bào chế từ kim ngân hoa kết hợp với các thảo mộc khác. Trong đó gồm có kinh giới, tang bạch bì, sinh địa, hạ khô thảo, bồ công anh, khổ sâm, hoàng cầm.
Tác dụng bên trong của thuốc là giúp giải độc ở các cơ quan bên trong cơ thể người bệnh như gan, thận. Ngoài ra, thuốc còn hỗ trợ làm mát gan, tiêu viêm.
Cách trị viêm da tiết bã ở mặt với thuốc ngâm rửa
Trong Đông y, thuốc ngâm rửa có thành phần gồm ích nhĩ tử, lá trầu không, mò trắng, ô liên rô và dâu tằm. Thuốc dùng ngoài sẽ giúp sát khuẩn vết thương, tẩy dầu trên da. Khi thấm vào tầng biểu bì, thuốc sẽ làm sạch bụi bẩn và hạn chế tổn thương lan rộng hơn.
Để các loại thuốc trên phát huy được công dụng chữa bệnh hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Vệ sinh da mặt thường xuyên để cải thiện dần dần các triệu chứng của bệnh. Với trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ có thể dùng thêm các loại tinh dầu để làm mềm da bé.
- Bên cạnh các cách chữa viêm da tiết bã ở mặt nên sử dụng kem dưỡng ẩm làm dịu da như A – derma, Atopalm, Bioderma, Eucerin, Dexeryl để giữ ẩm trên da.
- Bổ sung thêm nhiều hoa quả tươi, rau xanh để cung cấp đủ nước cho da, giảm đi tình trạng bong vảy. Đồng thời các khoáng chất trong rau, củ, quả cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
- Các bậc phụ huynh hãy cắt móng tay cho bé để tránh hiện tượng bé cào tay lên da mặt gây ra những vết thương hở. Với bé lớn hơn, bạn nên dặn bé không nên gãi mạnh vào da để tránh da bị bong tróc.
Trên đây là những thông tin liên quan tới bệnh viêm da tiết bã ở mặt. Bài viết cũng đã nêu ra những loại thuốc đông – tây y chuyên dùng để điều trị bệnh. Bạn đọc hãy ghi nhớ những thông tin trên để sử dụng khi cần thiết nhé!