Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là loại bệnh lý phổ biến nhất ở gan do tác nhân virus gây ra. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh mãn tính tại Việt Nam ở mức cứ 8 người thì có 1 người bị và có đến 40% số người bệnh thiệt mạng do biến chứng thành ung thư gan.
Nội dung chính trong bài
Viêm gan B có lây không?
Trước tiên, đây là bệnh lý nhiễm trùng tế bào ở gan do tác nhân virus hoặc ngoài virus gây ra (ví dụ như yếu tố ô nhiễm chất độc hại, thức ăn không lành mạnh, nghiện rượu bia và chất kích thích thời gian dài,…).
Có 5 loại virus chính gây bệnh là virus siêu vi A, B, C, D, E. Trong đó,bệnh do siêu virus Hepatitis B Virus (viết tắt HBV) xâm nhập. Đây là căn bệnh có tính lây nhiễm cao gấp 100 lần HIV/AIDS, tồn tại ở cả 02 dạng cấp tính và mãn tính.
Xem thêm: Top những nguyên nhân viêm gan B cần hết sức chú ý
Thông thường, thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 2,5 tháng. Các dấu hiệu cho thấy đã mắc HBV diễn ra “thầm lặng” khiến người bệnh không biết mình đã nhiễm. Đặc biệt với giai đoạn mãn tính, khi xuất hiện những triệu chứng lâm sàng thì bệnh đã chuyển biến xấu và đe dọa đến tính mạng.
Bệnh viêm gan B có lây không? Câu trả lời là có. Bạn cần phải hết sức chú ý, có thể dựa vào một số biểu hiện cơ bản để nâng cao cảnh giác và đi thăm khám ngay, bao gồm:
- Vàng da, vàng mắt
- Đau bụng, đi ngoài phân chảy và nát
- Phân màu xám nhạt, nước tiểu đậm màu
- Buồn nôn, ói mửa
- Đau các cơ và khớp
- Sốt nhẹ, bỏ ăn, mệt mỏi, buồn ngủ,…
- Các triệu chứng của bệnh viêm gan B trên hầu như giống với bệnh do virus siêu vi A (HAV) và kèm theo một vài “cảnh báo” nghiêm trọng khác như: Bụng trương sình; bầm tím, sưng phù các mắt cá chân; khó đông máu khi bị thương ngoài da.
Thống kê cho thấy, 1/3 dân số thế giới đang mắc HBV, tập trung chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển. Nếu điều trị chậm trễ thì ¼ số bệnh nhân mãn tính có nguy cơ tử vong do suy giảm chức năng gan, xơ gan, ung thư gan.
Viêm gan B lây qua đường nào?
Bệnh lây qua những con đường nào là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Tuy virus có mức độ truyền nhiễm từ người bệnh sang người lành được so sánh là cao hơn rất nhiều lần với HIV, nhưng 3 phương thức truyền dẫn chính yếu thì tương tự, đó là:
- Đường máu: Xảy ra trong các trường hợp khi tiếp xúc vết thương hở giữa da người bệnh và người khỏe; sử dụng các chế phẩm máu có chứa HBV; dụng cụ phẫu thuật, đồ dùng xăm trổ, xỏ khuyên, làm móng chưa được sát khuẩn sạch; dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bơm kim tiêm;…
- Đường mẹ – con: Đây là hình thức lây nhiễm theo chiều dọc từ bà mẹ mang HBV mãn tính thì 90% sinh con bị mắc bệnh nếu sản phụ không được kiểm tra, phát hiện. Quá trình truyền virus phát sinh nhiều nhất trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ cho đến ngày thứ 7 sau khi sinh nở, chiếm khoảng 70% nguy cơ em bé mới chào đời mắc viêm gan B.
- Đường quan hệ tình dục: Đây là do virus “trú ngụ” trong dịch âm đạo, tinh dịch của người bệnh và lây sang bạn tình cùng giới hay khác giới trong các trường hợp quan hệ không dùng bao cao su, quan hệ không an toàn. Nếu hành vi giao hợp quá mạnh bạo, gây tổn thương cho da và các bộ phận khác thì càng tạo điều kiện lây nhiễm bệnh cao.
Vậy các con đường khác như đường tiêu hóa, đường hô hấp, việc ăn uống và tiếp xúc nước bọt có bị lây HBV không?
Viêm gan B lây qua đường ăn uống không?
Mặc dù virus HBV có khả năng sống ngoài cơ thể đến 7 ngày, nhưng việc dung nạp thức ăn được nấu bởi người nhiễm, lỡ uống phải nguồn nước không sạch, ăn hải sản tươi sống bắt từ nguồn nước nhiễm bẩn, ăn bốc bằng tay không,… đều không gây lan truyền bệnh.
Xem thêm: Viêm gan b nên ăn gì, ăn rau gì và nên hạn chế ăn gì tốt?
Bệnh lây qua đường tiêu hóa không?
Giống với việc virus không lây qua đường ăn uống, HBV cũng không truyền được qua đường tiêu hóa.
Nếu người khỏe mạnh lỡ đưa tay chưa rửa vào mũi miệng, dùng chung các dụng cụ (như chén, đũa, muỗng,…), gắp chung thức ăn với người bệnh,… thì không nên quá lo lắng và nghĩ đến việc ăn riêng. Theo cách thông thường, HBV không tồn tại được trong môi trường dạ dày và hệ tiêu hóa nói chung.
Viêm gan B lây qua nước bọt không?
Các hoạt động hằng ngày như nói chuyện, hắt hơi, ho làm bắn nước bọt; ăn chung đồ ăn với nhau, dùng chung dụng cụ ăn uống có dính nước bọt; hành động ôm hôn giữa người khỏe với người bệnh “lành lặn” (nghĩa là bệnh nhân không có vết thương bên ngoài chảy máu);… cũng không phát hiện được sự lây lan HBV. Chỉ với những dịch lỏng có nguồn gốc từ máu được các cơ quan bài tiết ra mới “hiện diện” loại virus này.
Xem thêm: Viêm gan b nên ăn gì, ăn rau gì và nên hạn chế ăn gì tốt?
Bệnh lây qua đường hô hấp không?
Việc người khỏe mạnh tiếp xúc bình thường qua sinh hoạt giao tiếp, ho, hắt hơi, hít thở trong cùng một không gian kín, chơi với trẻ con mắc virus,… cũng không tạo ra nguy cơ nhiễm phải bệnh qua đường hô hấp.
Bệnh viêm gan B có di truyền không?
Bệnh có tính lây lan, nhưng không có yếu tố di truyền. Một số người cho rằng bệnh lý này di truyền từ cha mẹ sang con cái, suy nghĩ này không đúng.
Do quá trình phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV nhưng không có cách phòng ngừa cho em bé, khiến bào thai bị dính dịch nhầy của mẹ khi đi qua ống âm đạo hoặc các vết thương tiếp xúc nhau khi trẻ bú sữa ở núm vú bị trầy xước. Điều này đã dẫn đến sự truyền nhiễm virus, chứ không thuộc phạm trù bệnh di truyền.
Cần làm gì để tránh lây nhiễm viêm gan B
Tiêm vắc xin phòng bệnh
Tiêm chủng vắc xin đủ liệu trình là phương thức ngăn ngừa chính. Vắc xin giúp tạo ra kháng thể chống lại HBV cho hơn 95% em bé mới sinh, trẻ em, thanh thiếu niên. Mức độ bảo vệ sức khỏe lên đến 20 năm hoặc suốt đời.
Các đối tượng được khuyến khích tiêm chủng nhất bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai, trẻ em mới chào đời cần nên tiêm phòng viêm gan B;
- Người thường hiến máu nhân đạo hoặc tiếp máu;
- Người hiến tạng hoặc ghép tạng, chạy thận;
- Nhân viên y tế hoặc người làm công việc thường tiếp xúc với máu;
- Người thường quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc đã giao hợp với người bị HBV mãn;
- Người sống trong nhà lao hoặc môi trường tập thể;
- Bệnh nhân HIV/AIDS, người tiêm chích ma túy;
- Những thành viên sống trong gia đình có người bệnh;
- Khách du lịch chưa tiêm ngừa đầy đủ và thường di chuyển đến các vùng địa lý có tỷ lệ HBV cao.
Các biện pháp khác phòng tránh viêm gan B
- Không dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo, bàn chải,….
- Mang bao tay hoặc thiết bị bảo hộ khi tiếp xúc với máu của người bệnh.
- Xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe các cặp vợ chồng trước hôn nhân; sử dụng các hình thức quan hệ tình dục an toàn.
Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào? Bệnh do virus qua 3 đường chủ yếu là đường máu, mẹ truyền sang con, quan hệ tình dục. Phòng tránh lây nhiễm bệnh bằng cách chú ý giữ an toàn trong các vấn đề liên quan đến truyền máu, thói quen sinh hoạt lành mạnh. Trong đó, tiêm chủng vắc xin là cách cần thiết, hiệu quả cao để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.