Viêm gan mãn tính đang là một loại bệnh ngày càng phổ biến ở Việt Nam bệnh. Có rất nhiều những nguyên nhân gây bệnh. Vậy bệnh này được chẩn đoán và điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính trong bài
Viêm gan mãn tính có tự khỏi?
Khi bệnh viêm ở gan đã kéo dài qua giai đoạn 6 tháng đầu tiên. Thông thường, bệnh này hay xảy ra đối với những người bị mắc các bệnh về gan, bệnh rất khó phát hiện vì nó không xuất hiện những triệu chứng đặc biệt, chúng âm thầm gây hại cho cơ thể người trong vòng vài năm. Có đến 50% tỷ lệ người mắc bệnh mà không hề phát hiện ra bệnh.
Những biểu hiện giúp bạn nhận biết mình có khả năng cao đã mắc bệnh là: Cơ thể mệt mỏi, vàng da, chán ăn, hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng, thường xuyên đi ngoài. Người bệnh nhìn thiếu sức sống, mắt lờ đờ, sắc tố thay đổi. Bạn cần đi khám sớm hơn để có những phương án điều trị kịp thời.
Thời gian đầu, khoảng 3-6 tháng đối với những người bệnh bệnh, có khoảng 90% hệ miễn dịch của nhiều người bệnh xuất hiện loại kháng thể có khả năng chống lại virus HBV nên chúng sẽ tiêu diệt các loại virus.
Hiện nay, chưa có một chứng minh khoa học nào khẳng định viêm gan mãn tính có thể tự khỏi. Tuy vậy, đối với 10% người bệnh còn lại sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính – Đây là giai đoạn hết sức nguy hiểm và có nhiều biến chứng.
Thật lo lắng khi ở thể mãn tính, bạn sẽ chung sống với loại virus này suốt đời, có nguy cơ lây bệnh cho người khác và cần một phác đồ điều trị hiệu quả để duy trì sự sống.
Viêm gan mãn tính không đặc hiệu là gì?
Thể bệnh không đặc hiệu là bệnh viêm do siêu vi B, kéo dài trên 6 tháng và có biểu hiện bằng hội chứng viêm và hội chứng hoại tử. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là con cái có mẹ bị bệnh, những người chăm sóc bệnh nhân, (vợ) chồng của bệnh nhân, những người có quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh, người dùng chung kim tiêm hoặc các thủ thuật xuyên qua da,…
Ngoài những triệu chứng lâm sàng thường thấy như rối loạn tiêu hóa, chán ăn mệt mỏi, vàng da vàng mắt,… Ngoài ra, bạn cũng có thể xét nghiệm sàng lọc đối với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có mẹ bị bệnh, sống chung nhà với người mắc ung thư gan, có tiền sử nghiện ma tuý, truyền máu, phẫu thuật hay quan hệ tình dục không an toàn,…
Viêm gan mãn tính là bệnh chưa tìm ra thuốc điều trị khỏi hoàn toàn để có thể loại bỏ virus HBV ra bên ngoài cơ thể, người nhiễm bệnh chỉ dùng thuốc hỗ trợ với mong muốn kiềm chế sự phát triển của bệnh và hạn chế những tác hại xấu đến gan.
Phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay chính là tiêm vacxin, một lộ trình tiêm gồm 3 mũi và sẽ tiêm trong vòng 6 tháng. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc sớm để bảo vệ sức khỏe bản thân và hạn chế thấp nhất khả năng có thể mắc bệnh.
Cách chẩn đoán viêm gan mãn tính
Đây là một bệnh không dễ phát hiện nên cần sử dụng những phương pháp xét nghiệm, sinh thiết phù hợp với từng tình trạng bệnh để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Để chẩn đoán bệnh sau khi có những nghi ngờ khi có các triệu chứng đặc biệt, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu nhằm phát hiện men gan có tăng cao, những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan cấp tính.
4 cách chẩn đoán chính xác bệnh viêm gan mãn tính và phổ biến nhất hiện nay:
- Xét nghiệm máu và xét nghiệm các chức năng gan để kiểm tra chính xác các vấn đề của gan. Từ đó xác định được nguyên nhân và độ tổn thương mà gan đang phải chịu.
- Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc xác nhận dương tính, bạn có thể thử xét nghiệm siêu vi B hoặc siêu vi C.
- Ngoài ra, các bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết gan để kiểm tra độ nghiêm trọng, có chuyển biến thành xơ gan hay ung thư gan không.
- Trong trường hợp bạn mắc bệnh viêm gan B mãn tính, bạn có thể được chỉ định siêu âm 6 tháng/ lần để tiến hành sàng lọc bệnh ung thư gan.
Áp dụng các hình thức xét nghiệm để bác sĩ có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất tình trạng, cũng như sức khỏe hiện tại của người bệnh. Để từ đó các bác sĩ có thể đưa ra các phác đồ điều trị bệnh hiệu quả và những phương án điều trị dự phòng để giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều trị viêm gan mãn tính
Như đã nói ở trên, bệnh hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để, vì thế cần tìm ra cách tốt nhất để ngăn chặn sự phát triển của bệnh và hạn chế trường hợp chuyển sang suy gan hay xơ gan.
- Sử dụng thuốc kháng virus trong trường hợp nguyên nhân gây bệnhh là do siêu vi B hoặc C. Hiện tại, các loại thuốc điều trị được đánh giá mang lại hiệu quả cao.
- Mắc bệnh do sử dụng nhiều rượu bia thì cần ngừng hoàn toàn các loại đồ uống có cồn. Đây là cách làm giảm sự phát triển của bệnh, đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng gan tốt hơn.
- Nguyên nhân mắc viêm gan mãn tính do những bệnh lý chuyên môn thì sẽ có những phác đồ riêng để điều trị. Bạn có thể nghe tư vấn từ bác sĩ thăm khám cho mình.
- Ngoài ra, hãy có kế hoạch kiểm tra gan định kỳ phòng trừ những biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh việc chữa trị, một vài sự thay đổi trong chế độ sinh hoạt cần được người bệnh áp dụng để giúp bệnh tình có những tín hiệu tích cực hơn:
- Trong bất cứ trường hợp nào, rượu bia là thứ nằm trong danh sách cấm sử dụng trong việc điều trị bệnh viêm gan mãn tính.
- Không nên sử dụng những loại thuốc có thể gây tổn thương cho gan. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ với bất kỳ loại thuốc nào, kể cả những đồ bổ hay thảo dược cũng cần kiểm định kỹ càng.
- Bệnh dễ lây, đặc biệt với những người sống gần nhau nên người bệnh cần có biện pháp bảo vệ cho những người xung quanh.
Viêm gan mãn tính không thể tự khỏi, bạn cần những loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển tình trạng viêm. Hy vọng những kiến thức bổ ích trong bài viết sẽ giúp bạn có phương pháp kiểm soát bệnh tật tốt hơn. Chúc bạn mau khoẻ.