Bị bệnh viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì luôn là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh. Căn bệnh này gây ra những cơn đau khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bị gián đoạn công việc. Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến và có thể chữa dứt điểm bệnh nên thường là ưu tiên số một của người bệnh.
Nội dung chính trong bài
Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì?
Viêm hang vị dạ dày uống thuốc gì là vấn đề không chỉ của riêng người bệnh. Bởi đây là hiện tượng tổn thương xảy ra ở vùng hang vị dạ dày. Khi mắc bệnh, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như đau thượng vị, đầy hơi chướng bụng kèm theo ợ hơi, buồn nôn và nôn.
Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như hẹp vị môn, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Bệnh có hai phương pháp điều trị phổ biến, đó là sử dụng phương pháp Tây y và Đông y.
Chữa viêm hang vị dạ dày với bài thuốc tự nhiên
Ngoài thuốc tây, người bệnh có thể điều trị viêm hang vị bằng một số loại thuốc Đông y phổ biến, ít gây tác dụng phụ và khá dễ tìm. Các loại thảo dược này rất dễ uống và ít có tác dụng phụ:
- Đậu rồng: Trong đậu rồng có chứa chất kháng axit dạ dày, trung hòa axit và kháng viêm hiệu quả. Cách dùng: Rang hạt đậu rồng già cho đến khi ngửi thấy mùi thơm rồi ăn 10 – 14 hạt trước bữa ăn, ăn mỗi ngày 2 lần
- Lá mơ lông: Lá mơ lông có tác dụng giải độc, trừ viêm, giảm sưng ở niêm mạc dạ dày, giảm nhanh các cơn đau, kích thích ngon miệng. Cách dùng: Đem lá mơ lông rửa sạch sau đó xay nhuyễn để lấy phần nước cốt rồi pha với nước uống. Uống hai lần mỗi ngày trước bữa sáng và bữa tối.
- Vỏ bưởi: Vỏ bưởi có khả năng ngừa viêm, làm giảm dịch vị dạ dày, giảm cơn đau dạ dày hiệu quả. Cách dùng: Lấy vỏ bưởi phơi khô và vài lát gừng tươi đun sôi với nước khoảng 5 phút. Đợi nước nguội rồi uống mỗi ngày trước các bữa ăn
- Chữa viêm hang vị dạ dày bằng nghệ: Nghệ có tác dụng giảm tổn thương, làm lành niêm mạc dạ dày rất hiệu quả. Cách dùng: Pha tinh bột nghệ với nước uống trước bữa ăn 10 – 20 phút, ngày uống 2 lần
- Cam thảo dây: Cam thảo dây có tác dụng sát khuẩn và hạn chế tăng tiết dịch vị dạ dày hiệu quả, nhờ đó giảm hình thành những vết loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Cách dùng: Dùng phân thân và lá cam thảo sắc lấy nước uống mỗi ngày
- Vỏ quất: Vỏ quất có chứa một lượng tinh dầu lớn giúp kháng viêm, chống loét hiệu quả. Cách dùng: Vỏ quất có thể nấu với cháo thành một món ăn vừa ngon miệng, vừa cải thiện tình trạng viêm hang vị.
- Nước ép khoai tây: Nước ép khoai tây có khả năng ngăn ngừa tình trạng đau thắt bụng do viêm dạ dày ở hang vị, đặc biệt là sau khi ăn. Cách làm: Gọt vỏ, rửa sạch khoai tây rồi cho vào máy ép. Uống 1/2 ly trước bữa ăn khoảng 30 phút nhưng đừng uống quá nhiều vì rất dễ no.
Đơn thuốc Tây chữa viêm hang vị dạ dày
Khi điều trị viêm hang vị bác sĩ thường kê các loại thuốc để làm giảm hoặc trung hòa lượng axit tiết ra trong dạ dày. Thông thường, trong đơn thuốc sẽ có ba nhóm thuốc sau:
- Thuốc trung hòa axit: Nhóm thuốc có tác dụng trung hòa axit trong dịch dạ dày phổ biến nhất là Antacid. Đây là loại thuốc dạng gel, có tính bazo do thành phần chính của nó là một số muối hydroxide như Nhôm hydroxit, Magie hydroxide.
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole và esomeprazole là hai loại thuốc phổ biến nhất thường được kê trong nhóm này. Những loại thuốc này hỗ trợ và điều trị tình trạng tổn thương của các mô dạ dày bằng cách ức chế quá trình sản sinh axit trong dịch dạ dày.
- Thuốc diệt vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp (H. pylori) là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm hang vị. Vì thế nếu muốn điều trị bệnh tận gốc, cần các loại thuốc kháng sinh đối phó với các loại vi khuẩn, nhất là khuẩn Hp. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị viêm dạ dày ở hang vị gồm có: Amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, levofloxacin…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Trong đơn thuốc can thiệp bệnh viêm hang vị dạ dày không thể thiếu được nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc. Nhóm thuốc này có công dụng ngăn ngừa axit cũng như pepsin, một loại enzyme trong dạ dày tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc.
- Nhóm thuốc kháng histamine H2: Ranitidin và Cimetidin là hai loại thuốc được dùng rộng rãi nhất trong nhóm các loại thuốc kháng histamin H2. Nhóm thuốc này thường tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất axit trong dịch dạ dày, từ đó điều chỉnh nồng độ axit của dạ dày. Nhờ tác dụng này, các loại thuốc kháng histamine H2 còn dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhẹ.
Ưu, nhược điểm của các loại thuốc kể trên
Viêm hang vị là căn bệnh có thể chữa theo cả hai phương pháp Đông Y và Tây y. Cả hai phương pháp này đều có tác dụng chữa dứt điểm bệnh nhưng cũng có những lưu ý riêng để đạt được hiệu quả cao nhất.
Ưu điểm
Các loại thuốc nam có hiệu quả trị dứt điểm bệnh viêm hang vị, tác dụng lâu dài và chống bệnh tái phát hiệu quả. Ngoài ra, các vị thuốc thảo dược còn có thể bồi bổ cơ thể, phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Nhược điểm
Tuy vậy, cách chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam sẽ có tác dụng chậm hơn thuốc tây, chính vì thế cần kiên trì để đến khi việc điều trị có kết quả.
Việc điều trị bệnh bằng thuốc cần kết hợp với một lối sống lành mạnh.
Nhược điểm của các loại thuốc Tây
Thuốc trung hòa axit
Nhóm thuốc này có ưu điểm là khá phổ biến và có tác dụng nhanh ngay sau khi sử dụng. Tuy vậy, nhóm thuốc này có tác dụng ngắn (khoảng 3 giờ) và gây ra một số tác dụng phụ và tương tác với các loại thuốc chữa trị phối hợp khác.
Hợp chất chứa nhôm thường gây táo bón, chứa magie thường tiêu chảy. Những hợp chất chứa magie, nhôm, canxi thường dễ kết hợp và tạo phức với một số thuốc, điển hình là kháng sinh nhóm quinolon, cyclin gây ra cản trở quá trình hấp thụ kháng sinh….
Thuốc giảm tiết axit
Các loại thuốc được dùng can thiệp cho bệnh viêm hang vị dạ dày thuộc nhóm giảm tiết axit đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Các thuốc kháng thụ thể H2 – histamine có thể ngăn tiết axit tốt hơn các loại thuốc trung hòa axit. Tuy vậy, tỷ lệ tái phát bệnh sau khi dừng thuốc là 50% trong vòng 6 tháng và gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, mệt mỏi…
Còn với thuốc ức chế bơm proton, trên 90% bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng sau 6 – 8 tuần điều trị. Tuy vậy, tỷ lệ tái phát lên đến trên 80% trong vòng 6 tháng khi ngừng sử dụng và người bệnh gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn. táo bón, đau đầu, buồn nôn…
Thuốc bảo vệ niêm mạc
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày là một “lá chắn thép” cho dạ dày, có công dụng diệt vi khuẩn Hp. Tuy vây, khả năng diệt khuẩn của loại thuốc này không cao, thường chỉ diệt được 20% số lượng H. pylori ở người bệnh nên phải kết hợp với các loại thuốc kháng sinh để đạt được hiệu quả cao nhất.
Lưu ý khi uống thuốc với người viêm hang vị dạ dày
Trong quá trình điều trị viêm hang vị bằng thuốc nên lưu ý một số điểm sau để quá trình trị liệu đạt hiệu quả cao nhất.
- Dù dùng bất kỳ loại thuốc nào, hay điều trị theo phương pháp nào thì việc đầu tiên người bệnh cần làm là tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý bỏ thuốc hoặc thêm, bớt bất kỳ loại thuốc nào trong toa.
- Nếu muốn kết hợp thuốc tây và thuốc nam thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ
- Nếu muốn việc điều trị đạt kết quả tốt nhất thì nên kết hợp dùng thuốc với một lối sống khoa học, chọn lọc thực phẩm khi ăn và có một thời gian biểu làm việc – nghỉ ngơi kết hợp với vận động hợp lý.
- Ăn uống đúng giờ, tránh để bị đói hoặc quá no
- Kiêng các loại chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm căng thẳng, stress… để tránh tác động xấu đến dạ dày
Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì là chủ đề được được nhiều người quan tâm, Bởi đây là một vấn đề rối loạn tự miễn, khiến dạ dày chịu tổn thương nghiêm trọng. Bệnh thường gây ra cảm giác khó chịu và cần phải điều trị gấp để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có một nguồn tham khảo hữu ích trong việc điều trị bệnh viêm hang vị.