Viêm thanh quản ảnh hưởng lớn đến khả năng nói và phát ra âm thanh của người bệnh. Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc các triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa căn bệnh này tại nhà một cách hiệu quả nhất.
Nội dung chính trong bài
Viêm thanh quản là gì?
Viêm thanh quản là tình trạng hộp giọng nói (thanh quản) bị nhiễm trùng, kích thích gây ra viêm. Bên trong thanh quản là dây thanh âm của bạn. Với người bình thường, dây thanh âm được mở và đóng trơn tru giúp chuyển động và rung động tạo ra âm thanh.
Nhưng với người bệnh viêm dây thanh quản lúc này dây thanh âm thường bị kích thích hoặc bị viêm, sưng. Kết quả là gây ra âm thanh biến dạng khiến giọng nói của người bệnh. Trong một số trường hợp, người bị viêm thanh quản gần như mất giọng nói, không thể nói thành lời được.
Viêm thanh quản có thể ở dạng cấp tính (bệnh không kéo dài) hoặc dạng mãn tính (bệnh kéo dài, lặp lại nhiều lần). Hầu hết các trường hợp dạng cấp tính do nhiễm virus tạm thời. Đôi khi bệnh khàn tiếng kéo dài là cảnh báo cho tình trạng bệnh nguy hiểm tiềm ẩn.
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm thanh quản cần được chẩn đoán cụ thể. Để biết được bản thân có mắc bệnh hay không, bạn cần thăm khám bác sĩ định kỳ, theo dõi các triệu chứng bệnh kịp thời. Dưới đây là các triệu chứng bệnh thường gặp.
Triệu chứng viêm thanh quản
Các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản thường kéo dài trong khoảng một vài tuần ở hầu hết trường hợp. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh có thể gồm:
- Khàn tiếng
- Giọng nói yếu hoặc mất giọng
- Người viêm thanh quản thường có cảm giác nhột và cổ họng
- Đau họng
- Cổ họng khô
- Ho khan
Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh viêm thanh quản cấp tính có thể tự chăm sóc như nghỉ ngơi, không nói và uống nhiều nước thì các triệu chứng bệnh trên có thể thuyên giảm.
Thăm khám bác sĩ ngay nếu các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản của bạn ngày càng tồi tệ và kéo dài hơn hai tuần. Cụ thể:
- Khó thở
- Ho ra máu
- Bị sốt sẽ không biến mất
- Cơn đau ngày càng tăng
- Khó nuốt
Với trẻ em bị viêm thanh quản, cha mẹ cần chú ý cho trẻ đến khám bác sĩ ngay nếu gặp các triệu chứng hít vào khó khăn, bị sốt cao, khó thở, khó nuốt.
Thông thường bệnh viêm thanh quản có thể điều trị tại nhà. Nhưng các triệu chứng nặng, xảy ra lâu ngày không khỏi có thể do tình trạng co thắt thanh quản, viêm nắp thanh quản, viêm phế quản… có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Vì thế, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân viêm thanh quản
Nguyên nhân cấp tính
Hầu hết các trường hợp bệnh viêm thanh quản là tạm thời và cải thiện sau khi nguyên nhân cơ bản trở nên tốt hơn. Nguyên nhân gây cấp tính bao gồm:
- Nhiễm virus (phổ biến nhất là virus cúm A và virus cúm B, virus gây bệnh cảm lạnh)
- Nguyên nhân bệnh viêm thanh quản cấp do căng thẳng thanh quản gây ra bởi quá trình la hét, nói quá nhiều
- Do vi khuẩn như bạch cầu
- Thay đổi thời tiết
- Hội chứng trào ngược dạ dày.
Nguyên nhân mãn tính
Khi các triệu chứng bệnh kéo dài hơn ba tuần, lặp lại nhiều lần được gọi là viêm thanh quản mãn tính. Loại bệnh này thường do tiếp xúc với chất kích thích lâu dài, chấn thương… Những nguyên nhân gây viêm mãn tính bao gồm:
- Hít các chất kích thích, khói hóa chất, chất gây dị ứng
- Nguyên nhân viêm thanh quản mãn tính do trào ngược dạ dày thực quản
- Người mắc bệnh viêm xoang mãn tính
- Người nghiện rượu
- Người bệnh viêm thanh quản sử dụng giọng nói quá mức (ca sĩ, người cổ vũ…)
- Hút thuốc, ngửi mùi khói thuốc thụ động.
Có một số trường hợp người bệnh viêm thanh quản khàn giọng mãn tính do các nguyên nhân như ung thu, chấn thương, đột quỵ, liệt dây thanh âm, ung thư phổi… Đây đều là những bệnh nghiêm trọng vì thế người bệnh cần thăm khám ngay khi mất giọng.
Viêm thanh quản có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, những người sau sẽ có yếu tố rủi ro cao hơn: người bị cảm lạnh, viêm phế quản, viêm xoang; người tiếp xúc với các chất kích thích, môi trường hóa chất thường xuyên.
Cách chữa viêm thanh quản
Cách chữa bệnh tốt nhất là cho giọng nói của bạn nghỉ ngơi, không nói khi đang bị bệnh. Khi giọng nói được nghỉ ngơi, thanh quản sẽ tự phục hồi. Nếu viêm thanh quản nặng, các bác sĩ sẽ kê thuốc corticosteroid giúp giảm sưng để điều trị bệnh.
Điều trị viêm thanh quản bằng thuốc Tây
Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị bệnh khi tình trạng bệnh không thuyên giảm. Bao gồm thuống kháng sinh nếu trường hợp bệnh gây ra do vi khuẩn là dạng viêm thanh quản cấp. Đơn thuốc corticosteroid sử dụng để kháng viêm khi tình trạng bệnh nặng.
Ngoài ra, các trường hợp do các tác nhân gây bệnh khác như trào ngược dạ dày, viêm xoang, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị các bệnh lý gây viêm thanh quản trước khi điều trị. Các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, paracetamol trong trường hợp người bệnh gặp cơn đau do bệnh để giúp giảm cảm giác khó chịu.
Nếu bạn bị đau, các bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Midol, Motrin ). Chú ý tuân thủ hướng dẫn và liều lượng để kết quả điều trị tốt nhất. Bệnh nhân viêm thanh quản có thể cần được phẫu thuật trong trường hợp thanh quản bị tổn thương nặng sau khi polyp hoặc nốt sần phát triển.
Cách chữa viêm thanh quản tại nhà
Người bệnh có thể thử một số biện pháp khắc phục tại nhà bao gồm:
- Uống nhiều nước hơn để điều trị bệnh hiệu quả. Có thể khi nuốt bạn cảm thấy đau nhưng hãy cố gắng uống nhiều nước để tốt cho cơ thể và thanh quản. Người bị viêm thanh quản không sử dụng rượu bia và cà phê khi bị bệnh bởi chúng chứa thành phần chất kích thích khiến cổ họng khô, khó chịu hơn.
- Bệnh nhân viêm thanh quản sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc hơi nước ấm từ nước nóng cho căn phòng của bạn để giúp tránh khô họng, làm dịu thanh quản. Tránh môi trường khói bụi, khói thuốc lá gây kích ứng và làm khô họng.
- Người bị bệnh viêm thanh quản cũng chú ý sử dụng nước muối ấm súc miệng thường xuyên giúp làm dịu viêm, giảm sưng. Ngoài ra, cần tránh môi trường khói bụi, phòng khô để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
- Sử dụng các liệu pháp điều trị viêm thanh quản bằng thảo mộc chữa đau họng, rát họng và vấn đề thanh quản như khuynh diệp, bạc hà, cam thảo… Dùng sắc nước uống theo chỉ định của bác sĩ để giúp tình trạng bệnh thuyên giảm.
Phòng tránh viêm thanh quản
Để phòng tránh bệnh, cần chú ý phòng ngừa các yếu tố kích thích dây thanh âm và môi trường sống:
- Người bị bệnh viêm thanh quản không hút thuốc lá cũng như tránh việc ngửi khói thuốc thụ động. Bởi khói thuốc lá có thể làm cổ họng bạn bị khô và kích thích dây thanh quản của bạn.
- Bệnh nhân viêm thanh quản hạn chế uống rượu, các chất kích thích, cà phê: Gây mất nước, làm cổ họng khô dễ gây viêm
- Uống nhiều nước hơn để phòng ngừa bệnh viêm thanh quản hiệu quả. Do nước giúp giữ chất nhầy trong cổ họng và làm sạch cổ họng hiệu quả.
- Chú tránh thức ăn cay có thể gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc ợ nóng
- Bổ sung các thực phẩm phòng ngừa bệnh viêm thanh quản như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả trong chế độ ăn uống. Những thực phẩm này đều tốt cho sức khỏe, cung cấp lượng vitamin A, C, E phong phú để giữ cho niêm cổ họng của chúng ta luôn khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tốt.
- Người bệnh viêm thanh quản hạn chế hắng giọng vì điều này có thể gây hại cho thanh quản, gây ra tình trạng dây thanh quản rung động bất thường, làm tăng nguy cơ sưng. Bên cạnh đó, thói quen hắng giọng có thể khiến cổ họng tiết ra nhiều chất nhầy hơn làm cổ họng càng khó chịu.
- Bệnh nhân viêm thanh quản hạn chế nhiễm trùng đường hô hấp trên, hạn chế cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh đường hô hấp có nguy cơ lây.
Viêm thanh quản là một bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Vì thế người bệnh cần chú ý đến các phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.