Viêm xung huyết hang môn vị là bệnh lý phổ biến hiện nay nhưng thường bị mọi người phớt lờ vì nghĩ rằng đây là bệnh không nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây, từ đó biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Nội dung chính trong bài
Viêm xung huyết hang môn vị là gì?
Nhiều người nghe tên bệnh viêm xung huyết hang môn vị thì tỏ ra bất ngờ, lạ lẫm không biết hang môn vị là gì.
Đây là một căn bệnh không hiếm gặp và có tỷ lệ người mắc cao bên cạnh viêm xung huyết hang vị dạ dày. Chính vì thế, trước khi tìm hiểu về căn bệnh này, chúng ta cần định vị vị trí của hang vị nằm ở đâu của dạ dày.
Hang môn vị là điểm thấp nhất và nằm ngang, từ góc bờ cong nhỏ tới cuối lỗ môn vị của dạ dày (tiếp nối giữa dạ dày và tá tràng). Vị trí của hang môn vị rất quan trọng vì đây là nơi giữ thức ăn lâu nhất.
Tại đây, thức ăn được xáo trộn cùng dịch vị và được nghiền nhỏ thành những mảnh vụn chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa. Mặt khác, vì là điểm thấp nhất nên hang môn vị chịu nhiều tác động của axit dịch vị và dễ bị tổn thương.
Viêm xung huyết hang môn vị dạ dày là tình trạng niêm mạc vùng hang vị môn bị tổn thương viêm do vi khuẩn, dẫn tới việc các mạch máu giãn nở gây xung huyết niêm mạc dạ dày.
Các cơn đau của bệnh thường xuất hiện sau khi sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu hoặc thứ ăn cay nóng hay sau khi uống thuốc giảm đau và chống viêm.
Ở giai đoạn đầu, bệnh viêm xung huyết hang môn vị không gây nguy hiểm và cơ hội điều trị dứt điểm tương đối cao. Tuy nhiên các triệu chứng ban đầu thương khá mờ nhạt, bệnh nhân dễ chủ quan khiến bệnh biến chứng nguy hiểm và khó chữa.
Nếu không được can thiệp đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy trọng như: Đau dạ dày dữ dội, loét dạ dày, xung huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí nguy hiểm hơn là mắc ung thư dạ dày, nhất là trường hợp bệnh nhân bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp.
Dấu hiệu viêm xung huyết hang môn vị
Thường thì ở giai đoạn đầu, bệnh viêm xung huyết môn vị không có triệu chứng cụ thể hoặc có triệu chứng rất mờ nhạt, không rõ ràng, tùy vào mức độ viêm. Vì vậy mà rất nhiều bệnh nhân chủ quan, không chịu đi khám bệnh vì nghĩ không nguy hiểm.
Hầu hết người bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày phát hiện ra bệnh khi vô tình đi khám bác sĩ. Trong một vài trường hợp rõ nét hơn, người bệnh viêm xung huyết môn vị xuất hiện các biểu hiện như:
- Cảm giác đau âm ỉ hoặc rất dữ dội ở vùng bụng nằm phía trên rốn. Cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn no, về đêm hoặc khi thời tiết thay đổi.
- Thường xuyên bị hơi, ợ chua xảy ra liên tục gây ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người bệnh.
- Buồn nôn và nôn thường đi kèm với triệu chứng khó tiêu. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể nôn ra dịch nhầy và chất lượng phân xấu, có mùi hôi khác thường.
- Đầy bụng, khó tiêu. Đây là tình trạng phổ biến nhất của viêm xung huyết hang môn vị dạ dày.
- Có cảm giác nóng, bỏng rát ở vùng bụng trên xảy ra đi kèm với chứng khó tiêu.
- Mất cảm giác ngon miệng, thậm chí nôn ra máu.
- Phân có dấu hiệu thay đổi: Phân lúc lỏng, lúc đặc, đôi khi phân rắn thành cục như phân dê hoặc phân có màu tối như màu hắc ín.
- Người bệnh gầy gò, ốm yếu, xanh xao, cơ thể bị thiếu chất trầm trọng, suy dinh dưỡng.
Cách xử lý viêm xung huyết hang môn vị
Trước khi bắt tay vào điều trị xung huyết hang môn vị, cần tìm hiểu kỹ lưỡng về nguyên nhân gây bệnh để sử dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp có khả năng điều trị bệnh viêm xung huyết hang môn vị. Trong đó, phương pháp được các bác sĩ sử dụng phổ biến nhất là kê thuốc kháng sinh. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc như:
- Thuốc kháng axit để làm giảm axit trong dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng bệnh.
- Thuốc ức chế vi khuẩn Hp: sử dụng khi cơ thể bị nhiễm khuẩn.
- Thuốc chống viêm: kích thích phục hồi vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Tham khảo: Viêm xung huyết hang vị mức độ nhẹ, vừa và nặng phải làm gì?
Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm xung huyết môn vị được lưu truyền trong dân gian vừa an toàn, vừa hiệu quả như:
- Bài thuốc trị xung huyết hang vị từ trà gừng: Gừng tươi cắt lát mỏng, hãm cùng 2 thì cà phê mật ong và nước nóng.
- Bài thuốc từ mật ong và nha đam: Sơ chế 100g nha đam và cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó cho vào máy xay cùng 2 muỗng cà phê mật ong. Sử dụng hỗn hợp 2 lần/ngày.
- Bài thuốc dân gian từ củ nghệ: Chọn 5-6 củ nghệ tươi, sơ chế sạch sẽ. Sau đó, nghiền nát thành bột mịn xay thành bột và trộn với mật ong. Sử dụng 3 lần/ngày trước bữa chính 30 phút.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị viêm xung huyết hang môn vị, chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị viêm hang môn vị dạ dày. Do đó, người bệnh cần cần xây dựng chế độ ăn uống như sau:
- Không sử dụng chất kích thích như: hút thuốc lá, rượu bia.
- Tránh đồ cay nóng hoặc gia vị có vị cay, nóng.
- Kiêng các loại nước uống có gas.
- Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, bơ và thịt mỡ.
- Tích cực bổ sung các loại trái cây tươi và rau quả như chà là, cà tím, cà chua và các loại rau lá xanh.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Ăn đúng bữa, không để bụng đói, cũng không nên ăn quá no nhằm tránh tạo sức ép lên dạ dày.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về căn bệnh viêm xung huyết hang môn vị dạ dày. Mỗi người cần quan tâm tới vấn đề sức khỏe, tránh trường hợp chủ quan không đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng của bệnh.