Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là xuất huyết bao tử hiện nay đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt là có dấu hiệu trẻ hóa dần bởi những lý do khách quan. Cùng bài viết tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng và phác đồ điều trị căn bệnh “đặc biệt” này.
Nội dung chính trong bài
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày còn được biết đến là chứng chảy máu dạ dày, là hiện tượng lớp niêm mạc vùng dạ dày bị tổn thương, gây kích thích khiến bên trong dạ dày bị chảy máu. Tình trạng này có thể xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi từ 25-50. Đặc biệt, nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới do thường xuyên sử dụng các chất kích thích.
Tùy theo tình trạng chảy máu nặng nhẹ khác nhau để nhận định mức độ nguy hiểm của bệnh. Trường hợp xuất huyết dạ dày ít, cơ thể sẽ dần hồi phục nếu được điều trị kịp thời. Nhưng nếu người bệnh mất máu quá nhiều chỉ trong thời gian ngắn, lúc này sẽ xuất hiện những triệu chứng nặng hơn, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Xuất huyết dạ dày ở người già
Theo nhiều nghiên cứu cho biết, tỷ lệ mắc bệnh xuất huyết dạ dày ở người già rất thấp, tầm 10% trong tổng số người bệnh. Tuy nguy cơ mắc bệnh không cao nhưng bệnh trạng và triệu chứng rất dễ gây nhầm lẫn, dẫn đến chẩn đoán sai bệnh, điều trị sai cách.
Vị trí viêm nhiễm dạ dày ở người già thường gặp ở vùng tiền môn vị, hang vị. Diện tích vết loét cũng lớn hơn nhiều so với người trẻ tuổi, khiến tình trạng xuất huyết dạ dày nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, nhiều trường hợp bệnh nhân lớn tuổi có dấu hiệu bệnh không rõ ràng, đau không theo quy luật nào, không liên quan đến việc ăn uống, thậm chí không cảm thấy bất kỳ đau đớn. Triệu chứng bệnh xuất huyết dạ dày điển hình ở người già là vùng bụng, ức, tim, còn ở người trẻ tuổi là đau bụng trên và ợ chua nhiều.
Hơn thế nữa, nguy cơ người già phát sinh kèm những bệnh trạng phức tạp hơn như thủng dạ dày, phổi, tim mạch, tiểu đường,… cao hơn so với người trẻ tuổi. Đặc biệt, nguy cơ bị xuất huyết dạ dày cao do khả năng tái tạo tế bào mới và thay thế rất thấp, do đó tỷ lệ tử vong do bệnh tương đối cao.
Ngoài ra, việc phát sinh kèm nhiều bệnh chứng khác nhau gây ra nhiều nhầm lẫn trong lúc chẩn đoán. Một báo cáo đã chỉ ra rằng hơn 50% khả năng chẩn đoán sai chứng xuất huyết dạ dày ở người lớn tuổi.
Triệu chứng xuất huyết dạ dày
Dưới đây là một số dấu hiệu của chứng xuất huyết dạ dày, người bệnh nên theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.
- Đau vùng thượng vị: Người bệnh sẽ cảm thấy đau quặn bụng ở trên rốn gọi là vùng thượng vị. Đặc biệt, cơn đau sẽ nặng hơn bạn để bụng quá no hoặc quá đói. Cơn đau vô cùng khó chịu, kéo dài vài ngày, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuỳ vào tình trạng xuất huyết dạ dày nặng hay nhẹ, người bệnh có thể bớt đau hoặc cần có sự can thiệp của y khoa mới có thể bớt được.
- Đi ngoài ra máu: Tình trạng xuất huyết trong dạ dày sẽ làm người bệnh đi ngoài ra máu tươi. Nếu ở giai đoạn nặng, xuất huyết quá nhiều sẽ thấy phân màu đen. Lúc này người bệnh cần đi điều trị xuất huyết dạ dày càng sớm càng tốt, dạ dày lúc này có thể bị thủng gây nguy hiểm tính mạng.
- Thiếu máu: Do tình trạng thiếu máu quá nhiều, da dẻ người bệnh sẽ bị tái nhợt, môi tím tái. Kèm theo đó sẽ có cảm giác ớn lạnh, bụng chướng, ấn vào bụng cảm giác thấy cứng. Ngoài ra, cơ thể người bệnh xuất huyết dạ dày bị suy nhược trầm trọng, tay chân run lẩy bẩy.
- Buồn nôn, nôn: Lượng acid dư thừa làm người bệnh thường có triệu chứng buồn nôn, nôn ra thức ăn và dịch vị màu vàng. Ở cấp độ nhẹ, người bệnh xuất huyết dạ dày có thể nôn ra một ít máu. Nếu ở cấp độ nặng người bệnh sẽ bị nôn ra máu đen kèm với thức ăn. Thêm vào đó, bạn có thể cảm thấy mùi tanh ở cuống họng, thường ợ chua, ợ nóng.
Nguyên nhân xuất huyết dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu dạ dày, người bệnh cần tìm hiểu kỹ để điều trị tận gốc bệnh, cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần.
- Nguyên nhân xuất huyết dạ dày do tai nạn: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt gây chấn thương mạnh ở vùng bụng có thể gây ra tình trạng này.
- Người có tiền sử bệnh dạ dày: Những người đang bị viêm loét dạ dày không được chữa trị hoặc chữa không đúng cách,… sẽ gặp tình trạng xuất huyết dạ dày. Đây đều là các loại bệnh dạ dày cấp độ nặng và đã bị thời gian dài dẫn đến biến chứng.
- Sử dụng quá nhiều chất có cồn: Những người có chứng nghiện rượu, thường xuyên nạp quá nhiều chất cồn vào dạ dày sẽ gây xuất huyết dạ dày. Lượng acid trong rượu bia sẽ liên tục bào mòn lên vết loét sẵn có, từ đó mạch máu bị vỡ và liên tục chảy máu.
- Nguyên nhân xuất huyết dạ dày do ăn uống không lành mạnh: Việc ăn ít chất xơ, ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn quá cay, quá chua…, không hấp thụ các loại thực phẩm cân bằng hệ tiêu hoá sẽ gây viêm loét dạ dày. Nếu người bệnh không chú ý mà vẫn tiếp tục chế độ ăn uống này sẽ rất nguy hại.
- Nguyên nhân bệnh xuất huyết dạ dày do stress: Đây là yếu tố phụ nhưng gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe dạ dày. Thần kinh căng thẳng sẽ cộng hưởng với các nguyên nhân khác cấu thành chứng bệnh này. Người thường xuyên bị mất ngủ, stress, thức khuya sẽ làm tình trạng bệnh từ ổ viêm nhanh chóng loét và chảy máu.
Chảy máu dạ dày có nguy hiểm không?
Khi phát hiện bản thân bị xuất huyết dạ dày, người bệnh cần tiến hành xử lý ngay lập tức để cầm máu, sau đó đến bệnh viện kiểm tra và chẩn đoán.
- Người bệnh bị xuất huyết dạ dày nằm yên trên giường, không nên đi lại sẽ khiến vết thương xuất huyết nhiều hơn. Lúc nằm, người bệnh nên nằm ở chỗ thoáng đãng, gác cái gối để nâng phần thân dưới cao hơn. Đặc biệt, người bệnh có khả năng bị hạ huyết áp, nên đắp thêm chăn để làm ấm cơ thể.
Người bệnh xuất huyết dạ dày tiến hành cầm máu tại chỗ bằng hai cách sau:
- Dùng nước muối loãng để cầm máu được xem là biện pháp đơn giản và hiệu quả. Phương pháp này có tác dụng cung cấp nước và bổ sung chất điện phân trong trường hợp bệnh nhân xuất huyết bao tử bị tiêu chảy. Trước hết, người bệnh pha loãng 8g muối với 100 ml nước ấm rồi uống.
- Cầm máu bằng thuốc: Người nhà bệnh nhân xuất huyết dạ dày có thể tìm mua thuốc tại trung tâm y tế gần nhất để cầm máu tạm thời. Một số loại thuốc thường được sử dụng là vitamin K, Hemocaprol, Posthypophyse,…
- Sau khi thực hiện các bước sơ cấp trên, người bệnh xuất huyết dạ dày nên đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa.
Cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà
- Bài thuốc cây Lược Vàng: Cây Lược Vàng chứa nhiều hợp chất Steroid, Flavonoid,… có tác dụng điều trị chứng xuất huyết dạ dày hiệu quả. Người bệnh rửa sạch lá cây Lược Vàng rồi cắt nhỏ, bỏ vào bình, sau đó đổ nước sôi ngập lá, rồi chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc từ lá ổi: Trước hết người bệnh xuất huyết dạ dày chuẩn bị các nguyên liệu gồm lá ổi non, gạo lứt và nước lọc. Sau đó đem sao gạo lứt với lá ổi rồi đem nấu sôi với nước, chia làm hai phần uống trong ngày.
- Bài thuốc lá Trầu Không: Theo đông y, lá Trầu Không có tác dụng kháng khuẩn, giúp làm lành các vết thương do xuất huyết dạ dày gây ra. Người bệnh rửa sạch lá Trầu Không rồi vò nát, đem nấu sôi với 500ml nước. Sau đó chắt lấy nước uống hằng ngày, trong vòng 1 tháng sẽ thấy kết quả.
Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày
Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần được kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.
- Chống sốc và hồi sức cấp tốc: Cho người bệnh thở ống oxy từ 30-50 phút tuỳ vào tình trạng xuất huyết. Tiếp đó bù một lượng hồng cầu vừa đủ để tránh kiệt sức vì mất máu. Bù dịch Natri Clorua nồng độ 0.9% với liều lượng tùy vào lượng máu bị mất và các triệu chứng bệnh xuất huyết dạ dày đi kèm. Tất cả những thao tác này sẽ cần có sự giám sát chặt sẽ của bác sĩ chuyên khoa.
- Kiểm tra mức độ bệnh: Sau khi chống sốc và hồi sức để cơ thể người bệnh ổn định, các bác sĩ có thể nội soi để kiểm tra tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ xem các triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày cận lâm sàng, lâm sàng để biết được bệnh ở mức độ nào.
- Xác định điểm xuất huyết: Các bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí, kích thước và số lượng các vết xuất huyết. Từ đó tiến hành kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp thích hợp.
- Nội soi cấp cứu: Người bệnh xuất huyết dạ dày cần được nội soi để biết được chính xác vị trí vết thương để tiến hành cầm máu. Người bệnh sẽ được chích thuốc PPI 2 lần mỗi ngày để nâng độ PH trong dạ dày, duy trì chức năng đông máu trong dạ dày. Đối với những bệnh nhân bị viêm gan, cần được tiêm vitamin K và ngưng sử dụng các loại thuốc chống đông máu.
- Xác định nguyên nhân và kiểm soát xuất huyết: Nội soi sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày, từ đó điều trị tận gốc. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm soát xuất huyết qua các giai đoạn nhiệt đông, chích xơ, buộc thắt tĩnh mạch, chèn bóng.
- Hạn chế biến chứng và ngăn ngừa tái phát bệnh: Khi tiến hành nội soi, người bệnh xuất huyết dạ dày có thể sẽ gặp phải các biến chứng như hạ huyết áp, tim đập nhanh, thủng dạ dày,… Ngoài ra, để hạn chế tình trạng tái phát chảy máu, bác sĩ có thể sử dụng thuốc PPI hoặc Ranitidin 50mg để tiêm tĩnh mạch. Đồng thời bệnh nhân cũng nên thiết lập chế độ ăn và thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Cao Bình Vị: Dứt điểm xuất huyết dạ dày nhờ “lục vị thảo dược”
Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị xuất huyết dạ dày là cần cầm máu, ngăn xuất huyết, điều trị tổn thương niêm mạc, giải quyết triệu chứng, ngừa tái phát. Đây cũng chính là “kim chỉ nam” trong điều trị bệnh xuất huyết dạ dày của Cao Bình Vị Tâm Minh Đường.
Cao Bình Vị được điều chế từ 100% thảo dược tự nhiên với thành phần như sau:
Mỗi một vị thuốc trong Cao Bình Vị có một chức năng riêng biệt trong điều trị, khi được kết hợp với nhau trong một “tỷ lệ vàng” sẽ hỗ trợ nhau tốt nhất. Đặc biệt, để đảm bảo chất lượng thuốc, 100% dược liệu được trông và thu hái theo tiêu chuẩn CO-CQ của Bộ Y tế tại Trung tâm trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội.
Để đảm bảo dược chất trong thảo mộc được bảo tồn nguyên vẹn, nhà thuốc đã lựa chọn phương pháp bào chế thành dạng cao đặc nguyên chất. Theo đó, thảo dược sẽ được đem chiết tinh chất, lọc cặn bã trong suốt 48 giờ liên tục ở nhiệt độ 100 độ C.
Ở nhiệt độ cao, các liên kết thảo mộc khó hấp thụ được bẻ gãy hoàn toàn nên giúp thẩm thấu nhanh chóng vào thành dạ dày, thực hiện nhiệm vụ tiêu viêm, làm lành tổn thương, cầm máu hiệu quả.
Về những ưu điểm khác của thuốc dạng cao đặc, bạn đọc xem thêm những phân tích của bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương trong video sau:
Lộ trình điều trị xuất huyết dạ dày:
- 7-10 ngày: Giảm cháy máu dạ dày, giảm đến 35% triệu chứng đau rát vùng thượng vị, nôn ra máu.
- 2-3 tuần: Giảm đến 80% tình trạng xuất huyết, ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp.
- 2-3 tháng: Niêm mạc dạ dày được làm lành, tỳ vị hồi phục đến 99% chức năng, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn!
Xem thêm video review về sản phẩm Cao Bình Vị của bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương:
Hơn 1000 trường hợp đã được điều trị thành công xuất huyết dạ dày nhờ Cao Bình Vị. Hơn 80% trường hợp sử dụng cho phản hồi tốt về hiệu quả điều trị.
Bạn còn vấn đề cần tư vấn, giải đáp vui lòng click vào khung chat với bác sĩ bên dưới màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.87.64.37
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp các câu hỏi “xuất huyết dạ dày là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị ra sao?” Hy vọng qua bài viết này người bệnh tìm được cách điều trị phù hợp.