Ăn không tiêu nên làm gì, nên ăn gì để giúp tiêu hóa dễ hơn là vấn đề của không ít bệnh nhân. Bởi đây là tình trạng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, mệt mỏi cho người gặp phải. Vì vậy, muốn trị hết tình trạng trên người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây.
Nội dung chính trong bài
Bị ăn không tiêu nên làm gì?
Ăn khó tiêu là triệu chứng thường gặp phải sau bữa ăn khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Tên khoa học tình trạng này được gọi là non-ulcer dyspepsia (khó tiêu không loét), dùng để mô tả tình trạng đau tức tại vùng thượng vị đi kèm với cảm giác đầy chướng và nặng bụng không rõ nguyên nhân.
Đôi lúc người bệnh còn có thể bị ợ chua, ợ hơi và buồn nôn, hơi thở ngắn kèm theo mệt mỏi và bứt rứt. Vậy khi bị mắc phải triệu chứng ăn không tiêu nên làm gì để giúp tiêu hóa dễ hơn?
Nên massage bụng
Phương thức này sẽ giúp dạ dày của người bệnh được thư giãn, giảm sự tích tụ chất lỏng và khí hơi tại vùng bụng. Từ đó hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, kích thích sự co bóp ở đường ruột, bao tử.
Cách thực hiện:
- Trước tiên, người bệnh cần làm nóng lòng bàn tay, để các ngón tay khép sát nhau rồi đặt ngang vùng sát với rốn và ấn nhẹ, massage theo chiều quay kim đồng hồ.
- Thời gian massage là từ 10 đến 15 phút mỗi ngày.
Giảm đầy bụng ăn không tiêu bằng chườm nóng
Chườm nóng là một trong những mẹo phổ biến được người ăn lâu tiêu thường áp dụng, làm kích thích lưu thông máu giúp giảm cảm giác chướng bụng, khó tiêu.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chuẩn bị một túi chườm nóng chuyên dụng hoặc một chiếc khăn sạch thấm nước ấm.
- Sau đó lấy túi hay khăn ấm này chườm xung quanh vùng bụng, rốn và bẹ sườn phải.
- Thời gian chườm là từ 5 đến 10 phút, một ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần sẽ làm giảm dần cảm giác đau tức và căng trướng giúp vùng bụng được thoải mái hơn.
Bấm huyệt chữa ăn không tiêu
Xoa bóp vùng huyệt tam tiêu cũng là một cách giúp chữa ăn khó tiêu hiệu quả và nhanh chóng. Việc xoa bóp các huyệt vị này sẽ giúp kích thích toàn bộ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm giảm các triệu chứng khó chịu, buồn nôn, ợ hơi và nặng bụng do khó tiêu gây nên.
Người bệnh có thể nằm với tư thế hơi chống chân hoặc ngồi thõng. Sau đó bắt đầu xoa và ấn nhẹ các vùng huyệt vị sau đây:
- Thứ nhất là nắm một tay lại và tay kia úp lên trên, dùng tay đang nắm áp vào huyệt hạ tiêu (ở bụng dưới) xoa theo chiều kim đồng hồ từ 10 đến 20 lần rồi tiến hành lần nữa theo chiều ngược lại. Tiếp đến, tại vùng trung tiêu (bụng trên) vẫn tiếp tục thực hiện lại như trên sau đó vuốt từ vùng cạnh sườn đến mỏm xương ức, mỗi bên 5 đến 10 lần.
- Kế tiếp là xoa ở vùng thượng tiêu (ngực), cách thực hiện là lấy một bàn tay xòe áp lên ngực, tay còn lại áp lên trên tay kia rồi thực hiện xoa theo chiều từ trái sang phải khoảng 10 – 20 lần và lập lại theo chiều ngược lại. Cuối cùng là nắm hờ một bàn tay và vuốt nhẹ từ hạ tiêu (bụng dưới) lên đến thượng tiêu (ngực) từ 5 – 10 lần.
Người bị ăn không tiêu nên ăn gì?
Bên cạnh các phương thức giảm đau tức bụng bằng massage, chườm nóng thì mọi người cũng có thể ăn những loại đồ ăn dưới đây để cải thiện tình trạng tức bụng khó tiêu tại nhà nhanh chóng:
Sử dụng lá tía tô
Theo Đông y, tía tô có tác dụng giữ ấm tốt, vị cay nên có thể giúp giải phong hàn, độc khí và chữa các chứng rối loạn tiêu hóa.
Xem thêm: Ăn không tiêu đau bụng mệt mỏi cần làm gì, chữa ở đâu?
Để chữa ăn khó tiêu bằng tía tô, người bệnh lấy khoảng 30g lá (gồm thân và lá) mang rửa sạch, xay nhuyễn, bỏ xác lấy nước rồi uống mỗi ngày. Hoặc lấy nước đó đem đi chưng cách thủy và uống khi còn ấm sẽ có tác dụng giảm đau tức hiệu quả.
Sử dụng gừng và mật ong chữa ăn không tiêu
Gừng có thể vừa được xem là gia vị cùng thảo dược tốt cho hệ tiêu hóa, giúp kích thích tiết dịch vị, đẩy mạnh hoạt động tuần hoàn huyết dịch.
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi rửa sạch thái lát mỏng cùng 3 – 4 lá trà xanh rửa sạch để ráo và 1 thìa mật ong nguyên chất.
- Tiếp đến, nấu lá trà cùng gừng với 200ml, sau khi sôi thì vớt lá trà bỏ đi, thêm 1 thìa mật ong vào, khuấy đều rồi uống.
- Lúc dùng nước, người bệnh nên uống chậm từng hớp một sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, đầy hơi. Hoặc nếu không có lá trà xanh và mật ong, người bệnh chỉ cần dùng củ gừng tươi gọt vỏ thái lát cho vào 100ml nước đun sôi trong 5 phút để nguội rồi uống cũng vẫn rất hiệu quả.
Ăn không tiêu nên ăn tỏi
Với loại củ này, người bị ăn khó tiêu có thể áp dụng hai cách thức sau để giảm bớt tình trạng ợ hơi, nặng bụng, đau tức thượng vị.
- Cách 1 là dùng từ 2 đến 3 tép tỏi khô đã bóc vỏ và đập dập ngâm với nước đun sôi trong 15 phút (giống như pha trà). Người bệnh dùng nước này uống ngày 2 lần để làm giảm các triệu chứng khó tiêu.
- Cách 2 là lấy 30g tỏi xay nhỏ trộn cùng 5g đường phèn (nếu không có thì thay bằng đường kính) và 60ml nước sôi khuấy đều để đường tan ra hết. Khi dùng có thể uống một lần hoặc chia nhỏ làm hai lần uống trong ngày cho đến khi triệu chứng giảm đi.
Trên đây là một số cách giúp giảm triệu chứng tức bụng ăn khó tiêu ở người bệnh. Bên cạnh đó, với vấn đề bị ăn không tiêu nên ăn gì, ăn trái cây nào tốt thì mọi người có thể kết hợp ăn thêm sữa chua và các loại trái cây như cam, lê, đu đủ, thơm, táo, nho… Đây là những loại thực phẩm có thể giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt và làm giảm các triệu chứng khó tiêu như đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn, đau tức thượng vị…
Lưu ý với người ăn không tiêu khi sinh hoạt
Nguyên nhân gây nên triệu chứng ăn khó tiêu đa phần là xuất phát từ thói quen ăn uống không phù hợp, ăn quá nhanh, nhai không kỹ, thường xuyên bỏ bữa hay sử dụng các thực phẩm khó tiêu, chứa nhiều chất kích thích… Một số khác thì bắt nguồn từ tình trạng thức đêm thường xuyên mất ngủ, căng thẳng kéo dài.
Cho nên, muốn triệt để tránh tái phát lại triệu chứng này, người bệnh cần lưu ý:
- Khi ăn bất kỳ loại thức ăn nào nên nhai thật kỹ trước khi nuốt xuống.
- Hạn chế nói chuyện khi đang ăn hoặc uống vì có thể làm không khí đi vào dạ dày gây đầy hơi, chướng bụng
- Không sử dụng rượu bia, nước ngọt có gas, hạn chế dùng trà, cà phê về đêm
- Sau khi ăn xong không nên hoạt động quá mạnh hay uống trà ngay lập tức, nên uống sau ăn khoảng 30 phút.
- Hạn chế làm việc quá giờ, ngủ đủ giấc khoảng 6 tiếng/ngày.
- Ăn đủ bữa và đúng giờ, không nên ăn hay uống quá nhiều sau 7 giờ tối.
- Đừng nên tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm có các chất dễ gây khó tiêu như sữa, phô mai, súp lơ, các loại đậu, mứt, bánh kẹo…
- Không dùng đồ ăn chiên xào quá nhiều dầu mỡ, đồ quá mặn hoặc quá cay, các loại hải sản, thịt chưa được chế biến chín…
Tuy nhiên, người bệnh cần phải lưu ý là những cách thức trên chỉ phù hợp cho các trường hợp bị ăn không tiêu do thói quen ăn uống, sinh hoạt mất cân đối.
Với các triệu chứng khó tiêu thường xuyên xuất hiện dù đã dùng các biện pháp trên vẫn không hết, đôi lúc chạm vào bụng còn thấy có u cục nổi lên dọc tá tràng. Bụng bị đau dữ dội, khi thì táo bón lúc tiêu chảy, cân nặng thay đổi, nhiều khi phân có kèm máu… Cách tốt nhất là người bệnh nên đi đến các bệnh viện cùng phòng khám chuyên khoa để các bác sĩ chẩn đoán bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề ăn không tiêu nên làm gì, nên ăn gì để nhanh cải thiện triệu chứng bệnh. Đây là hiện tượng bệnh khá lành tính và có thể chữa trị tại nhà bằng nhiều biện pháp khác nhau. Thế nhưng, biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống tái phát vẫn là người bệnh cần phải thay đổi lại thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh hơn.