Bị kiết lỵ nên ăn gì, không nên ăn gì là điều rất quan trọng cần được kiểm soát ngay từ sớm. Việc ăn uống đủ chất, đúng cách không chỉ giúp người bệnh mau chóng hồi phục mà còn tránh làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn và nên tránh sau đây.
Nội dung chính trong bài
Bị kiết lỵ nên ăn gì?
Kiết lỵ là một loại bệnh nhiễm trùng ruột già do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng tiêu chảy cấp, đi ngoài ra máu, ra chất nhầy lạ,…nếu không cẩn thận có thể gây viêm đại tràng, ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
Trong thời gian bị bệnh, việc ăn uống sao cho đúng cách là yếu tố quan trọng quyết định quá trình hồi phục bệnh. Cơ thể người bệnh rất nhạy cảm chỉ có thể hấp thụ một số loại thực phẩm nhất định. Vậy bị kiết lỵ nên ăn gì cho tốt?
Sau đây là top thực phẩm mà các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên ăn:
- Nên ăn một số loại trái cây có lợi cho hệ đường ruột: Ổi không hạt, sung, táo, chuối, lê, bưởi,… Nếu người bệnh bị suy nhược, khó ăn có thể đem trái cây ép lấy nước để uống. Các loại trái cây này chứa rất nhiều kali và các khoáng chất cần thiết, đây là các nguyên tố giúp cơ thể chống mất nước và mau hồi phục.
- Bị kiết lỵ nên ăn gì nhiều tinh bột: Gạo nếp hoặc gạo tẻ là thực phẩm nhiều tinh bột tốt cho người bệnh. Có thể ninh gạo thành cháo với một số nguyên liệu khác để người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hóa. Ngoài ra, có thể ăn bánh mì không ngoài các bữa chính để cầm nước cho cơ thể.
- Ăn tỏi, hành, ngó sen, lá chè: Đây là các loại gia vị, nguyên liệu có tác dụng diệt vi rút, vi khuẩn lỵ rất hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung các loại nguyên liệu này vào mỗi bữa ăn để cải thiện tình trạng bệnh.
- Chỉ nên sử dụng các loại sữa từ thực vật sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, sữa hạt óc chó….
- Nên ăn nhiều các loại củ, hạt: Bị kiết lỵ nên ăn gì? Câu trả lời là hạt sen, khoai, củ mài, đậu xanh, đậu ve,…Các loại thực phẩm này chứa nhiều tinh bột dễ hòa tan. Dạ dày của người bệnh sẽ dễ hấp thụ dưỡng chất để nuôi cơ thể. Thêm vào đó, lượng chất xơ trong các loại nguyên liệu này không gây kích ứng đường ruột của người bệnh kiết lỵ.
- Nên dùng sữa chua: Để bổ sung lượng lợi khuẩn probiotic: Đây là một loại lợi khuẩn vô cùng tốt cho những người bị rối loạn tiêu hóa. Sữa chua sẽ kích thích vi khuẩn có lợi sản sinh, hỗ trợ quá trình tiêu hóa của đường ruột.
Bệnh kiết lỵ ở trẻ em nên ăn gì?
Khi trẻ bị kiết lỵ ngoài việc điều trị bằng thuốc ra thì cha mẹ cũng cần phải chú ý tới thực đơn ăn uống để có thể giúp trẻ được phục hồi một cách tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng cho bé đang bị kiết lỵ cần phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Bố mẹ cần phải lắm rõ 4 nhóm thực phẩm dược chất cần thiết đề giúp trẻ phát triển tốt hệ miễn dịch đó là: nhóm thực phẩm giàu chất xơ, giàu đạm, giàu vitamin và giàu tinh bột.
- Khi trẻ bị kiết lỵ nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng để dễ hấp thụ.
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi hoặc uống nước ép trái cây.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ trong ngày để tránh tình trạng trẻ ăn quá no trong một bữa làm cho hệ tiêu hóa kém hoạt động.
Bị kiết lỵ nên uống gì?
Ngoài những thực phẩm cần được bổ sung cho cơ thể thì người bệnh cũng cần phải chú ý tới những loại đồ uống để giúp cải thiện tình trạng bệnh.
- Người bệnh cần uống nhiều nước: Để bổ sung lượng nước cho cơ thể đã mất. Thêm vào đó, nên bổ sung Oresol là một dung dịch bổ sung điện giải, bù sức cho cơ thể.
- Tăng cường những loại đồ uống có chứa nhiều lợi khuẩn probiotic để giúp cải thiện sự hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Thường xuyên uống nước hoa quả tươi đặc biệt là những loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C.
Bệnh kiết lỵ không nên ăn gì?
Đường ruột của người bệnh đi kiết cực kỳ nhạy cảm, khó hấp thụ và rất dễ bị tổn thương. Các loại thực phẩm thông thường bạn hay ăn có thể gây kích ứng trong thời gian bị bệnh.
Vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu thông tin về vấn đề bị kiết lỵ nên ăn gì cho tốt thì mọi người cũng cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề các loại thực phẩm mà người bệnh nên để cải thiện tình trạng bệnh nhanh nhất.
Sau đây là top những thực phẩm mà mọi người nên tránh theo chuyên gia khuyến cáo:
- Không nên dùng các loại thực phẩm nấu sẵn đóng hộp, thức ăn đóng gói như chả hộp, đậu hũ, kim chi,…. Các loại thức ăn này có chứa các chất hóa học bảo quản, dễ gây kích ứng cho người bệnh.
- Bị bệnh kiết lỵ không nên ăn gì chứa nhiều đường như bánh ngọt, kem, kẹo…. sẽ gây kích ứng mạnh cho đường ruột. Hàm lượng đường sẽ kích thích vi khuẩn, vi rút phát triển làm loét, chảy máu thành ruột.
- Hạn chế uống rượu, bia, cà phê,…: Các loại thức uống này chứa nhiều chất kích thích làm dạ dày co bóp mạnh hơn, gây nên các cơn đau thắt bụng.
- Bị kiết lỵ không nên ăn gì? Đó là các loại rau có chứa nhiều chất xơ gây kích ứng ruột. Điều này làm tình trạng tiêu chảy, phân lỏng nhiều hơn. Người bệnh sẽ bị đau bụng và đi ngoài từ 5-7 lần/ngày, ổ viêm loét sẽ càng dễ lan rộng hơn. Các loại thực phẩm chất xơ cần lưu ý nhiều nhất là rau cần, rau hẹ, giá đỗ, hành tây,…
- Tránh sử dụng các thực phẩm bảo quản đông lạnh qua nhiều ngày như tôm đông lạnh, gà đông lạnh, mực đông….. Các loại sản phẩm này đã mất khá nhiều chất dinh dưỡng và có thể nhiễm vi khuẩn trong quá trình bảo quản.
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều protein như bò, cá, trứng, thịt,…. Các chất protein sẽ gây cản trở cho quá trình lành bệnh, hồi phục vết thương. Thêm vào đó, tại thời điểm bị bệnh, người bệnh cũng rất khó để có thể hấp thụ protein cho cơ thể.
- Các thức ăn có vị quá cay, quá chua, quá mặn cũng không nên cho người bị kiết lỵ sử dụng. Đường ruột của người bệnh đang chứa ổ viêm sẽ dễ bị loét, xuất huyết nếu sử dụng các loại thức ăn này.
- Không nên ăn các thức ăn được chế biến bằng dầu, mỡ như thịt mỡ, da gà, đậu phộng,…. Nguyên liệu này rất khó hòa tan và gây rối loạn tiêu quá nặng hơn trong thời gian bị bệnh.
- Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thực phẩm từ sữa động vật như sữa bò, phô mai,…
Một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm
Ngoài việc lựa chọn các loại thức ăn hợp lý, kiêng các loại thức ăn gây kích ứng. Việc ăn uống như thế nào cũng rất quan trọng. Vì vậy, cần lưu ý về chế độ ăn uống cho người bị kiết lỵ như sau:
- Lựa chọn các loại nguyên liệu sạch để chế biến thức ăn: Nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không chứa hóa chất như chất kích thích, chất bảo quản, trừ sâu,….Tuyệt đối không dùng các loại thực phẩm đã quá hạn sử dụng.
- Nên dùng các loại thực phẩm còn tươi, rau mới hái, thịt mới được bày bán. Thức ăn tươi sống sẽ còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn thức ăn đã để lâu ngày.
- Nên chế biến thức ăn dạng luộc, hấp: Hạn chế dùng càng ít gia vị càng tốt, cơ thể người bệnh đang bị suy kiệt sẽ khó hấp thụ và có thể tăng kích ứng ruột.
- Nên ăn từng ít một, chia thành 5-7 lần ăn trong 1 ngày để cơ thể có thể kịp thời hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn.
Bài thuốc Đông y dứt điểm bệnh kiết lỵ
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng “Bị kiết lỵ nên ăn gì” là một trong những yếu tố then chốt trong hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần được điều trị kịp thời và khoa học nhất để ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng khó điều trị hơn.
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM), bệnh kiết lỵ không quá khó điều trị, chỉ cần thực hiện tốt 2 tiêu chí: Tiêu diệt vi khuẩn gây hại – hồi phục tổn thương niêm mạc nếu có. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Cao Đại Tràng, có chiết xuất từ thảo dược đặc trị bệnh lý này.
Toàn bộ thảo mộc dùng để bào chế thuốc đều được lấy tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế) nên đảm bảo đạt tiêu chuẩn khắt khe nhất về chất lượng. Ngoài ra, tỷ lệ thành phần dược liệu đã được tính toán kỹ lưỡng để vị này bổ trợ cho vị kia, phát huy hiệu quả tốt nhất trong điều trị.
Cao Đại Tràng là dạng cao thảo mộc nguyên chất, không có cặn bã nên thẩm thấu nhanh chóng vào dạ dày và tác dụng nhanh chóng đến vùng cần điều trị. Khi người bệnh dùng thuốc theo chỉ dẫn sẽ thấy tình trạng kiết lỵ thuyên giảm theo từng ngày như sau:
BẠN CẦN BÁC SĨ TƯ VẤN THĂM KHÁM TRỰC TIẾP?
BẤM vào đây để LIÊN HỆ ngay !
So với thuốc ở dạng viên, hoàn, tán, thuốc dạng cao nguyên chất có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông qua phân tích chuyên sâu của bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương:
Những yếu tố làm nên chất lượng của Cao Đại Tràng:
- 100% thảo dược sạch, đạt chuẩn CO-CQ.
- Hoàn toàn không pha trộn tân dược, an toàn tuyệt đối với dạ dày.
- Không gây tích nước trong cơ thể.
- Nghiên cứu bởi nhà thuốc Đông y uy tín, đã được Sở y tế cấp phép.
- Giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018”.
Trên đây là thông tin hữu ích giúp bạn tìm hiểu về chủ đề bị kiết lỵ nên ăn gì và không nên ăn gì, cách điều trị để bệnh mau khỏi. Áp dụng chế độ ăn thông minh, đúng chất sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng chỉ trong vài ngày.
Nếu bạn còn thắc mắc cần tư vấn thêm, bấm vào khung chat với bác sĩ ở góc dưới màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!
Để trả lời yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin phép cung cấp địa chỉ của nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
- Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
- Website: https://tamminhduong.com/
- Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
- Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0903.876.437