Nhiều người thắc mắc rằng không biết đã từng bị thủy đậu rồi có bị lại không và có bị lần 2 không? Đây là một bệnh lý khá lành tính nhưng nó lại dễ lây nhiễm cho người khác và nếu không điều trị tốt thì có thể gây ra những biến chứng như nhiễm trùng da, viêm não, sẹo rỗ… gây mất thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau!
Nội dung chính trong bài
Bị thủy đậu rồi có bị lại không?
Bị thủy đậu là một bệnh lý ngoài da gây ra bởi virus varicella-zoster. Điểm đặc trưng của căn bệnh này đó là triệu chứng mọc các nốt mụn nước có kích thước như hạt đậu nhỏ trên khắp cơ thể. Vì đặc điểm này mà dân gian thường gọi hay gọi là “bệnh xấu”, khiến người mắc cảm thấy rất khó chịu.
Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài lên đến 14 ngày và trong giai đoạn này thì sẽ không có bất cứ một triệu chứng nào rõ ràng nào. Theo các bác sĩ, virus gây bệnh có thể tấn công cơ thể nhiều lần nhưng nó chỉ có thể khiến người đó bị bệnh một lần duy nhất trong đời.
Trả lời cho câu hỏi bị thủy đậu rồi có bị lại không, có bị lần 2 không thì các chuyên gia nhận định rằng rất hiếm các trường hợp tái phát bệnh lần 2 sau khi đã mắc bệnh trong quá khứ. Lý do là sau khi cơ thể bài trừ vi khuẩn bệnh ra khỏi cơ thể sẽ hình thành một tầng miễn dịch để ngăn chặn virus này xâm nhập lần nữa.
Tuy nhiên, có một điểm cần lưu tâm đó là sau khi khỏi bệnh thì virus vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn mà sẽ khu trú ở dạng ngủ đông trong các rễ thần kinh cảm giác của cơ thể trong một khoảng vài năm. Nếu hệ thống miễn dịch yếu hoặc tiếp xúc với những người đang mắc bệnh thì rất có khả năng sẽ tái phát bệnh một lần nữa và gây ra chứng bệnh gọi là zona thần kinh.
Theo các số liệu thống kê thì vẫn có khoảng 10-20% những người đã từng mắc bệnh có thể tái phát thủy đậu lần 2 trong đời. Điều này xảy ra khi các kháng nguyên cơ thể sản sinh ra không đủ mạnh để phòng bệnh này tiếp tục trong tương lai.
Đối với những người chưa từng mắc phải căn bệnh này những đã tiêm vắc xin phòng ngừa thì cũng vẫn có tỷ lệ 10% mắc bệnh nếu cơ địa không có hệ miễn dịch cao và ăn uống không đầy đủ chất. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh sẽ nhẹ nhàng và mau khỏi hơn so với trường hợp bị bệnh khi chưa tiêm vắc xin.
Bệnh thủy đậu có bị 2 lần không?
Như đã nói ở trên, mặc dù trường hợp mắc bệnh lần 2 rất hiếm gặp nhưng xác suất xảy đến không phải là không có, chưa kể còn có những người có thể bị tái phát đi tái phát lại nhiều lần.
Đa phần, trường hợp dù đã có miễn dịch thủy đậu trong cơ thể nhưng vẫn mắc lại bệnh này rơi vào những trường hợp sau:
- Người bệnh đã mắc bệnh vào lần đầu tiên nhưng khi đó chưa đầy 6 tháng tuổi.
- Lần đầu tiên mắc bệnh nhưng tình trạng lại cực kỳ nhẹ.
- Người có hệ thống miễn dịch yếu, suy giảm hệ miễn dịch.
Cũng có những trường hợp một người nhầm tưởng rằng mình đã mắc thủy đậu lần hai nhưng có thể trước đó họ chưa từng bị bệnh. Lầm tưởng này xảy ra khi ngày bé từng mắc những bệnh như bệnh đậu mùa, rubella hoặc sởi… Đây là những bệnh có những triệu chứng khá giống nhau và dễ bị nhầm lẫn.
Xem thêm bài viết: Thủy đậu tiêm mấy mũi vacxin và giá tiêm vắc xin năm 2020
Từ những nguyên nhân kể trên, có thể thấy các biện pháp để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại sẽ tập trung vào việc nâng cao ý thức bảo vệ bản thân và tăng cường khả năng miễn dịch. Cụ thể:
- Nếu nơi sinh sống và làm việc có người mắc bệnh thủy đậu thì cần hạn chế tiếp xúc hoặc nâng cao đề phòng bằng cách: Đeo khẩu trang khi tiếp xúc trò chuyện, không dùng chung đồ dùng sinh hoạt, không gắp thức ăn, tiếp xúc da kề da với người bệnh. Nếu có thể, cần đề nghị người bệnh tự cách ly. Nếu là trẻ nhỏ cần chăm sóc thì khi chăm sóc bé cần chú ý những nguyên tắc trong chăm sóc người bệnh.
- Nếu chưa từng tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm chưa đủ mũi khuyến cáo thì cần đi tiêm ngay hoặc hỏi ý kiến của chuyên gia để được tư vấn đầy đủ nhất.
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn thực phẩm lành mạnh ít béo, mặn, ngọt, cay quá mức, uống đủ nước, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Luyện tập thể dục thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh, giảm stress, tránh căng thẳng quá mức.
- Hàng ngày nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chú ý nhỏ mắt và mũi bằng nước muối sinh lý để khử trùng.
- Nếu có bất cứ biểu hiện nào bất thường, cần đeo khẩu trang y tế và đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, bạn đọc cũng lưu ý rằng ngoài phòng tránh bệnh thủy đậu tái phát lần 2 thì cũng cần lưu ý thêm về bệnh zona – một bệnh lý ngoài da cũng gây nên bởi virus Varicella-zoste.
Thủy đậu bị mấy lần trong đời?
Hiện nay một người có thể bị virus gây thủy đậu tấn công nhiều lần nhưng cũng chỉ gây ra bệnh thủy đậu một lần trong đời.
Theo các thông kê cho thấy hiếm có trường hợp tái phát bệnh thủy đậu sau khi đã mắc một lần. Điều này có thể lý giải do cơ thế chúng ta đã tạo ra hệ miễn dịch cao đối với căn bệnh này. Tuy nhiên, virus gây ra bệnh thủy đậu sẽ tồn tại sâu trong rễ thần kinh và chỉ chờ lúc hệ thống miễn dịch bị suy yếu để hoạt động trở lại và gây ra bệnh lý zona.
Theo một số nhà khoa học có khoảng 70-90% những người được tiêm vác xin thủy đậu sẽ có thể miễn dịch hoàn toàn với bệnh. Đối với trường hợp còn lại nếu bị thủy đậu thì chỉ có những triệu chứng nhẹ và kéo dài trong vài ngày là hết. Điều này được lý giải là do các kháng thể không đủ mạnh để chống lại bệnh.
Trên đây là những kiến thức, thông tin để trả lời cho chủ đề “bị thủy đậu có bị lại không, có bị lần 2 không”. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích!