Bột sắn dây chữa đau dạ dày là một biện pháp đang gây xôn xao dạo gần đây. Vậy thực hư công dụng của bột sắn cũng như làm cách nào để thực hiện được bài thuốc này? Khi dùng nó thì cần lưu ý những gì? Hãy cùng theo dõi và tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính trong bài
Đau dạ dày có uống được sắn dây không?
Cây sắn dây là một loại cây leo lâu năm sống ở những vùng nhiệt đới, rễ cây có thể phát triển to ra thành củ dài. Củ sắn dây sau khi thu hoạch sẽ được chiết xuất và nghiền thành bột, chính là loại bột sắn dây chúng ta vẫn thường sử dụng.
Bột sắn dây thường được biết đến với công dụng làm đẹp, giải độc, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể hiệu quả khi pha uống trực tiếp hoặc nấu thành hỗn hợp màu trong suốt. Bên cạnh đó, nó cũng được dùng trong một số bệnh tiêu hóa, trong đó có việc sử dụng bột sắn dây chữa đau dạ dày.
Theo nhiều chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng, bột sắn dây có tính bình, đông đặc, vị ngọt nhẹ nên có thể trung hoà được dịch vị dạ dày và acid khi được đưa vào cơ thể, khiến tình trạng bệnh đau bao tử giảm đi đáng kể và người bệnh cũng cảm thấy thoải mái, nhẹ người hơn. Ngoài ra, dùng bột sắn dây chữa dạ dày còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và điều tiết tuần hoàn trong cơ thể, ức chế được những vi khuẩn có hại và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Như vậy, có thể nói rằng, những người bị bệnh đau bao tử có thể uống được sắn dây để hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng bột sắn dây cũng cần phải có sự kiểm soát điều độ và đúng cách.
Cách chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây
Như đã nói, bột sắn dây chỉ có tác dụng khi biết cách sử dụng và kết hợp đúng với những nguyên liệu cần thiết khác. Vậy những yếu tố còn lại để tạo nên một bài thuốc chữa đau bao tử hiệu quả là gì? Hãy cùng xem những phân tích sơ bộ ban đầu dưới đây về những nguyên liệu này:
- Bột sắn dây: Với khả năng trung hoà acid và dịch vị dạ dày, là nguyên liệu chính không thể thay thế.
- Bột nghệ (tinh bột nghệ thì càng tốt): Chứa chất curcumin giúp kháng khuẩn, chống viêm trong dạ dày. Từ trước đến nay, nghệ vẫn luôn là một trong những thực phẩm hàng đầu được ưu tiên để cải thiện tình trạng tiêu hóa. Nếu kết hợp với bột sắn dây chữa đau dạ dày đúng cách thì sẽ còn đem lại hiệu quả tốt hơn nhiều lần.
- Mật ong: Có thể nhiều người sẽ có thói quen uống một cốc chanh mật ong mỗi sáng trước khi ăn để bảo vệ cổ họng và tốt cho dạ dày. Đây cũng chính là lý do nguyên liệu này có mặt trong bảng thành phần tạo nên một vị thuốc chữa đau bao tử với bột sắn dây. Mật ong khiến cơ thể dễ chịu, thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm và còn giúp mau lành vết thương.
- Bột chuối hột xanh: Một yếu tố chỉ là phụ tá nhưng cũng đóng vai trò khá quan trọng trong bài thuốc bột sắn dây chữa đau dạ dày. Chuối hột xanh sau khi được chế biến sẽ mang đi sấy khô và nghiền thành bột.
Có thể dễ dàng nhận thấy, những nguyên liệu trên đều được bắt gặp sử dụng riêng lẻ để điều trị đau bao tử. Thế nhưng, khi chúng ta kết hợp chúng lại với nhau sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn gấp nhiều lần đấy nhé!
Cách chữa dạ dày bằng bột sắn dây này cần chuẩn bị:
- 2 bát con bột sắn dây.
- 2 bát con bột nghệ vàng (hoặc tinh bột nghệ vàng).
- 2 bát con bột chuối hột xanh.
- 500ml mật ong.
Cách dùng bột sắn dây chữa đau dạ dày gồm các bước:
- Trộn đều hỗn hợp bột sắn dây, bột nghệ vàng và bột chuối hột xanh vào 1 bát to.
- Sau đó đổ từ từ mật ong đã chuẩn bị vào rồi khuấy đều đến khi trong bát chỉ còn một hỗn hợp đặc sệt.
- Rửa tay sạch sẽ hoặc dùng găng tay ni lông để vo hỗn hợp thành từng viên nhỏ có đường kính khoảng 1cm (hoặc vừa miệng người dùng).
- Để khô hẳn rồi cho vào lọ thuỷ tinh đậy nắp kíp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Sử dụng bài thuốc sắn dây chữa đau dạ dày như sau:
- Các bạn nên uống thuốc này 1 ngày 2 lần sáng và chiều tối, trước bữa ăn khoảng 20 – 30 phút để thuốc kịp phát huy tác dụng trong dạ dày.
- Mỗi lần uống 3 viên với nước ấm vừa tốt cho dạ dày lại vừa tốt cho cổ họng bạn.
Sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng sẽ bắt đầu cho thấy những hiệu quả rõ rệt như giảm hiện tượng ợ chua, khó tiêu, đầy hơi, trào ngược dạ dày… Thậm chí các triệu chứng này còn có thể biến mất hẳn nếu cơ địa thích nghi tốt với thuốc.
Xem thêm >> Đau dạ dày có nên ăn gạo lứt không và cách chữa bằng gạo lứt
Thực sự nếu các bạn không có thời gian làm thuốc cầu kỳ như trên thì cũng có thể kết hợp uống bột sắn dây pha với nước. Tuy không đem lại hiệu quả cao như phương pháp kia nhưng cũng có thể làm giảm phần nào nếu người bệnh sử dụng thường xuyên.
Bột sắn dây chữa đau dạ dày có nhược điểm gì?
Bất kỳ một loại thực phẩm nào khi đưa vào cơ thể trong một thời gian nhất định cũng sẽ cần có sự kiểm soát và điều tiết phù hợp. Bạn sử dụng bột sắn dây chữa bệnh dạ dày cũng có khả năng xảy ra những biến chứng nếu không có biện pháp kết hợp.
Đầu tiên, tuyệt đối không chữa bệnh đau bao tử bằng bột sắn dây đối với những người bị huyết áp thấp, hay tụt huyết áp, hạ đường huyết, phụ nữ đang bị động thai. Bởi vì bột sắn dây có tính hàn, lạnh, không phù hợp với những đối tượng này và có thể sẽ gây đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy.
Người bệnh không cùng lúc sử dụng cả bột sắn dây cả hoa bưởi, sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Dùng bột sắn dây chữa đau dạ dày với nước lọc chỉ nên tiêu thụ ở dạng uống trực tiếp một lần mỗi ngày.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều những địa điểm bán hàng kém chất lượng. Vì vậy, cũng cần phải chọn mua ở những nơi uy tín và giá thành hợp lý.
Bên cạnh đó, trong quá trình chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây, người bệnh cũng cần phải hết sức hợp tác trong việc tự giác ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tránh xa những thực phẩm có hại và những thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khoẻ. Đặc biệt đối với đau bao tửy đó là đồ ăn quá chua, cay, nóng và tâm lý mệt mỏi, stress, thức khuya.
Việc áp dụng phương pháp bột sắn dây chữa đau dạ dày tại nhà vừa tiết kiệm lại vừa đơn giản, sẽ có tác dụng rất hiệu quả khi bạn tuân thủ đúng liều lượng thuốc, cách sử dụng và kết hợp những yếu tố khác trong cả quá trình điều trị. Mặt khác, nếu bệnh tiến triển quá nặng hoặc có những biến chứng khác thường, bạn không nên tự theo dõi tại nhà mà hãy đến những cơ sở y tế gần nhất để nhận được lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!