Không ít người bệnh đang truyền tai nhau về phương pháp sử dụng cây thù lù chữa bệnh gan sẽ đem lại hiệu quả đáng kể. Vậy thực hư của điều này ra sao, dùng thảo dược này như thế nào và cần lưu ý gì? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa tới cho bạn đọc lời giải đáp cho những câu hỏi trên.
Nội dung chính trong bài
Cây thù lù có trị bệnh gan không?
Thù lù là một loại cây có thể đã quen thuộc với nhiều bạn đọc từ ngày còn nhỏ, tuy nhiên không phải ai cũng biết về công dụng chữa bệnh của nó. Trước khi đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi cây thù lù có trị bệnh lý về gan không, chúng ta cần tìm hiểu một số thông tin cơ bản về loài thực vật này.
Theo y học cổ truyền, thù lù không độc, mang tính mát và vị đắng. Riêng phần quả mang tính bình và vị chua lẫn ngọt. Bên cạnh đó, dược liệu này còn chứa nhiều loại khoáng chất có lợi như: Vitamin C, magie, sắt, kẽm, canxi… cùng các hợp chất alkaloid, flavonoid, steroid…
Về công dụng, thù lù được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa các bệnh như: Cảm sốt, ho có đờm, mụn nhọt, rôm sảy, bệnh chàm, viêm phế quản, đau dạ dày, chứng tiểu đường… Và đặc biệt là dùng thuốc trị bệnh gan từ cây thù lù với một số bệnh bao gồm: Viêm gan, xơ gan, ung thư gan…
Người bệnh nên chú ý khi sử dụng cây thù lù chữa bệnh. Thuốc chỉ có tác dụng đối với một số trường hợp bệnh nhẹ, nếu bệnh nặng thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và việc dùng các bài thuốc từ cây thù lù để thay thế thuốc đặc trị là điều khôn thể.
Thực tế, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ quá trình điều trị chứ không thể hoàn toàn thay thế được những loại thuốc đặc trị. Do vậy, chữa bệnh gan bằng cây thù lù có đem lại hiệu quả hay không còn phải tùy theo mức độ nặng nhẹ, sức khỏe và cơ địa người bệnh. Bên cạnh đó, những thói quen thường ngày cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng bệnh.
Nhìn chung, nếu người bệnh ở mức nhẹ thì sử dụng cây thù lù có thể sẽ hiệu quả. Ngược lại, những trường hợp bệnh nặng nên được điều trị theo đúng phác đồ, đồng thời tham khảo sự tư vấn từ những người có chuyên môn về việc dùng loại dược liệu này để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh.
Một điều quan trọng cần lưu ý khi sử dụng cây thù lù chữa bệnh gan, không ít người nhầm lẫn cây thù lù với một loại cây khác có tên là lu lu đực (hay còn gọi là cây thù lù đực). Được biết, trong lu lu đực có chứa chất Solanin – một loại chất có tính độc vì vậy không đảm bảo an toàn.
Do đó, khi người bệnh vô tình sử dụng có thể sẽ gây nhức đầu, nôn ói, thậm chí là ngộ độc nghiêm trọng, khó thở, co giật… Cách phân biệt 2 loại cây này thường sẽ dựa vào đặc điểm của hoa và quả. Theo đó, cây thù lù có hoa mọc đơn lẻ, quả chín vàng hoặc đỏ. Ngược lại, hoa lu lu đực theo từng chùm, đồng thời quả của cây mang màu đen.
Cách dùng cây thù lù chữa bệnh gan
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ bài thuốc sử dụng cây thù lù trị bệnh trong Đông y mà người bệnh có thể tham khảo.
Chuẩn bị:
- Nếu sử dụng cây thù lù khô: Khoảng 100g.
- Nếu dùng thù lù tươi: Khoảng 300g.
- Bạch truật: 20g.
- Hoàng cầm, cát cánh, huyền sâm, mạch môn: Mỗi vị 10g.
- Cam thảo: 4g.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, sau đó cắt nhỏ các dược liệu ra thành từng khúc.
- Đem tất cả bỏ vào ấm để sắc cùng khoảng 500ml nước, đến khi cạn còn khoảng 200ml thì dừng lại.
- Lọc lấy phần nước thuốc, uống 1 nửa vào ban ngày, phần còn lại bảo quản để sử dụng cho buổi tối. Trước khi uống phần thuốc còn lại người bệnh nên đun nóng lên trước. Không được để thuốc qua đêm, sắc ngày nào hãy dùng hết ngày đó.
- Áp dụng bài thuốc chữa bệnh gan bằng cây thù lù liên tục trong 2 tuần cho tới tối đa là 20 ngày.
Ngoài ra, một số người bệnh còn truyền tai nhau một bài thuốc của vị lương y ở tỉnh An Giang. Bài thuốc này vẫn sử dụng cây thù lù là chủ yếu, ngoài ra sẽ kết hợp cùng với mướp gai, ô rô, bàng biển, huyết rồng… Tuy nhiên hàm lượng của mỗi dược liệu là bao nhiêu thì phải dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Xem thêm: Cây thuốc chữa bệnh gan theo dân gian bằng Đông y tại vườn
Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng bài thuốc kể trên tại nhà nếu không có sự hướng dẫn chính xác. Điều này nhằm phòng tránh trường hợp bệnh tình nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mắc.
Một số trường hợp khi sử dụng cây thù lù chữa bệnh gan có xuất hiện một số tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, ngực hơi tức, mẩn ngứa trên da… Lúc này người bệnh cần ngừng sử dụng ngay lập tức, trong trường hợp cần thiết hãy nhanh chóng đến bệnh viện để xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng loại dược liệu này, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Để có thông tin chi tiết nhất người bệnh hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ, thầy thuốc.
Chú ý khi dùng cây thù lù trị bệnh gan
Bên cạnh việc sử dụng cây thù lù trị bệnh, người bệnh cũng đồng thời phải chú ý tới một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Không nên lạm dụng phương pháp này, chỉ dùng đúng liều lượng cần thiết. Đôi khi thảo dược này có thể tương tác với một số thuốc, do vậy nếu đang uống loại thuốc nào đó người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem có phù hợp sử dụng thù lù hay không.
- Ngoài việc người bệnh sử dụng cây thù lù chữa bệnh gan thì cần phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tráng ăn các món rán, xào nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, hải sản, nội tạng động vật, thực phẩm không hợp vệ sinh… Nên ăn những món dễ tiêu, thực phẩm chứa protein, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đầy đủ nước mỗi ngày.
- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi phải được cân bằng, tránh mệt mỏi stress gây áp lực thêm cho gan. Tuyệt đối không được hút thuốc lá, uống bia rượu, cafe… Hàng ngày nên dành ra khoảng 30 phút vận động để tăng cường sức khỏe.
Bài viết trên đây đã đưa tới những thông tin xoay quanh vấn đề cây thù lù chữa bệnh gan, hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Người bệnh cần lưu ý phương pháp này chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị, do đó những trường hợp ở mức nặng cần tới khám bác sĩ để tìm ra cách chữa hiệu quả, phù hợp hơn, phòng tránh hậu quả xấu có thể xảy ra.