Hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh xảy ra khá phổ biến, nếu không có phương pháp điều trị nhanh chóng sẽ khiến bé gặp phải nhiều vấn đề về làn da. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ những thông tin về tình trạng này nhằm phát hiện sớm, chữa bệnh kịp thời và chăm sóc bé sao cho đúng cách.
Nội dung chính trong bài
Chàm sữa có ngứa không?
Tình trạng này được biết tới là bệnh lý hay gặp ở các bé dưới 2 tuổi, không loại trừ việc trẻ có thể trạng khỏe mạnh. Trong giai đoạn từ 2 tới 4 tuổi, thông thường hiện tượng này sẽ không còn xuất hiện nữa. Tuy nhiên cũng đã có một vài trường hợp trẻ mãi không khỏi, lâu dần làm ảnh hưởng tới làn da, có thể dẫn tới bệnh chàm eczema thể địa.
Bệnh lý này khiến bé vô cùng khó chịu, ngứa ngáy nên thường hay cào, gãi da khiến nguy cơ nhiễm trùng gia tăng. Mặc dù bệnh không phải quá nguy hiểm, tuy nhiên vẫn cần được điều trị đúng cách, kịp thời bởi nó liên quan đến vấn đề thẩm mỹ sau này của bé.
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị bệnh lý này khi xuất hiện những dấu hiệu sau đây theo từng giai đoạn:
- Thấy hiện tượng mẩn đỏ trên da, dần dần chuyển thành mụn nước, càng về sau càng lan ra nhanh, thậm chí có từng cụm.
- Chàm sữa ở trẻ sơ sinh khiến da nứt nẻ, khô ráp, cảm giác căng tức khó chịu. Các vết mụn nước bắt đầu chảy dịch, nếu không cẩn thận có thể dẫn tới nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
- Những vùng mụn nước bắt đầu khô lại, đóng vảy, vài ngày sau đó là quá trình vảy bong tróc, làn da từ từ hồi phục.
Thực tế, nguyên nhân dẫn tới bệnh lý chàm sữa ở trẻ hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính xác nào. Ngoài yếu tố cơ địa dễ mắc dị ứng của bé, bệnh còn có thể xảy ra do cách vệ sinh, chế độ dinh dưỡng, thậm chí là do di truyền từ người thân trong gia đình đã có tiền sử mắc các bệnh liên quan tới dị ứng.
Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì?
Với những trường hợp trẻ sơ sinh ở mức nhẹ, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thì phụ huynh có thể áp dụng mẹo dân gian tắm bằng nước lá cho bé. Tuy phương pháp này được đánh giá là an toàn, nhưng nếu thấy trẻ gặp kích ứng thì phụ huynh nên ngừng sử dụng. Dưới đây là một số loại lá và cách dùng mà bố mẹ có thể tham khảo. Cần lưu ý rằng với bất kỳ loại lá nào cũng phải rửa thật sạch trước khi sử dụng để tránh hóa chất hoặc sâu bệnh.
Chàm sữa ở trẻ em tắm lá trầu không
Tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, chống khuẩn, trị ngứa… nhờ các chất như Cadinen, Polyphenol, Betel Phenol…
Cách thực hiện: Lấy khoảng 1 nắm lá để nấu nước tắm trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó đổ ra chậu lớn, pha thêm nước lạnh. Chú ý nhiệt độ của nước để tránh phỏng da bé, trong khi tắm bố mẹ có thể lấy bã lá trầu không để chà nhẹ nhàng vào vị trí da đang gặp tổn thương do chàm sữa sơ sinh.
Dùng lá tía tô để tắm cho bé
Thành phần của tía tô chứa tinh dầu, Alphapinen, Hydrocumin… giúp dưỡng ẩm, loại bỏ tế bào chết, cải thiện tình trạng khô da, ngứa ngáy. Cách thực hiện: Giống như phương pháp tắm lá trầu không. Ngoài ra, nếu bé bị hăm tã, nổi mẩn mề đay, phụ huynh hãy lấy phần bã lá mới nấu để nguội bớt, sau đó đắp lên vùng da bé đang bị ngứa trong vài phút rồi tắm lại cho sạch.
Trà xanh trị chàm sữa trẻ em hiệu quả
Công dụng chống viêm, chống oxy hóa, loại bỏ vi khuẩn, giúp dưỡng ẩm, giảm khô ngứa da… nhờ các thành phần vitamin C, Tanin, Sterol, Carotenoids, Theanine…Cách thực hiện: Dùng 1 nắm lá vò nát, sau đó đun sôi với nước từ 10 – 15 phút rồi cho ra 1 chậu lớn. Pha với lượng nước lạnh sao cho vừa đủ ấm để tắm cho trẻ, trong khi tắm lấy bã trà xanh đắp vào những vị trí da đang gặp vấn đề trong vài phút.
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt
Da mặt của bé chính là vùng thường gặp tình trạng này nhất, đặc biệt là 2 má. Do trẻ sơ sinh vốn có làn da màu đỏ hồng, bởi vậy đôi khi các bậc phụ huynh sẽ không chú ý, chỉ tới khi những triệu chứng rõ ràng hơn thì mới biết da bé đang gặp vấn đề. Dần dần bệnh sẽ lan rộng sang tay chân, thậm chí là cả người của trẻ.
Bên cạnh việc khám, chữa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, bố mẹ còn phải quan tâm tới cách chăm sóc, vệ sinh cho bé hàng ngày. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Làn da của bé phải luôn luôn khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm ướt mồ hôi. Tắm bằng nước ấm đều đặn hàng ngày, thay tã thường xuyên, sau bữa ăn của bé phải lau, vệ sinh thật sạch.
- Mặc cho bé quần áo mát, mềm, tránh cọ xát, không để bé gãi hoặc cào lên da.
- Vệ sinh, lau dọn không gian sống, thường xuyên giặt giũ các đồ dùng tiếp xúc với bé như khăn, ga, gối, chăn…
Thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh
Một trong những phương pháp điều trị cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi. Mặc dù thuốc có thể giúp cải thiện triệu chứng khá nhanh tuy nhiên vẫn có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Do đó, bố mẹ không được tự ý mua và bôi cho bé khi chưa được bác sĩ chỉ định, hướng dẫn.
Tốt nhất là các bậc phụ huynh hãy đưa con tới khám da liễu để biết chính xác tình trạng bệnh và được kê đơn thuốc với cách dùng, thời gian sử dụng. Có thể kể đến một số loại thuốc bôi thường được dùng sau đây:
Xem thêm >> Bệnh chàm vi khuẩn, vi trùng và các thông tin lây nhiễm liên quan
- Bioskin Junior: Sản phẩm được đánh giá là khá dịu nhẹ, dùng được trên toàn thân, phù hợp với trẻ ngoài 3 tháng tuổi. Thuốc có chứa dầu Jojoba cùng các khoáng chất trong núi lửa, công dụng giúp giảm ngứa, làm sạch và dưỡng ẩm cho làn da bé.
- Oilatum Junior Cream: Loại thuốc bôi này có thể sử dụng cho cả trẻ dưới 1 tháng tuổi. Những thành phần tự nhiên của sản phẩm giúp làm dịu làn da, hạn chế hiện tượng da khô ráp, ngứa ngáy.
- Ceradan: Sản phẩm này ngoài công dụng dưỡng ẩm, hỗ trợ cải thiện triệu chứng của chàm sữa sơ sinh, tránh kích ứng da thì còn có thể ngăn ngừa bệnh tái phát. Thành phần chủ yếu của thuốc bao gồm: Ceramide, Glycerin và Natri Hyaluronate.
- Bepanthen: Đây là loại thuốc bôi được biết đến với khá nhiều tác dụng như trị chàm, viêm da, hăm tã… cho bé. Sản phẩm giúp tình trạng ngứa được thuyên giảm, đồng thời hỗ trợ làm lành các tổn thương da.
Hy vọng những thông tin về tình trạng chàm sữa ở trẻ sơ sinh trong bài viết trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Bố mẹ cần lưu ý khi thấy con xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể hãy đưa bé tới khám bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt, tuyệt đối không được tự ý chữa trị tại nhà để tránh trường hợp làn da của bé gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn.