GGT (Gamma Glutamyl transferase) là một xét nghiệm chức năng gan quan trọng. Vậy chỉ số GGT có ý nghĩa như thế nào? Khi GGT cao sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe ra sao? Mời các bạn đón đọc các thông tin hữu ích từ bài viết sau.
Nội dung chính trong bài
Chỉ số GGT là gì?
GGT (viết đầy đủ là Gamma Glutamyl transferase) một loại men gan quan trọng (bên cạnh AST và ALT). Nói cách khác, chỉ số này giúp đo lường mức độ men và các chức năng gan. Trong cơ thể con người, GGT có hoạt động như một phân tử giúp vận chuyển các amino acid qua màng. Chưa hết, GGT còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp gan chuyển hóa thuốc và các chất độc.
Xem thêm: Men gan cao có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh hiệu quả
Chỉ số này dùng để đo lường lượng enzym GGT có trong 1ml dung dịch có khả năng chuyển hóa được 1 micromol cơ chất ở điều kiện tiêu chuẩn trong thời gian 1 phút.
Theo các nghiên cứu khoa học, GGT không chỉ có ở gan mà còn có hoạt động tại thận, tụy, lá lách và ruột non. Hoạt động của chỉ số này ở tế bào ống thận lớn 12 lần so với tụy và 25 lần so với gan.
Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm chỉ số này trong máu sẽ được chỉ định khi mức độ ALP tăng cao. Kết quả của xét nghiệm sẽ phản ánh tình trạng men gan. Chỉ số này trong xét nghiệm máu càng cao thì chức năng gan càng bị ảnh hưởng.
Một vài nguyên nhân khiến chỉ số này tăng cao bao gồm:
- Sử dụng bia rượu thường xuyên.
- Thói quen ăn uống không khoa học (ăn đồ quá cay, quá mặn,…) làm gan không thực hiện tốt các hiệu quả hoạt động giải độc.
- Chế độ nghỉ ngơi không khoa học: Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ không sâu.
- Chỉ số ggt tăng cao nguyên nhân có thể là do làm việc quá sức, stress kéo dài.
- Mắc các bệnh lý về gan: Viêm gan A,B, D,…
- Mắc các bệnh lý khác như đái tháo đường, bệnh viêm tụy, bệnh suy tim,…
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh không rõ nguồn gốc làm giảm/ tổn hại chức năng gan.
Tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Mức độ nặng nhất có thể dẫn đến nguy cơ không tự hồi phục của gan và thậm chí gây tử vong ở người. Do đó, xét nghiệm các chỉ số này sẽ giúp các bác sĩ chuyên khoa đánh giá được tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn.
Chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm?
Có 3 mức độ được phân chia để đánh giá chỉ số này của cơ thể con người. Cụ thể
- Mức độ nhẹ: Tăng cao 1-2 lần
- Mức độ trung bình: Tăng cao từ 2-5 lần
- Mức độ nặng: Tăng cao trên 5 lần
Chỉ số GGT nằm trong ngưỡng an toàn là dưới 60 UI/L (UI/L là đơn vị trên 1 lít huyết thanh). Cụ thể hơn, ở nữ giới sẽ là 11-50 UI/L, ở nam giới rơi vào khoảng 7-32 UI/L.
Tuy nhiên, chỉ số này không thể phân biệt các nguyên nhân gây ra tổn thương gan. Điều này được lý giải là do có nhiều các loại bệnh khác nhau (viêm gan, ung thư gan, viêm gan virus,…) hoặc các hội chứng ảnh hưởng đến gan khác. Chính vì lý do này, Viện Hàn lâm Quốc gia và Hiệp hội hóa sinh lâm sàng Mỹ khuyến cáo không nên sử dụng thường xuyên xét nghiệm GGT.
Xem thêm: Chỉ số men gan cao và người bình thường là bao nhiêu, cách kí hiệu?
Bạn chỉ nên thực hiện xét nghiệm để đưa ra chỉ số GGT khi có các biểu hiện sau:
- Người bệnh mắc các bệnh lý về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan,…
- Người bệnh mắc các bệnh lý đang phải điều trị bằng kháng sinh trong thời gian dài. Thuốc cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng men gan.
- Người bệnh cảm thấy chán ăn, buồn nôn, vàng da vàng mắt, bụng sưng, nước tiểu sẫm màu, mẩn ngứa, cơ thể mệt mỏi,…
- Người bệnh thường xuyên sử dụng bia rượu hoặc các loại chất kích thích khác.
GGT thường bị đào thải và có sự thay đổi rõ rệt theo thời gian trong ngày. Do đó, khuyến cáo của bác sĩ là bạn cần làm xét nghiệm vào buổi sáng. Thời điểm này sẽ khiến chỉ số GGT chuẩn xác nhất.
Chỉ số GOT và GPT khác nhau thế nào?
Ngoài xét chỉ số GGT xét nghiệm máu, thì 2 chỉ số đóng vai trò quan trọng trong xét nghiệm chức năng gan là ALT (GPT) và AST (GOT) đều là các chỉ số men gan quan trọng. Chúng phản ánh đến tình trạng hoạt động của chức năng gan. Cụ thể, khi có nhiều tế bào gan bị tổn thương, 2 loại men gan này sẽ giải thoát và phóng thích vào máu.
AST (hay còn gọi là SGOT hoặc GOT) được tìm nhiều ở gan, tim, các búi cơ, thận và não. Giới hạn thông thường của chỉ số GOT là từ 5-40 UI/L.
ALT (hay còn gọi là SGPT hoặc GPT) là chỉ số đặc hiệu nhằm chỉ ra các tổn thương về gan. Ngoài việc xét nghiệm để lấy chỉ số GGT thì chỉ sổ ALT chủ yếu trong bào tương ở gan. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có một lượng ít ở trong tế bào cơ vân và tim. ALT có giới hạn thông thường từ 7-56 UI/L.
Đối với các bệnh nhân bị viêm gan cấp tính, mức ALT và AST cao sẽ kéo dài từ 1 đến 2 tháng. Sau khoảng 3 – 6 tháng, các chỉ số này sẽ trở lại bình thường.
Ngoài ra, chỉ số ALT xét nghiệm trong khoảng: 20 U/L – 40 UI/L sẽ tương đương với mức bình quân của men AST. Hai chỉ số GOT và GPT được chỉ định kết hợp cùng chỉ số GGT để đánh giá tình trạng gan. Các chuyên gia cũng sẽ có sự so sánh trực tiếp 2 chỉ số và tính toán tỷ lệ AST/ALT.
Tỷ lệ này có thể được sử dụng để phân biệt các nguyên nhân khác nhau gây ra tổn thương gan.
Một vài nguyên nhân làm các chỉ số ALT và AST tăng cao có thể kể đến như:
- Tắc nghẽn đường mật, xơ gan, khối u trong gan
- Người bệnh mắc chấn thương cơ hoặc có tiền sử bị bệnh tim.
- Sử dụng thuốc kháng sinh làm tăng men gan
- Sử dụng quá nhiều các loại thức ăn nhanh
Trên đây là một vài thông tin hữu ích về chỉ số GGT. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho người đọc những kiến thức khoa học hữu dụng. Bạn cũng đừng quên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có một cơ thể thật khỏe mạnh.