Chữa sỏi thận bằng rau ngổ là phương thức dân gian đơn giản và thông dụng cho người đang bị sỏi và cả bệnh nhân sau phẫu thuật có sỏi tái phát. Rau ngổ trong tự nhiên có thực sự là bài thuốc tốt, cách sử dụng ra sao thì chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Nội dung chính trong bài
Nước rau ngổ trị sỏi thận tốt không?
Đầu tiên, sỏi là hiện tượng lắng đọng muối và các khoáng chất trong nước tiểu thành các tinh thể rắn tồn tại ở thận, niệu quản, bàng quang. Kích thước viên sỏi dao động từ vài mm hoặc lên đến vài cm. Bệnh lý gây ra một số bất tiện trong sinh hoạt như đau lưng, buốt cơ quan tiểu tiện, tiểu dắt, tiểu ra máu, buồn nôn ói, sốt,….

Trên thực tế, người bệnh có thể dùng nhiều phương pháp như uống thuốc trị sỏi, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi,… với mục tiêu là bào mòn sỏi, đào thải sỏi qua nước tiểu hoặc triệt tiêu sỏi từ trong cơ thể. Tuy vậy, dùng rau ngổ làm bài thuốc trị bệnh là cách được nhiều người tin tưởng áp dụng do tính an toàn, tiện lợi và tiết kiệm của nó.
Theo Đông y, cây rau ngổ (hay ngò om, rau om) có tính mát, vị cay nhẹ, hơi chát, mùi thơm; công dụng làm thanh nhiệt, tiêu viêm, chỉ khái, giải độc, giảm đau, tiêu thũng,… đặc trị cho kinh thận và đại tràng. Còn theo y học hiện đại phân tích, trong ngổ có chứa một lượng lớn nước (chiếm đến 92%), protein, đường khử, cellulose, caroten, vitamin B & C, tinh dầu và các dược chất khác.
Cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ
Rau ngổ không chỉ là loại rau thơm, tăng thêm gia vị cho các món ăn như rau ngổ luộc chấm mắm, rau ngổ xào thịt bò, canh chua rau ngổ, canh bí đỏ rau ngổ,… mà cả thân và lá ngổ đều tận dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc “trời phú” chuyên chữa sỏi trong thận như sau:

Dùng lá ngổ chữa sỏi thận
- Nước cốt lá ngổ: Dùng 50g lá ngổ tươi và sơ chế sạch, để ráo tự nhiên. Sau đó, giã nát và vắt lấy nước cốt rau, không lấy xác để được dung dịch nước rau ngổ nguyên chất. Cho thêm một ít muối làm tăng khẩu vị khi uống. Uống nước cốt ngổ 2 lần/ngày, duy trì liên tục khoảng 1 tuần lễ sẽ thấy sỏi nhỏ dần và tan ra theo đường tiểu tiện.
- Sinh tố rau ngổ: Sử dụng 50 – 100g lá ngổ tươi đã được rửa sạch, cho vào máy ép lấy nước hoặc xay sinh tố cùng một ít nước ấm và uống đều đặn từ 15 – 30 ngày.
- Cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ mật ong hấp cách thủy: Chuẩn bị 100g lá ngổ tươi và 15ml mật ong rừng. Đem rau ngổ đã sơ chế sạch đi giã nhuyễn và chắt lấy nước cốt. Sau đó, hòa chung mật ong vào lượng nước rau có được và khuấy đều lên. Hấp cách thủy hỗn hợp dung dịch từ 10 – 15 phút để dùng trong ngày.
Tốt nhất nên dùng bài thuốc trước khi ăn sáng, khi bụng còn trống và không được lạm dụng quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến dạ dày. Thời gian thực hiện từ 10 – 15 ngày là thích hợp.
Người bệnh cần chú ý khi sử dụng lá ngổ trong điều trị bệnh cần phải sơ chế rau ngổ thật sạch trước khi sử dụng. Cần ngâm rau ngổ qua nước muối pha loãng để tránh tình trạng trên rau có ký sinh trùng, giun bán trên bề mặt lá và thân cây. Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.
Chữa sỏi thận bằng rau ngổ nước dừa
Đây là một công thức chữa bệnh được ưa chuộng và áp dụng phổ biến ngày nay. Cách thực hiện trong 1 lần chỉ với 1kg rau ngổ và 1 trái dừa tươi.
Dùng rau ngổ đã qua sơ chế sạch đem đi giã nhuyễn hoặc xay sinh tố và lọc lấy chất nước, bỏ bã. Tiếp tục hòa chung nước dừa tươi vào nước cốt rau mới vắt để tạo thành hỗn hợp rau ngổ nước dừa.
Người bệnh chia thành 3 lần uống trong ngày, tiến hành khoảng 1 tuần để thấy lợi tiểu hơn, giảm căng tức bàng quang.
Nước rau ngổ chữa sỏi thận
- Nước luộc rau ngổ: Dùng khoảng 50g rau ngổ tươi luộc với 2 chén nước lọc trong vòng 10 – 15 phút. Sau khi rau ngổ đã ra hết chất cốt, người bệnh chỉ uống nước luộc rau để chữa sỏi trong thận. Duy trì trong 1 tháng để thấy bệnh lý thuyên giảm rõ rệt.
- Nước rau ngổ, bông mã đề, râu bắp: Dùng một lượng vừa đủ các nguyên liệu và rửa sạch. Cho tất cả vào nấu chung với 1.5 lít nước lọc trong thời gian 10 – 15 phút. Để hỗn hợp nguội dần rồi uống thành 3 lần trong ngày, mỗi lần dùng 1 chén là đủ. Theo cách này sẽ làm giãn mạch máu, dịu các cơn co thắt cơ, tăng bài tiết của thận để đẩy sỏi ra ngoài nhanh hơn.
- Sắc nước rau ngổ khô: Phơi khô 1 – 2kg rau ngổ và cất để dùng dần. Mỗi lần uống lấy một nắm nhỏ ngổ khô sắc cùng 0.5 – 1 lít nước. Khi nào hỗn hợp sắc lại còn khoảng 1 chén là dùng được.
- Canh rau ngổ: Ngoài ra, người bệnh có thể nấu canh bằng rau ngổ, nêm thêm gia vị vừa đủ cho dễ ăn, dùng chung với cơm thay cho các loại canh khác.
Lưu ý khi trị sỏi thận bằng rau ngổ
- Sơ chế kỹ rau ngổ bằng nước sạch và ngâm muối để loại bỏ bùn đất, giun sán, vi khuẩn, côn trùng,… có thể bám vào các lông tơ.
- Phân biệt rau ngổ với ngổ trâu (còn gọi là cúc nước) do công dụng chữa bệnh của chúng không giống nhau, sự nhầm lẫn có thể khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Tác dụng của quả sung chữa sỏi thận khiến nhiều người ngạc nhiên

- Không sử dụng rau ngổ cho sản phụ vì dễ gây sẩy thai và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.
- Kiên trì thực hiện các bài thuốc với rau ngổ. Tuy nhiên, hạn chế lạm dụng trong thời gian dài để trị bệnh.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia trong việc điều trị bệnh bằng rau ngổ. Do rau ngổ bị “khắc” với một số nguyên liệu nên có thể xảy ra tác dụng ngược hoặc dị ứng.
- Kết hợp sử dụng bài thuốc từ rau ngổ và đi thăm khám định kỳ để theo dõi tiến triển bệnh. Nếu trong quá trình sử dụng cây rau ngổ chữa sỏi thận không có dấu hiệu giảm thì cần điều hướng chữa trị phù hợp hơn.
- Không phụ thuộc hoàn toàn vào bài thuốc từ rau ngổ. Để tình trạng bệnh nhanh chóng khả quan, người bệnh cần kết hợp ăn uống khoa học như: Tăng cường lượng nước mỗi ngày; hạn chế thức ăn có gia vị muối, đường, chất béo quá nhiều và những thực phẩm chứa nhiều oxalate.
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, làm việc và luyện tập thể dục theo cách hợp lý.
Trên đây là một số cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ tại nhà mà người bệnh có thể áp dụng. Tính hiệu quả của rau ngổ còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, bệnh nhân nên tái khám để theo dõi kích thước sỏi và thay đổi phương pháp điều trị khi cần thiết.