Chữa trào ngược dạ dày bằng bấm huyệt và xoa bóp không phải là phương thức điều trị xa lạ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết đến phương pháp này mà chỉ lạm dụng các thuốc Tây y. Vì vậy, qua bài viết dưới đây, chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc về vấn đề này.
Nội dung chính trong bài
Trào ngược dạ dày bấm huyệt nào?
Trong Đông y, các thầy thuốc thường bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày từ đó cải thiện trình trạng bệnh rất tốt. Vậy khi bị trào ngược tá tràng thì nên bấm huyệt nào? Sau đây là các huyệt mà chuyên gia YHCT hay thực hiện:
- Huyệt Trung Quản: Vị trí huyệt là trung điểm của đường thẳng nối từ rốn đến đường ngang giao nhau của 2 bên bờ sườn. Huyệt này có tác dụng chủ trị đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu.
- Huyệt Túc Tam Lý: Huyệt thuộc vào kinh Túc dương minh vị, là huyệt thứ 36 của đường kinh Vị. Huyệt nằm ở dưới 3 thốn tính từ vị trí chỗ lõm ngoài của xương bánh chè. Bấm huyệt này giúp dạ dày hoạt động ổn định hơn.
- Huyệt Nội Quan: Huyệt này nằm ở mặt trên trước cổ tay, từ nếp lằn cổ tay đo xuống 2 thốn, giữa hai gân cơ gan tay bé và gan tay lớn. Huyệt Nội Quan chủ trị giảm cơn đau dạ dày, đau vùng ngực sườn, mất ngủ.
Khi bấm day các huyệt này, bạn có thể cải thiện được các triệu chứng khó chịu do căn bệnh dạ dày này gây ra như: đau tức thượng vị, ợ hơi, ợ chua…
Xoa bóp, bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày tốt không?
Trào ngược tá tràng ( Gastroesophageal Reflux Disease – GERD) là tình trạng các chất dịch trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng axit dịch vị bị dư thừa nhiều hoặc có thể là cơ thắt thực quản bên dưới bị suy yếu. Điều này dẫn tới thức ăn và dịch vị không giữ lại được trong dạ dày mà bị trào lên trên.
Theo Đông y, chứng trào ngược này được lý giải bằng chứng “Vị quản thống”. Nguyên nhân của chứng bệnh này là do ăn uống nghỉ ngơi không hợp lý, suy nghĩ, căng thẳng quá mức khiến Tỳ và Vị bị ứ trệ khí. Tình trạng khí trệ gây ra các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua…
Do đó, trong y học cổ truyền, người ta sử dụng phương pháp bấm huyệt và xoa bóp là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày phổ biến. Bấm huyệt là sử dụng lực đầu ngón tay để điểm vào vị trí huyệt, giúp tăng cường lưu thông khí huyết.
Ngoài ra, tác động vào các huyệt đó còn giúp dạ dày tăng co bóp, lưu thông, hoạt động ổn định hơn. Nếu tình trạng trào ngược kèm theo đau dạ dày thường xuyên tái diễn, bạn có thể sử dụng phương pháp này để giúp giảm bớt nhanh tình trạng.
Tuy nhiên, mẹo trị trào ngược dạ dày bằng xoa bóp và bấm huyệt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng trào ngược tá tràng. Vì vậy, nếu bệnh tình tiếp diễn kéo dài và trở nặng hơn, bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kết hợp sử dụng thuốc.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng xoa bóp, bấm huyệt
Sau đây là cách thực hiện phương pháp xoa bóp và bấm huyệt để cải thiện tốt các triệu chứng của căn bệnh dạ dày này:
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng xoa bóp
Xoa bóp là thao tác đầu tiên, cần thiết để cơ bụng và các tạng quen với sự tác động của tay. Bạn nên thực hiện xoa nhẹ quanh vùng bụng trước khi vào động tác chính. Mục đích là để tăng cường lưu thông máu, làm bụng ấm lên và kích thích nhu động ruột.
Sau khi xoa bụng ấm lên rồi, bạn bắt đầu thực hiện các thao tác như sau:
>>>Xem ngay: Cách chữa trào ngược dạ dày bằng diện chẩn khỏi không tái phát
- Vuốt cơ bụng: Người bệnh nằm chống chân 45 độ so với mặt giường, thả lỏng cơ bụng. Người thao tác dùng tay vuốt tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng bệnh nhân.
- Bóp nắn: Bóp cơ bụng nhẹ nhàng, sau đó nhấc kéo lên và hạ xuống. Thực hiện thao tác này khoảng 3-5 lần để kích thích sâu vào trong ổ bụng, nhất là để tăng cường nhu động ruột.
- Day ấn cơ bụng: Dùng đầu ngón tay day bụng từ hố chậu phải sang hố chậu trái chạy theo khung đại tràng. Sau đó, dùng ngón tay giữa cùng ngón nhẫn ấn và trượt cơ bụng từ trên xuống dưới.
- Rung lắc cơ: Nhấc nhẹ mảng cơ ở chính giữa vùng bụng lên sau đó rung với nhịp từ chậm đến tăng dần. Tiếp theo, người thực hiện đặt hai bàn tay áp vào bụng bệnh nhân và thực hiện động tác lắc.
- Cuối cùng xoa lại vùng bụng nhẹ nhàng cho người bệnh. Kết thúc thao tác xoa bóp.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng bấm huyệt
Thực hiện xoa bóp xong, vùng bụng đã nóng lên và thích nghi được với nhịp điệu của tay người thao tác. Tiếp theo là thực hiện kỹ thuật bấm huyệt.
Với căn bệnh trào ngược này, chúng ta day ấn 3 huyệt sau: Trung Quản, Túc Tam Lý, Nội Quan.
Cách xác định 3 huyệt này chúng tôi đã giới thiệu ở phần trên, dưới đây là kỹ thuật day ấn các huyệt này:
- Bấm huyệt Trung Quản: Dùng lực của đầu ngón tay cái ấn vào huyệt vị này cho đến khi có cảm giác tức và hơi tê bì lan vào tới dạ dày là đạt yêu cầu. Sau đó, day ấn huyệt khoảng 2 phút có công dụng giảm nhanh cơn đau dạ dày, điều hòa sự co bóp và bài tiết dịch vị.
- Bấm huyệt Túc Tam Lý: Cũng thực hiện tương tự như huyệt Trung Quản. Ấn huyệt đến khi có cảm giác tức nặng lan xuống bàn chân. Nên thực hiện 2-3 lần/ngày đối với huyệt Túc Tam Lý để cải thiện triệu chứng bệnh tốt hơn.
- Bấm huyệt Nội Quan: Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt sao cho cảm thấy tức nặng tại chỗ là được.
Thực hiện đầy đủ các thao tác như trên là bạn đã hoàn thành bài xoa bóp, bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày.
Lưu ý khi thực hiện bấm huyệt và xoa bóp
Khi thực hiện xoa bóp và bấm huyệt, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không thực hiện xoa bóp, bấm huyệt cho bệnh nhân mới phẫu thuật ổ bụng và phụ nữ có thai.
- Người thực hiện phải đảm bảo bàn tay sạch sẽ, không để móng tay dài, tránh làm tổn thương da người bệnh.
- Tránh tác động vào những vùng bụng có vết thương hở hoặc nhiễm trùng.
- Thời điểm tốt nhất để thực hiện là sáng trước khi dậy và tối trước khi ngủ.
- Không thực hiện khi vừa mới ăn no.
- Xoa bóp, bấm huyệt chỉ là phương pháp giảm đau tạm thời.
Như vậy, chữa trào ngược dạ dày bằng xoa bóp, bấm huyệt là một phương thức của Y học cổ truyền rất dễ thực hiện, ít tác dụng không muốn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Chính vì vậy, để giúp quá trình chữa trị được tốt nhất, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và có phương án khắc phục hiệu quả.