Chữa vảy nến bằng thuốc Nam đang được rất nhiều người quan tâm, vì đây là căn bệnh mãn tính, việc điều trị Tây y lâu dài sẽ gây rất nhiều tác dụng không mong muốn. Vậy có những bài thuốc Nam nào điều trị bệnh hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Chữa vảy nến bằng cây thuốc Nam có tốt không?
Theo bác sĩ Trần Hùng (bệnh viện Quân Y 103), vảy nến là một bệnh da liễu rất phổ biến ở nước ta và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Ngoài việc tìm đến các bác sĩ chữa vảy nến giỏi thì quá trình điều trị căn bệnh này cũng phải đòi hỏi sự kiên trì
Một trong những phương pháp điều trị hiện nay được nhiều bệnh nhân lựa chọn là sử dụng thuốc Nam. Vậy ưu nhược điểm của cách chữa này là gì?
Ưu điểm:
- Tiện lợi: Thuốc nam chính là những cây trồng xung quanh vườn nhà. Vậy nên chúng rất dễ tìm kiếm, không phải mất công tìm mua ở đâu xa, tiện lợi cho người sử dụng.
- An toàn: Người bệnh hoàn toàn có thể tự trồng những thảo dược này và dùng để chữa bệnh. Chính vì vậy, không sợ phun hóa chất, không sợ thuốc đã bị chiết tách hết tác dụng, chúng ta có thể yên tâm sử dụng vì độ an toàn cao.
- Tiết kiệm chi phí: Không đắt như các loại thuốc Tây y hay thuốc nhập từ Trung Quốc sang, giá thành của những cây thuốc này cũng rất rẻ, thậm chí bạn hoàn toàn có thể tự kiếm mà không tốn một đồng.
- Hiệu quả: Từ rất lâu, khi y học hiện đại chưa phát triển, đã có rất nhiều kinh nghiệm truyền lại từ người đi trước về hiệu quả khi chữa vảy nến bằng thuốc Nam và Tây y hiện nay cũng công nhận điều đó.
- Ít tác dụng phụ: Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này, việc dùng thuốc chỉ giúp cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Dùng thuốc Tây y lâu dài gây rất nhiều tác dụng không mong muốn, thuốc nam thì ngược lại, tác dụng phụ khi sử dụng rất ít gặp, thậm chí không có.
Nhược điểm khi điều trị vảy nến bằng thuốc Nam
- Phát huy tác dụng chậm: Khi bệnh giai đoạn cấp tính, sử dụng thuốc nam không mấy hiệu quả vì thời gian để thuốc phát huy tác dụng khá chậm, không kịp thời ngăn ngừa các biến chứng xảy ra đối với bệnh nhân.
- Dễ trộn corticoid: Nếu không tìm được nguồn thuốc uy tín, dùng phải thuốc kém chất lượng hay bị trộn corticoid sẽ rất nguy hiểm với người bệnh.
Việc sử dụng thuốc Nam thì người bệnh cũng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý áp dụng vì có thể làm bệnh thêm trầm trọng hơn.
Cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam dân gian
Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc Nam điều trị bệnh hiệu quả và được nhiều người tin dùng.
Bài thuốc số 1: Dùng lá trầu không và dầu dừa
Nguyên liệu: 2 thìa cà phê dầu dừa, 50ml nước cốt lá trầu không.
Thực hiện:
- Trộn đều 2 dung dịch trên thành một hỗn hợp, thoa lên vùng da bị tổn thương,
- Sau khoảng 15 phút thì rửa lại với nước sạch.
Bệnh nhân dùng đều đặn ngày 2 lần sẽ giúp da mịn màng, giảm bong tróc và khó chịu dao vảy nến gây ra.
Bài thuốc số 2: Tắm nước lá khế
Chuẩn bị: Một nắm lá khế tươi.
Cách làm:
- Rửa sạch lá khế rồi vò nát
- Cho lá vào nồi cùng với 3 lít nước, đun sôi khoảng 15 phút.
- Để nước lá vừa đun nguội bớt rồi mang đi ngâm hoặc tắm trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
Kiên trì thực hiện khoảng 2 tuần sẽ hiệu quả của cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam từ lá khế phát huy tác dụng.
Bài thuốc số 3: Dầu dừa và giấm táo
Chuẩn bị nguyên liệu: Dầu dừa và giấm táo lượng bằng nhau.
Cách thực hiện:
- Cho 2 nguyên liệu trên vào bát nhỏ, trộn đều với nhau.
- Dùng một miếng vải sạch thấm đều hỗn hợp sau đó nhẹ nhàng lau lên vùng da bị tổn thương.
- Giữ nguyên khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch lại với nước ấm.
Giấm táo có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Dầu dừa cung cấp độ ẩm cho da, giảm sưng nề, cải thiện tình trạng da bong tróc. Kết hợp 2 loại trên sẽ thấy bệnh tiến triển rõ rệt.
Bài thuốc số 4: Sâm đại hành
Sâm đại hành hay còn gọi là tỏi đỏ, có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, bổ máu. Không chỉ chữa được bệnh vẩy nến mà còn sử dụng trong điều trị rất nhiều căn bệnh khác nhau. Đây là một trong những bài thuốc Nam chữa vảy nến khá hiệu quả.
Nguyên liệu: 20g sâm đại hành.
Cách làm:
- Rửa sạch sâm đại hành.
- Cho vào ấm sắc lấy nước, uống hằng ngày có thể đẩy lùi những triệu chứng do bệnh gây ra.
Bài thuốc số 5: Muồng trâu
Nguyên liệu: Chuẩn bị 100g lá non của cây muồng trâu.
Thực hiện:
- Sau khi lá thu hái về đem rửa sạch, để ráo nước, tiếp đến giã nát để lấy nước cốt.
- Dùng bông gòn hoặc vải sạch thấm phần nước cốt trên rồi nhẹ nhàng thoa đều lên vùng da bị bệnh.
- Để nguyên từ 45 phút đến 1 giờ thì rửa sạch bằng nước ấm.
Kiên trì thực hiện ngày từ 2 – 3 lần sẽ thấy hiệu quả bài thuốc Nam điều trị vảy nến này phát huy hiệu quả
Bài thuốc số 6: Tắm nước lá lốt
Nguyên liệu: Khoảng 10 – 15 lá lốt tươi.
Cách làm:
- Rửa sạch lá lốt
- Cho lá vào đun sôi với khoảng 3 lít nước trong 10 phút.
- Lọc lấy phần nước để tắm, phần bã chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị vẩy nến để loại bỏ các tế bào chết.
- Sau đó lau khô người và không cần tắm lại.
Đây là cách làm khá đơn giản và được nhiều người áp dụng giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh toàn thân.
Bài thuốc số 7: Cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam từ nghệ
Nghệ là một gia vị trong bữa ăn hàng ngày, không những thế nó còn điều trị được rất nhiều căn bệnh như: Viêm loét dạ dày, mụn nhọt, trị sẹo. Nhưng ít ai biết được rằng sử dụng nghệ trong điều trị vẩy nến cũng có kết quả rất tuyệt vời.
Chuẩn bị: 100g bột nghệ hòa cùng với 200ml nước.
Thực hiện:
- Hòa bột nghệ với nước rồi đun nhỏ lửa để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Dùng hỗn hợp này thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Để khô khoảng 15 phút thì rửa sạch lại với nước ấm. Nguyên liệu còn thừa có thể bảo quản trong tủ lạnh để hôm sau dùng.
Ngoài ra, bạn có thể dùng nghệ như gia vị nấu ăn hàng ngày hoặc đun lấy nước uống cũng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Trên đây là bài viết cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam đem lại hiệu quả tích cực. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều lựa chọn phương pháp điều trị bệnh. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi.