Trị vảy nến bằng lá trầu không được rất nhiều người áp dụng vì đem lại hiệu quả tốt mà an toàn, không gây tác dụng phụ. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết cách thực hiện bài thuốc dân gian này trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Vì sao nên trị vảy nến bằng lá trầu không?
Lá trầu không có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Do chứa nhiều những hoạt chất có lợi nên được ứng dụng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Đây được xem như một vị thuốc quý mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.
Điều trị các bệnh viêm nhiễm như: Viêm họng, mụn nhọt, sâu răng viêm phụ khoa, viêm đường tiết niệu. Thành phần của lá có chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn nên được dân gian sử dụng từ rất lâu trong điều trị các bệnh lý trên.
Trị đau khớp: Nhờ chứa hoạt chất Chavicol có tác dụng giảm đau, chống viêm nên chữa các bệnh về xương khớp rất hiệu quả. Lấy nước cốt lá trầu không trực tiếp bôi lên vùng bị đau sẽ thấy triệu chứng cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, loài cây này còn chữa được rất nhiều các bệnh lý khác như: đầy hơi, khó tiêu, trào ngược dạ dày, hôi miệng, táo bón, suy nhược thần kinh, thông tia sữa.
Tuy nhiên công dụng điều trị vảy nến bằng lá trầu không ít người biết đến.
Vẩy nến là một bệnh tự miễn mạn tính, hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Các biểu hiện của bệnh như: Ngứa, sưng, viêm đỏ các vùng da trên cơ thể. Việc dùng thuốc chỉ giúp giảm các triệu chứng trên, phòng ngừa và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Lá trầu có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm sưng, giảm ngứa, làm lành các tổn thương trên da nên được áp dụng rộng rãi trong điều trị căn bệnh này.
Các cách trị vảy nến bằng lá trầu không
Dùng lá trầu không kết hợp lá bèo hoa dâu
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá trầu không, lá bèo hoa dâu lượng bằng nhau.
Cách làm bài thuốc trị vảy nến:
- Rửa sạch lá trầu không và lá bèo hoa dâu, cho cả 2 loại trên vào nồi đun cùng với 2 lít nước.
- Đun sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp, gạn bỏ bã lấy phần nước.
- Dùng khoảng 500ml nước để uống, số còn lại đem ngâm rửa tại vùng da bị tổn thương, để khô khoảng 2-3 tiếng sau đó rửa lại với nước sạch.
- Kiên trì làm đều đặn ngày 1 lần sẽ giúp các triệu chứng của bệnh cải thiện đáng kể.
Cách trị vảy nến bằng lá trầu không và dầu dừa
Dầu dừa được biết đến với công dụng giữ ẩm, làm dịu và phục hồi tổn thương da. Khi kết hợp với lá trầu không sẽ phát huy được tác dụng điều trị bệnh.
Nguyên liệu: Lá trầu không và dầu dừa.
Cách làm:
- Lá trầu sau khi rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, sau đó cho 2 thìa dầu dừa nguyên chất vào.
- Trộn đều hỗn hợp, thoa lên vùng da bị tổn thương, để khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
- Dùng đều đặn hàng ngày giúp giảm ngứa, giảm bong tróc da, cải thiện các biến chứng về da do vẩy nến mang lại.
Kết hợp lá trầu không, lá diếp cá và lá bạc hà
Trong Đông y, bạc hà và diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt trong điều trị các bệnh về da. Kết hợp cùng với lá trầu, chắc chắn bệnh vảy nến sẽ không còn đáng lo ngại với nhiều người.
Nguyên liệu: Lá trầu không, lá diếp cá, lá bạc hà lượng bằng nhau.
Thực hiện:
- Các loại lá trên sau khi đem về, rửa sạch, cho vào nồi đun cùng 3 lít nước.
- Đến khi nước sôi thì gạn lấy nước, để nguội.
- Dùng nước này để tắm hàng ngày.
Bài thuốc uống nước lá trầu không chữa vảy nến
Chuẩn bị 7-8 lá trầu không tươi, chọn lá lành lặn, không sâu. Lá sau khi đem về loại bỏ bụi bẩn và rửa sạch.
Thực hiện:
- Cho lá trầu cùng 2 lít nước vào nồi đun sôi.
- Sau khi đun xong, loại bỏ phần bã, lấy phần nước. Để nguội, chia làm 3 phần uống trong ngày.
- Phần bã trầu có thể tận dụng để đắp lên vùng da bị vảy nến.
Sử dụng cách này vừa an toàn, vừa tiện dụng nên được rất nhiều người áp dụng.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng bài thuốc chữa vảy nến bằng lá khế, dầu dừa cũng có tác dụng tốt.
Những lưu ý khi chữa vảy nến bằng lá trầu không
Trước khi thực hiện những bài thuốc nêu trên, người bệnh cần tham khám để xác định được tình trạng bệnh. Đồng thời, tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.
Ngoài ra, để phát huy tối đa công dụng của cách điều trị vảy nến bằng lá trầu không, các chuyên gia khuyên bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Bệnh liên quan đến yếu tố miễn dịch của cơ thể, hiện nay cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì thế, sử dụng lá trầu không chỉ giúp cải thiện triệu chứng chứ không điều trị được nguyên nhân.
- Sử dụng các phương pháp trên rất an toàn cho người bệnh, tuy nhiên thời gian để phát huy tác dụng cũng rất lâu. Mọi người nên kiên trì làm đều đặn hàng ngày mới thấy được hiệu quả.
- Trong quá trình đun nấu, không nên đun quá lâu vì sẽ làm bay hơi tinh dầu và các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh.
- Không dùng lá trầu chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương do vảy nến.
- Giữ gìn da thật sạch sẽ, tránh để bụi bẩn, vi khuẩn tác động.
- Độ ẩm trên da khá quan trọng trong việc điều trị bệnh. Nên dùng thêm các kem giữ ẩm có độ an toàn cao để ngăn ngừa các đợt bùng phát.
- Tránh suy nghĩ, căng thẳng, lo âu.
- Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, canxi, sắt và các chất chống oxy hoá.
Trên đây là một số thông tin về cách điều trị vảy nến bằng lá trầu không. Hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức giúp ích cho bản thân và gia đình. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!