Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh an toàn tuyệt đối luôn là ưu tiên tìm kiếm của người bệnh. Thế những phải dùng biện pháp nào mới đem lại cải thiện tốt nhất? Bài viết ngày hôm nay sẽ đem đến những thông tin bổ ích về vấn đề này.
Nội dung chính trong bài
Kháng sinh chữa viêm phế quản có tốt không?
Phế quản bị viêm là chứng bệnh sinh ra do các viêm nhiễm đường thở lớn và trung bình (phế quản) trong phổi. Các viêm nhiễm này phần lớn xảy ra ở niêm mạc của các ống không khí, dẫn đến việc tiết ra các chất nhầy, cản trở không khí lưu thông từ phổi ra ngoài và ngược lại. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà phân thành cấp tính (mắc bệnh trong thời gian ngắn) và mạn tính (trong thời gian dài).
Nguyên lý hoạt động của kháng sinh là sử dụng những kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn, virus hoặc ức chế hoạt động tổng hợp protein của chúng. Sau một thời gian sử dụng kháng sinh thì những vi khuẩn, virus gây bệnh sẽ được loại trừ hoàn toàn. Tuy nhiên trong y học hiện đại, câu hỏi kháng sinh chữa viêm phế quản có tốt không vẫn luôn là thắc mắc của nhiều người. Về mặt chữa bệnh thì kháng sinh vẫn có tác dụng đẩy lùi bệnh tuy nhiên phương pháp này lại vấp phải những nhược điểm sau:
- Kháng sinh khi sử dụng nhiều sẽ khiến cơ thể bị lờn kháng sinh hay nói cách khác là cơ thể đã sinh ra những kháng thể để chống lại kháng sinh. Vì vậy khi dùng kháng sinh chữa bệnh lâu ngày cơ thể sẽ quen dần và theo thời gian cần dùng nhiều hoặc dùng loại kháng sinh mạnh hơn để chữa bệnh.
- Kháng sinh khi không sử dụng đúng liều, đúng nồng độ, đủ thời gian thì sẽ không có tác dụng chữa khỏi bệnh và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, nôn mửa, co giật,…
- Mỗi loại kháng sinh chữa viêm phế quản chỉ tiêu diệt được những loại vi khuẩn, virus nhất định nên nếu dùng không đúng sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn, virus có lợi cho sức khỏe.
- Kháng sinh không thích hợp sử dụng với phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì sẽ gây những biến chứng sau này.
Trên đây là những nhược điểm mà kháng sinh gây nên. Kháng sinh chữa các loại bệnh không thể nói là không tốt nhưng đồng thời nếu không sử dụng đúng liều lượng cũng như hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ để lại hậu quả khôn lường.
Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh
Khi phế quản bị viêm người bệnh thường có những triệu chứng ho có đờm trắng hoặc vàng đục, tức ngực khi ho, khó thở, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ. Với những triệu chứng này thì người bệnh có thể sử dụng những cách chữa bệnh không dùng kháng sinh dưới đây:
Chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh bằng cây diếp cá
Rau diếp cá có tính cay, hơi độc và hơi lạnh, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn nên có thể sử dụng để chữa viêm ở phế quản.
Lấy 10-15 lá diếp cá rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút. Sau đó giã nát, đổ nước sôi vào, đợi khi phần bã lắng xuống thì lọc lấy phần nước trong. Cũng có thể dùng vải sạch hoặc rây lọc để lọc cho sạch bã. Phần bã cho vào một miếng vải sạch để đắp lên trán nếu có triệu chứng sốt nhẹ. Phần nước vừa lọc chia làm 2 lần uống sáng tối. Liên tục dùng trong 7-10 ngày thì những triệu chứng ho có đờm, tức ngực sẽ thuyên giảm.
Chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh cải xoong
Sự kết hợp của ba loại cây tạo nên hỗn hợp có vị cay, tính ấm, cực kỳ hiệu quả trong chữa căn bệnh này.
Dùng 200g cải xoong, 1 củ gừng nhỏ (thái lát), 50g lá tía tô rửa sạch rồi sắc với khoảng 600-800ml nước. Đợi khi nước còn khoảng ⅓ thì chắt nước ra chia làm 3 lần uống. Khi uống nên uống lúc thuốc còn ấm để đạt hiệu quả trị bệnh cao.
Chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh với tỏi, mật ong
Tỏi có vị cay, mùi hăng, có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, kháng viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mật ong thì đã quá nổi tiếng với những tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, cung cấp dưỡng chất cho người bệnh. Chính nhờ những đặc điểm này mà dùng tỏi và mật ong chữa phế quản bị viêm vừa hiệu quả vừa tiết kiệm.
Dùng 5,6 nhánh tỏi bóc vỏ rửa sạch rồi cho vào một chén nhỏ. Đổ mật ong ngập tỏi, sau đó chưng cách thủy hỗn hợp này trong vòng 30 phút. Lấy ra dùng lúc còn ấm, nên sử dụng trước bữa ăn 15 phút. Kiên trì dùng trong 1 tuần thì những triệu chứng như ho, tức ngực sẽ giảm đáng kể.
Ngoài những cách trên thì người bệnh cũng có thể tìm đến những loại thuốc Đông Y hoặc cao bổ phế cũng sẽ giúp chữa bệnh an toàn.
Lưu ý nếu dùng kháng sinh chữa viêm phế quản
Nếu như người bệnh vẫn muốn dùng kháng sinh để chữa bệnh thì nên lưu ý những điều sau đây:
- Tìm hiểu và thăm khám thật kỹ tình trạng bệnh tình của bản thân khi muốn dùng kháng sinh. Không dùng kháng sinh khi không có sự cho phép hoặc tư vấn của bác sĩ.
- Điều trị viêm phế quản không dùng kháng sinh liều cao. Dù bệnh có thể nhanh khỏi nhưng đồng thời cũng khiến cơ thể bị ảnh hưởng ít nhiều.
- Dùng kháng sinh đúng liều, đúng liều lượng, đủ thời gian. Không uống bù kháng sinh khi quên bữa. Ví dụ nếu bữa trưa quên không uống thuốc thì nên bỏ qua luôn bữa đó chứ không uống bù vào buổi chiều hoặc gấp đôi vào buổi tối.
- Khi có bất cứ dấu hiệu lạ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… thì nên dừng ngay loại kháng sinh đang dùng và đến tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Nếu được thì sau đó người bệnh nên áp dụng cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh.
- Bổ sung thêm nhiều nước trong quá trình sử dụng kháng sinh vì nước có tác dụng đào thải những chất hóa học không cần thiết trong cơ thể.
- Cố gắng thay đổi thói quen ăn uống để giúp kháng sinh đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Ví dụ như không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Sử dụng thêm những thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua, men tiêu hóa,…
Xem thêm >> Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc Nam dân gian cùng Đông y
Bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức cơ bản về kháng sinh cũng như cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh an toàn tuyệt đối. Hy vọng rằng với người bệnh qua đây có thể tìm cho mình cách chữa bệnh phù hợp nhất.