Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không nổi tiếng vừa đơn giản, rẻ tiền nhưng hiệu quả rất cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác dụng của loại thảo dược này, cách sử dụng cũng như lưu ý khi sử dụng hương pháp này tại gia nhé!
Nội dung chính trong bài
Lá trầu không chữa viêm phế quản tốt không?
Lá trầu không là một loại cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam được sử dụng trong thờ cúng tổ tiên, làm thuốc chữa bệnh, têm trầu cho các bà các mẹ. Đây là loại cây sống lâu năm, thân leo, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Trầu không có thể trị bệnh ai cũng đã biết nhưng chữa viêm phế quản bằng lá trầu không có được hay không?
Chiết suất thành phần trong lá trầu không người ta thấy chứa tới 0,8-2,4% tinh dầu thơm, bao gồm chavicol, betel-phenol và nhiều loại hợp chất phenolic khác. Đây là các chất kháng sinh tự nhiên, tác dụng tốt trong việc tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực trùng coli, subtilis và một số loại virus.
Bài viết cùng chủ đề được xem nhiều nhất
- Viêm phế quản ho nhiều ra máu đáng sợ không, bệnh nhân phải làm sao?
- Viêm phế quản cấp J20: Khái niệm, chẩn đoán và mức độ nguy hiểm
- Bệnh viêm phế quản mạn: Định nghĩa, bài giảng và lưu ý quan trọng
- Viêm phế quản co thắt: Phân loại, nhận biết và phác đồ can thiệp
- Viêm phế quản dạng hen: Bệnh học, đặc điểm và kinh nghiệm tác động
- Viêm phế quản phổi: Đối tượng, phòng tránh và biến chứng
- Bệnh viêm phế quản ở trẻ em: Diễn biến, nguy cơ và cách chăm sóc bé
- Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh: Mức độ nguy hiểm và cách chăm sóc
- Viêm phế quản bội nhiễm: Hậu quả, nguyên do và cách phát hiện
Theo y học cổ truyền, trầu không được gọi với tên khác là thược tương. Đây là loại thảo dược có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và sát trùng tốt.
Vì vậy lá trầu không được sử dụng để tiêu thũng chỉ thống, hóa đàm, trung hành khí, chống ngứa, tán hàn khư phong và tác dụng lên 3 kinh tỳ, phế, vị. Đặc biệt, người bị viêm ở phế quản có thể dùng lá trầu không chữa bệnh, đảm bảo không người nào không khỏi.
7 Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
Sử dụng lá trầu không nguyên chất
Chọn 4-8 lá trầu không màu xanh thẫm, rửa sạch. Mang lá xay nhuyễn hoặc giã nát, lọc bỏ bã lấy nước cốt. Sử dụng nước thuốc hằng ngày sau bữa ăn, mỗi ngày uống đều đặn 2 lần.
Chữa bệnh viêm phế quản bằng lá trầu không ép nước
Tuy nhiên, nước lá trầu không khá khó uống đối với nhiều người vì có mùi hăng, hơi cay. Vì vậy để hạn chế nhược điểm này, người ta có thể kết hợp với một số loại thảo dược khác.
Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không kết hợp mật ong
Sự kết hợp với mật ong giúp hạn chế mùi và vị cay của nước trầu không nguyên chất, người bệnh sẽ dễ dàng sử dụng hơn. Mật ong có vị ngọt thanh, tính bình nên giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát, ngứa cổ do viêm hoặc dị ứng. Thêm vào đó, khả năng chống viêm, tiêu sưng, giảm ho, long đờm của mật ong sẽ phát huy tác dụng tốt hơn khi kết hợp với lá trầu không.
- Nguyên liệu gồm: trầu không 10 lá, mật ong 4 muỗng cafe và 250ml nước.
- Cách thực hiện dùng trầu không trị viêm phế quản như sau: Rửa sạch lá trầu, xay nhuyễn và ngâm trong nước sôi khoảng 20 phút. Sau đó, sử dụng tấm lọc hoặc miếng vải sạch để gạn bỏ phần bã. Thêm mật ong vào nước thuốc, khuấy đều và uống sau khi ăn mỗi ngày 2 lần. Người bệnh kiên trì uống thuốc liên tục trong khoảng 1 tuần.
Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không kết hợp củ nén
Củ nén còn có tên gọi khác là hành trắng hay hành tăm. Trong Đông y, củ nén có mùi hăng, tính nóng, vị cay, được sử dụng để sát khuẩn, giảm ho, trị cảm lạnh, tiêu đờm, giải độc cơ thể.
- Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: trầu không 10 lá và 10 củ nén.
- Để làm bài thuốc này, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau: Củ nén bóc bỏ vỏ ngoài, rửa sạch cùng lá trầu không. Mang cả hai nguyên liệu xay nhuyễn và ngâm trong nước sôi chừng 20 phút.
Sử dụng màng lọc hoặc tấm vải sạch để loại bỏ phần bã. Uống nước thuốc đều đặn ngày 2 lần, sau ăn khoảng 15 phút. Thuốc sẽ phát huy tác dụng trị viêm phế quả chỉ sau 3-4 ngày sử dụng.
Gừng và lá trầu không chữa bệnh viêm phế quản
Gừng tươi có chứa nhiều loại hoạt chất như beta-sesquiphellandrene, zingiberene, beta-bisabolene, shogaols, sesquiphellandrene, gingerols… có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tan đờm, giảm ho hiệu quả.
- Nguyên liệu: Gừng tươi 5 lát, trầu không 10 lá và nước sôi để nguội.
- Cách làm: Lá trầu không làm sạch, xay hoặc giã nhuyễn. Ngâm hỗn hợp này trong nước sôi để nguội khoảng 20 phút rồi tiến hành lọc lấy nước cốt. Thêm vài lát gừng vào là có thể sử dụng. Uống thuốc liên tục 1 tuần, mỗi ngày uống 2 lần sau ăn 15 phút.
- Xem Thêm: Chữa viêm phế quản bằng diện chẩn: Cách thực hiện & tác dụng
Lá trầu không và nụ đinh hương, nhục đậu khấu
- Nguyên liệu: trầu không 5 lá, nụ đinh hương, nhục đậu khấu.
- Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu rồi cho tất cả vào nồi, thêm nước vừa đủ. Nấu thuốc đến khi nước sôi thì tắt, để lửa liu diu rồi tắt bếp. Uống nước thuốc đều đặn 3 lần/ngày cho tác dụng kháng viêm, tan đờm, trị ho hiệu quả.
Nghệ và lá trầu không chữa viêm phế quản
- Nguyên liệu: 6 lá trầu không và 15gr nghệ vàng.
- Cách làm: Mang tất cả nguyên liệu rửa sạch. Nghệ cạo bỏ vỏ rồi rửa qua một lần nữa. Xay nhuyễn nghệ và lá trầu không thành hỗn hợp đồng nhất rồi đổ thêm nước sôi vào ngâm khoảng 15 phút. Lọc bỏ bã lấy nước thuốc, chia thành 5 phần để uống trong ngày.
Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không giã nát
Có thể nói đây là cách trị bệnh đơn giản, hiệu quả mà không tốn thời gian thực hiện. Chọn lá già, màu xanh đậm, không sâu, nát, mang hơ trên lửa nóng rồi dán lá trên trước ngực khi ngủ. Nếu lá nguội thì bạn tiếp tục hơ và thay lá khác. Duy trì cách này cho đến khi bệnh giảm hẳn thì dừng lại.
Chú ý khi chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
Nhằm giúp người bệnh có thể điều trị bệnh tốt nhất và tránh được các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, các bạn nên chú ý một số nguyên tắc dưới đây:
- Lá trầu không được sử dụng làm thuốc là những lá có màu xanh đậm vì có chứa nhiều tinh dầu nhất, do đó chức năng chống viêm, sát khuẩn, trị ho cũng tốt nhất.
- Trị viêm phế quản bằng lá trầu không là bài thuốc dân gian nên thuốc chỉ phát huy hiệu quả sau một thời gian sử dụng nhất định, tùy cơ địa và tình trạng sức khỏe từng người. Thêm vào đó, việc uống thuốc đều đặn và những khung giờ cố định giúp tăng hiệu quả điều trị.
- Lưu ý với những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh lý dạ dày thì nên tránh sử dụng bài thuốc lá trầu kết hợp với mật ong trong thời gian dài.
- Nếu đã dùng thuốc mà bệnh tình không thuyên giảm, thậm trí nặng thêm và có xuất hiệu bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được khám và điều trị sớm nhất.
Trên đây là 7 cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không, không người nào không khỏi, vừa đơn giản, có thể làm tại nhà và hiệu quả cực cao. Hãy bỏ túi ngay những mẹo chữa bệnh đơn giản này để góp phần bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bạn nhé!