Hiện nay, có nhiều người thắc mắc con cheo là con gì? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn về vấn đề trên và những đặc điểm hình dạng, tập tính, phân bố của loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ này.
Nội dung chính trong bài
Con cheo là con gì? Đặc điểm nhận dạng
Con cheo là một tên gọi khác của cheo cheo – một loài động vật quý hiếm trong Sách Đỏ. Loài động vật này có tên khoa học là Tragulidae, thuộc bộ móng guốc chẵn, cùng bộ với con mang rừng.
Thân hình của cheo cheo khá nhỏ bé so với những loài động vật thuộc họ móng guốc khác. Cơ thể của con cheo cheo chỉ dài khoảng 40 – 80cm, chiều cao trung bình chỉ khoảng 30cm. Với thân hình nhỏ bé, mỗi cá thể cheo cheo trưởng thành chỉ nặng từ 1.5 đến 10kg tùy loài.
Loài có kích thước lớn nhất là cheo cheo Châu Phi với kích thước có thể lên đến 80 cm và nặng khoảng 10kg. Cheo cheo Nam Dương là giống nhỏ nhất với chiều dài cơ thể khoảng 40cm và nặng khoảng 1.5kg.
Toàn thân của con cheo được bao phủ bởi lớp lông ngắn, hơi xù có màu vàng đậm hoặc nâu. Phần bụng có lông màu trắng và đậm dần về phía lưng.
Đầu con cheo khá dài, mõm nhọn và có 2 tai vểnh. Mắt của chúng không có tuyến lệ ở đằng trước, răng cửa trên bị khuyết còn răng nanh lại mọc dài ra bên ngoài mép.
Tứ chi của con cheo cheo khá ngắn và mảnh, chỉ có hai ngón thứ 3 và 4 phát triển. Phần đuôi thường dài đến khớp gối chân.
Có nhiều người ở bị nhầm lẫn giữa con cheo với hươu, hoẵng nhỏ vì hình dáng của chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, cheo cheo thì không có sừng ở cả cá thể đực và cái. Ngoài ra, loài đông vật này còn được gọi là hươu chuột bởi có hình dáng nhỏ nhắn như chuột nhưng lại có thân hình như một con hươu.
Tập tính và môi trường sinh sống của con cheo cheo
Qua phần trên, chắc hẳn nhiều người đã biết được con cheo là con gì và đặc điểm hình dạng của loài động vật này. Chúng ta cùng tìm hiểu tập tính sống của cheo cheo và để xem có sự khác biệt với những loài động vật có móng guốc khác không.
Không giống như hươu, con cheo rừng thường sinh sống và kiếm ăn một mình vào ban đêm. Thức ăn ưa thích của của cheo rừng là các loại hoa quả, lá cây, chồi, thân non, củ, nấm, côn trùng hoặc xác động vật. Ban ngày, hươu
Cũng giống như các loài động vật nhai lại khác, cheo cheo không có răng cửa trên trong khi răng nanh lại rất phát triển. Cấu tạo dạ dày có 4 ngăn giúp loài động vật nhỏ bé này có thể lên men và tiêu hóa các loại thức ăn khó tiêu.
Mùa giao phối của chúng là từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm tùy thuộc vào loài. Thời gian mang thai của con cheo cheo cái là khoảng 120 ngày, mỗi năm đẻ một lứa từ 1 đến 2 con non.
Hiện nay, cheo cheo rừng chỉ còn tìm thấy ở các khu rừng nhiệt đới ở Châu Phi, Đông Nam Á và Ấn Độ. Môi trường sống của chúng là những cánh rừng khô ráo, có nhiều bụi cây rậm rạp để dễ dàng lẩn trốn. Cheo cheo rừng thường sống ở những gốc cây hoặc các hang tự nhiên, kín đáo.
Phân loại các loài cheo cheo
Theo ghi nhận của các tài liệu về các loài động vật, hiện nay tồn tại khoảng 10 loài cheo cheo khác nhau trên thế giới, bao gồm:
- Cheo cheo nước (Hyemoschus aquaticus)
- Cheo cheo đốm Ấn Độ (Moschiola indica)
- Cheo cheo Java (Tragulus javanicus)
- Cheo cheo đốm Sri Lanka (Moschiola meminna)
- Cheo cheo vằn vàng (Moschiola kathygre)
- Cheo cheo Napu hay (Tragulus napu)
- Cheo cheo Việt Nam (Tragulus versicolor)
- Cheo cheo Nam Dương (Tragulus kanchil)
- Hươu chuột Philippines (Tragulus nigricans)
- Cheo cheo Williamson (Tragulus williamsoni)
Theo Sách Đỏ Việt Nam, ở nước ta có 2 loại cheo rừng đang sinh sống là cheo cheo Việt Nam và Nam Dương. Khu vực tỉnh Khánh Hòa, Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc nước ta được cho là nơi có nhiều cá thể hươu chuột sinh sống.
Thực trạng bảo tồn con cheo cheo rừng
Trước đây, loài động vật này sinh sống và có số lượng khá lớn như các loài móng guốc khác.
Tuy nhiên, do tình trạng săn bắt con cheo bừa bãi để phục vụ mục đích thương mại nên số lượng loài đã giảm đi nhanh chóng.
Những cá thể cheo cheo rừng bị bắt để lấy thịt, trang trí. Ngoài ra, những tin đồn về khả năng bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe tình dục và chữa một số bệnh nan y khiến cho loài động này càng bị săn bắt nhiều hơn.
Người dân có thể sẵn sàng chi số tiền lớn để mua được một con chuột hươu về để ăn, thậm chí còn ngâm rượu.
Ngoài ra, diện tích rừng bị thu hẹp cũng làm cho môi trường sống của hươu chuột bị ảnh hưởng nghiêm trọng cũng là nguyên nhân làm số lượng loài bị giảm sút.
Theo thống kê của các nhà khoa học Việt Nam, hiện nay số lượng cheo cheo ở nước ta chỉ còn dưới 1 vạn con.
Cheo cheo cũng đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN, thuộc nhóm những loài động vật hoang dã cần được bảo vệ. Vấn đề bảo vệ loài động vật quý hiếm này đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những biện pháp đã được đưa ra là cấm săn và buôn bán trái phép, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên để tạo môi trường sống cho các loài động vật hoang dã. Pháp luật cũng bổ sung thêm những chính sách về bảo vệ các loài thú quý hiếm.
Có rất nhiều loài động vật hoang dã khác đang bị đe dọa bởi nạn săn bắt và buôn bán trái phép các sản phẩm từ những loài này. Năm 2016, Hội nghị Iwt Hà Nội đã diễn ra nhằm đưa ra những giải pháp để chấm dứt tình trạng này. Bài viết https://www.newswire.ca/fr/news-releases/independent-panel-confirms-that-immediate-action-by-the-vietnamese-government-is-required-to-shut-down-wildlife-trafficking-networks-in-viet-nam-601693175.html và https://www.newswire.ca/news-releases/independent-panel-confirms-that-immediate-action-by-the-vietnamese-government-is-required-to-shut-down-wildlife-trafficking-networks-in-viet-nam-601693175.html đã trích dẫn phát biểu của ông Olivia Swaak-Goldman – Giám đốc của Wildlife Justice Commission về việc cần mạnh tay hơn nữa đối với tội phạm buôn bán động vật hoang dã.
Kỹ thuật nuôi cheo cheo hiệu quả
Do nhu cầu của thị trường nên nhiều trang trại ở nước ta đã nghiên cứu phương pháp để nuôi loài động vật này.
Tuy nhiên, trước khi nuôi con cheo nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung thì chú trang trại cần phải đăng ký với Chi cục Kiểm lâm sở tại và chứng minh được nguồn gốc vật nuôi hợp pháp. Điều này là việc làm rất quan trọng để không vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.
Bạn đọc có thể tham khảo kinh nghiệm nuôi cheo cheo của một chủ trang tại ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ dưới đây:
- Trang trại phải tạo được môi trường sống tự nhiên cho như có nhiều tán cây tự nhiên che bóng mát, lùm cỏ.
- Thức ăn của loài động vật này là rau củ quả và những loại rau dại mọc ở trong trang trại. Người nuôi cheo cheo có thể mua rau củ quả ở các chợ đầu mối để có thể giảm chi phí về thức ăn.
- Cũng giống như trong tự nhiên, con cheo thường ăn vào ban đêm.
- Khu vực chuồng nuôi cũng phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh phát sinh mầm bệnh.
- Đến mùa giao phối và sinh sản có thể cho cheo cheo uống thuốc kháng sinh và phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì mới đạt hiệu quả kinh tế.
Việc nuôi cheo cheo không chỉ giúp cải thiện kinh tế mà cũng là một biện pháp để giảm mức độ săn bắt loài động vật này trong tự nhiên.
Bài viết trên đây là đã giải đáp về vấn đề con cheo là con gì và những thông tin liên quan đến loài động vật này. Qua đó, giúp bạn đọc có thể hiểu thêm về loài động vật này và vấn đề cấp thiết của việc bảo vệ động hoang dã.