Đau dạ dày cấp là tình trạng đang ngày càng trở nên phổ biến, gây ra sự khó chịu và phiền hà tới cuộc sống thường nhật của người bệnh. Vậy, bệnh lý này có nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, nên uống thuốc gì để chữa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhất cho vấn đề trên.
Nội dung chính trong bài
Tìm hiểu về đau dạ dày cấp tính
Hiện nay, vì nhiều lý do từ sức khỏe, công việc, lối sống… mà số người có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày cấp tính đang khá cao. Tình trạng này xảy ra khi phần niêm mạc của dạ dày xuất hiện triệu chứng tổn thương, sưng viêm. Người bệnh có thể bị đau dữ dội một cách đột ngột, nhưng sẽ không diễn ra quá lâu.
Bệnh có thể được nhận biết nhanh chóng qua những dấu hiệu sau đây:
- Đau thượng vị: Có thể nói đây là biểu hiện rõ ràng, dễ nhận thấy nhất. Ngoài những cơn đau bụng quặn thắt còn kèm theo cả cảm giác cồn cào, nóng rát. Có người sau bữa ăn khoảng vài tiếng mới bị đau, nhưng đồng thời cũng có trường hợp vừa ăn đã thấy khó chịu. Thậm chí vào ban đêm cũng có khả năng xuất hiện triệu chứng này.
- Đau dạ dày cấp hay gây buồn nôn, nôn ói: Hiện tượng này thường thấy khi vừa ăn xong, người bệnh sẽ đau bụng và nôn ra hết. Mặc dù khi nôn ói thì tạm thời thấy hết đau, tuy nhiên hoàn toàn sau đó lại có thể đau tiếp.
- Một số biểu hiện khác: Ăn uống kém, đầy bụng chướng hơi, đi ngoài kèm phân đen, ợ chua, ợ hơi, bụng sôi liên tục…
Ngoài nguyên nhân từ vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây nên, bệnh đau dạ dày cấp tính còn xảy ra do chính những thói quen trong cuộc sống thường ngày của người mắc, bao gồm:
- Sử dụng thuốc dạng giảm đau, kháng viêm… với tần suất thường xuyên làm ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn nhanh, nuốt vội, bỏ bữa, ăn nhiều món dầu mỡ, chua cay, đồ ăn quá nóng hoặc bảo quản lạnh mà khi ăn không làm ấm lại…
- Sử dụng các loại thực phẩm kém vệ sinh, không đảm bảo gây ngộ độc.
- Uống nhiều bia rượu, sử dụng các chất kích thích.
- Stress, lo âu, làm việc quá sức, đầu óc phải hoạt động suy nghĩ thường xuyên.
- Do một số bệnh lý và sự rối loạn trong cơ thể.
>> Xem Thêm: Lá mơ chữa đau dạ dày có tốt không? Tác dụng và cách dùng
Đau dạ dày cấp nên làm gì, ăn gì?
Trong các nguyên nhân gây bệnh có khá nhiều lý do liên quan tới lối sống sinh hoạt. Chính vì vậy, việc tạo dựng những thói quen tốt là điều mà người bệnh đau dạ dày cấp tính nên làm, không được chủ quan.
- Ăn đúng giờ, có thể chia nhỏ thành 4 – 5 bữa/ngày, ăn chậm, nhai kỹ.
- Tránh xa các món nhiều dầu mỡ, gia vị, cay nóng, món cứng… gây khó tiêu. Đồ ăn phải được nấu chín kỹ, mềm nhừ để giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Không uống bia rượu, cafe, nước có gas… Tuyệt đối không dùng các chất kích thích.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, cần có thời gian thư giãn hợp lý, tránh không để cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi.
- Hạn chế, hoặc tạm thời ngưng uống các loại thuốc giảm đau. Nếu cần thêm thông tin hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Dưới đây là những nhóm thực phẩm mà người bệnh nên sử dụng:
- Thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao: Súp lơ, rau dền, mồng tơi, bắp cải, cà tím, dưa chuột, táo, thanh long…
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin: Khoai tây, khoai lang, cà rốt, củ dền, quả bơ, quả lựu, dâu tây…
- Nghệ và các chế phẩm từ nghệ, nha đam, cà chua…
- Thực phẩm nhiều lợi khuẩn: Mật ong, sữa chua…
- Các món lỏng, mềm, dễ tiêu và dinh dưỡng cao: Cháo, súp, nấm, đậu, thịt gà, tôm, cá hồi…
Đau dạ dày cấp uống thuốc gì?
Thông thường, khi bệnh ở giai đoạn cấp tính sẽ được điều trị bằng các thuốc Tây y sau đây:
- Kháng sinh: Tetracycline, Amoxicillin… để diệt trừ, ngăn chặn vi khuẩn.
- Nhóm thuốc PPI: Esomeprazole, Omeprazole, Lansoprazole… giúp hạn chế sản xuất axit dịch vị trong dạ dày.
- Thuốc chống axit: Tums, Pepto-Bismol… làm thuyên giảm các triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua…
- Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Famotidin, Ranitidin… để giảm đau, ngăn tổn thương lan rộng.
Để việc sử dụng thuốc có hiệu quả, đúng cách, an toàn cho sức khỏe thì người bệnh đau dạ dày cấp tính phải có sự chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tìm mua và uống, bởi tùy theo tình trạng bệnh sẽ lại có loại thuốc và liều lượng khác nhau.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể kết hợp với một số bài thuốc Đông y dân gian để hỗ trợ điều trị như: Lá mơ lông xay lấy nước uống, nước bột nghệ mật ong, nước trà dây…
Đau dạ dày cấp phải làm sao?
Khi bị đau dạ dày cấp, hoặc nhận thấy bất cứ một triệu chứng bất thường nào đó, người bệnh cần phải nhanh chóng tới khám bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được để những biểu hiện của bệnh diễn ra lâu dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Các phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh bao gồm: Xét nghiệm, chụp X-quang, nội soi, sinh thiết.
Các triệu chứng cần được xử lý càng nhanh càng tốt, đặc biệt là hạn chế axit dạ dày gia tăng, chống nôn, giảm đau. Bởi tình trạng tăng tiết axit sẽ càng khiến cho tổn thương ở niêm mạc thêm nghiêm trọng dẫn tới đau bụng dữ dội hơn. Bên cạnh đó, nếu người bệnh bị nôn ói quá nhiều sẽ khiến cơ thể suy nhược, mất nước, mất muối.
Trong trường hợp người bệnh bị đau dạ dày cấp tính do ngộ độc sẽ phải thực hiện rửa dạ dày. Với các nguyên nhân khác, sau khi thăm khám và biết rõ tình trạng, thông thường người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn, chỉ định dùng thuốc để điều trị. Ngoài ra, người bệnh sẽ cần phải thay đổi những thói quen trong lối sống thường ngày để giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Bài viết trên đây đã đưa tới những thông tin về tình trạng đau dạ dày cấp để mọi người có thể cùng tham khảo. Người bệnh cần chú ý, khi nhận thấy bất cứ một dấu hiệu bất thường nào đó hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.