Trường hợp bị đau họng có đờm sổ mũi nhưng không sốt không ho khiến nhiều người băn khoăn về mức độ nguy hiểm của nó. Bạn cần phải làm gì để chấm dứt tình trạng khó chịu và phiền toái này, hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Đau họng sổ mũi có đờm có nguy hiểm?
Đau cổ họng sổ mũi có đờm là vấn đề phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tác động một cách “thụ động” hơn người lớn do hệ miễn dịch còn “non nớt” trước những bất lợi của môi trường, virus vi khuẩn gây bệnh, ăn uống đồ lạnh thường xuyên.
Nguyên nhân đau họng có đờm sổ mũi là “tập hợp” các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh hoặc cảm cúm. Chúng là dấu hiệu ban đầu của bệnh, nếu không điều trị dứt điểm sẽ kéo theo nhiều hệ lụy xấu liên quan đến sức khỏe.
Hiện tượng đau cổ họng sổ mũi có đờm kéo dài trong nhiều ngày sẽ gây không ít phiền phức trong việc ăn uống, giao tiếp, thậm chí là khó nuốt nước bọt. Cùng với đó, người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như suy nhược cơ thể, kém ăn, mệt mỏi, làm chất lượng cuộc sống suy giảm.
Đau họng có đờm sổ mũi là bị gì?
Nguyên nhân tình trạng là do viêm họng cấp
Theo thống kê, 80% trường hợp viêm họng gây ra bởi các chủng virus phổ biến là adenovirus, rhinovirus, virus cúm, virus sởi,…Còn 20% còn lại do các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu, phế cầu. Trong đó, viêm họng do liên cầu khuẩn streptococcus nhóm A là nguy hiểm nhất, gây các biến chứng viêm thận, viêm khớp, suy tim.
Khi bị viêm họng, lớp niêm mạc họng bị nhiễm khuẩn và tổn thương gây kích ứng đau rát, ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi, khô miệng, ho khan rồi chuyển sang giai đoạn ho từng cơn, ho có đờm; gây sốt nhẹ.
Cảm lạnh gây ra đau họng có đờm sổ mũi
Đây là hiện tượng xảy ra do nhiễm virus hoặc dị ứng thời tiết lúc giao mùa mang tính cơ địa, hút thuốc lá hoặc dùng chất kích thích thời gian dài.
Các triệu chứng cấp tính của cảm lạnh xảy ra ở mũi và hầu họng, bao gồm: hắt hơi, đau rát họng, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, khô miệng, ho, sốt nhẹ. Bệnh có thể thuyên giảm trong vòng 2 tuần và tự biến mất cho dù không can thiệp bằng thuốc.
Cảm cúm là nguyên nhân của đau họng có đờm sổ mũi
Đây là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các loại virus cúm gây ra, có mức độ đột ngột và nguy hiểm hơn cảm lạnh.
Một số triệu chứng lâm sàng như: đau cổ họng, đau cơ, nhức đầu, sổ mũi, ớn lạnh người, ho, sốt cao trên 40 độ C. Khi dịch nước mũi nhiều chảy tràn xuống cổ họng gây ra đờm nhầy khó chịu.
Xem thêm >> Đau họng đau tai, đau đầu và các biến chứng không hề đơn giản
Viêm xoang mũi khiến đau cổ họng kèm đờm và sổ mũi xảy ra
Hiện tượng này xảy ra khi vùng xoang xung quanh mũi bị viêm nhiễm do dị ứng hoặc tác nhân virus vi khuẩn. Triệu chứng thường gặp là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau cổ họng, có đờm, nhức vùng trán, ho, sốt, mệt mỏi,…
Đau họng có đờm sổ mũi do viêm mũi dị ứng
Là tình trạng mũi bị kích thích bởi khói thuốc lá, khói thải, bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo, nước hoa, hóa chất tẩy rửa, nấm mốc,…làm cho lớp niêm mạc mũi bị viêm sưng, phù nề. Một số triệu chứng đặc trưng của viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, đau ngứa họng, phát ban nhẹ, ho.
Lưu ý khi đau họng không ho, không sốt
Một số nguyên nhân, bệnh lý của đau cổ họng không ho, không sốt
Khi xảy ra hiện tượng đau cổ họng có kèm theo triệu chứng khác nhưng không ho, không sốt là do một số nguyên nhân hoặc bệnh lý như sau:
Đau họng không ho, không sốt do nói quá nhiều hoặc dùng thức uống lạnh
Hoạt động nói quá nhiều trong giao tiếp gây áp lực lên niêm mạc dây thanh quản và làm đau rát cổ họng. Đây là trường hợp xảy ra do tác nhân vật lý nên không dẫn đến hiện tượng ho hoặc sốt đi kèm.
Bên cạnh đó, người sử dụng thức uống lạnh nhiều lần dễ làm kích thích mô hầu họng gây hậu quả sưng viêm, đau cổ họng. Trường hợp này không gây ho, sốt nếu chỉ ở mức độ nhẹ.
Sỏi amidan gây ra đau họng có đờm sổ mũi nhưng không ho, sốt
Đây là hiện tượng lắng đọng canxi và các thành phần trong thức ăn bị “kẹt” lại ở các hốc kẽ của amidan. Nếu chưa có vi khuẩn xâm nhập, amidan chỉ bị sưng viêm, đau rát, dễ mắc nghẹn khi nuốt, chứ không gây ho hoặc sốt.
“Xuất phát” từ bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh lý này xuất hiện ở đường tiêu hóa nhưng có quan hệ mật thiết với các vấn đề ở cổ họng. Khi dịch vị từ dạ dày “di chuyển” ngược lên thực quản làm sưng viêm, tổn thương vùng niêm mạc họng. Từ đó gây nên hiện tượng đau họng có đờm sổ mũi nhưng không ho, không sốt.
Viêm họng mãn tính, viêm họng hạt có thể là “thủ phạm”
Đối với người cao tuổi khi mắc viêm họng mãn tính hoặc bệnh lý viêm họng hạt, các triệu chứng xảy ra không “rầm rộ” mà chỉ âm thầm, kéo dài. Bệnh nhân có cảm giác đau rát họng, sổ mũi, tiết dịch mũi và dịch nhầy chảy xuống họng, ho ít có đờm, sốt nhẹ hoặc không gây sốt.
Viêm họng liên cầu khuẩn gây đau cổ họng không ho không sốt
Ngoài ra, viêm họng liên cầu khuẩn ở giai đoạn đầu cũng có biểu hiện đau cổ họng nhưng không ho, sưng hạch bạch huyết, amidan xuất hiện đốm trắng, xuất huyết vòm miệng. Đôi khi, các triệu chứng trên đều xảy ra đồng thời nhưng không kèm sốt.
Khắc phục đau họng không ho, không sốt tại nhà
- Hạn chế dùng đồ ăn, đồ uống lạnh dễ gây đau cổ họng. Cung cấp đủ nước, bổ sung các loại trà thảo mộc ấm như trà gừng, bạc hà, sả, chanh,… để làm dịu họng, giảm khô rát.
- Uống nước trà xanh, tắc chưng mật ong giúp giảm viêm, kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, phục hồi các mô bị tổn thương và loại bỏ vi khuẩn.
- Tăng cường ăn hoa quả, rau xanh chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và nước để tăng sức đề kháng cho cơ thể và điều trị đau họng có đờm sổ mũi nhưng không ho không sốt .
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc khò nước muối ấm vào mỗi buổi sáng và tối để diệt sạch vi khuẩn trong vòm họng, kháng viêm đau, dịu niêm mạc họng.
- Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thức uống có cồn, cà phê,…để thúc đẩy quá trình làm lành vết thương ở họng.
- Chế biến thức ăn ở dạng lỏng dễ nuốt, dễ tiêu hóa như súp, canh, cháo, rau quả xay,…để giảm sự kích thích vòm họng.
- Tránh xa tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: thuốc lá, lông động vật, hóa chất tẩy rửa, khói bụi, phấn hoa, nấm mốc,…bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, quét dọn nhà cửa thường xuyên.
- Trong thời gian điều trị đau cổ họng nên dành thời gian nghỉ ngơi điều độ, hợp lý; hạn chế nói nhiều, la hét; giữ ấm cổ họng khi thời tiết chuyển mùa; không ngồi trong máy lạnh rồi đột ngột đi ra ngoài để tránh sốc nhiệt.
Vấn đề đau họng có đờm sổ mũi nhưng không ho, không sốt là do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh nên thăm khám tại cơ sở y tế để có chẩn đoán chính xác về căn cơ của bệnh để lên phương án kiểm soát, chữa trị sớm và tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.