Trẻ bị viêm họng nhưng không ho vẫn có thể dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng về đường hô hấp. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan trước trường hợp này. Những điều cha mẹ cần làm và một vài thông tin lưu ý sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính trong bài
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có đáng lo không?
Viêm cổ họng là tình trạng bệnh ở phổ biến ở nhiều lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Bệnh có nhiều nguyên nhân mà đơn giản nhất là từ những thói quen sinh hoạt thường thấy, sức đề kháng yếu hay do thường xuyên ăn đồ lạnh. Nhìn chung, bệnh họng không ho đều bởi có những nguyên nhân sau:
- Do bị nhiễm vi khuẩn (tụ cầu, phế cầu, liên cầu…), virus cúm, virus hợp bào hô hấp,..
- Do thay đổi thời tiết, giao mùa, chuyển về mùa lạnh khô hay khí hậu nóng ẩm hoặc môi trường ô nhiễm, có khói thuốc lá, khói bụi bẩn.
- Trẻ nhỏ nên có hệ miễn dịch non nớt, dễ nhạy cảm với nhiều thứ; ăn những đồ lạnh, đồ không được vệ sinh sạch sẽ, có nhiều vi khuẩn
Trường hợp cha mẹ thấy bé bị viêm họng nhưng không ho cũng không cần quá lo lắng, tuy vậy cũng không thể chủ quan. Ho là phản xạ tự nhiên có lợi nhằm đẩy những vật thể có khả năng gây kích ứng như dị vật, hay đờm ra bên ngoài. Viêm cổ họng thường kèm theo triệu chứng ho khan vì niêm mạc họng bị kích thích khiến trẻ cảm thấy bị ngứa họng rồi ho.
Nếu trẻ bị bệnh mà có đầy đủ các triệu chứng: Rát họng, đau họng, nuốt khó khăn, vùng họng sưng đỏ hay bị sốt… mà không ho thì cũng là rất bình thường, không hề đáng ngại. Ho cũng giống như các triệu chứng khác, nó không phải là điều kiện chính để chẩn đoán bệnh tình và dựa vào đó để biết được bệnh nặng hay nhẹ. Bạn cần chú ý hơn biểu hiện ho là xem trẻ có sốt không, sốt cao hay sốt liên tục, trẻ có ăn được không?
Tóm lại, vì hệ hô hấp của trẻ chưa được hoàn thiện như người lớn, khả năng miễn dịch cũng thấp hơn, vì thế nếu trẻ bị các bệnh hô hấp, bạn nên chủ động cho trẻ đi khám bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Khi trẻ bị viêm cổ họng, ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, cha mẹ cũng cần thêm những biệt pháp để giúp trẻ sớm phục hồi:
- Bạn nên dành thời gian để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, giúp trẻ tránh tình trạng suy nhược cơ thể.
- Để trẻ uống nhiều nước để họng luôn được làm ẩm.
- Đều đặn 2 lần mỗi ngày, bạn để trẻ súc miệng nước muối: Việc này vừa giúp họng thoải mái hơn, cũng là để tránh được nguy cơ tái phát về sau.
- Dùng máy tạo độ ẩm để giữ không khí thông thoáng, tránh việc gây kích ứng ở mũi và cổ họng.
- Trẻ viêm viêm họng nhưng không ho nên bổ sung các loại trà có tính kháng khuẩn, chống viêm cao như trà mật ong chanh (sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi).
- Không để trẻ tiếp xúc với những thứ có khả năng gây dị ứng như lông, bụi bẩn bên ngoài môi trường.
- Trường hợp trẻ quá đau rát họng mà muốn dùng thuốc giảm đau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trong những trường hợp nặng cần can thiệp bằng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc bác sĩ có thể kê điều trị, bạn nên tham khảo:
Xem thêm >> Viêm họng gây sốt không, sốt mấy ngày thì nhiệt độ giảm?
- Thuốc chống dị ứng ở dạng uống, xịt hoặc tiêm nếu trẻ gặp tình trạng này do dị ứng. Thuốc ở dạng nào còn phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng thích nghi của trẻ.
- Nếu trẻ bị bệnh do trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng axit giúp cải thiện triệu chứng này.
- Nếu trẻ bị viêm Amidan sẽ dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng.
- Thuốc Steroid có tác dụng giảm đau và giảm sưng.
- Ngoài ra, sẽ có những trường hợp trẻ bị viêm họng nhưng không ho là một dấu hiệu của một loại bệnh nguy hiểm hơn, trẻ có khả năng phải nhập viện để bác sĩ theo dõi và điều trị.
Lưu ý: Tất cả các loại thuốc liệt kê chỉ mang tính chất tham khảo, cơ địa, thể trạng cũng như tình trạng bệnh của mỗi trẻ là khác nhau. Bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và có những chỉ dẫn cụ thể.
Lưu ý khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Chúng tôi đưa ra cho bạn một số lưu ý giúp trẻ hạn chế được khả năng bị viêm cổ họng thường xuyên:
- Cha mẹ cần vệ sinh tai mũi họng cho trẻ mỗi ngày để làm giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Cha mẹ tạo cho con có thói quen rửa tay thường xuyên, mỗi lần rửa ít nhất 20-30s để vi khuẩn, virus không có khả năng xâm nhập vào cơ thể. Không để con chạm tay lên mắt, mũi, miệng nhiều vì đây là những nơi vi khuẩn dễ vào cơ thể nhất.
- Cha mẹ cần dọn dẹp sạch sẽ phòng của bé bị viêm họng nhưng không ho cũng như không gian sống chung.
- Không đưa trẻ ra ngoài khi thời tiết thay đổi, khi giao mùa, khi chỉ số ô nhiễm không khí ở mức cao.
- Sau khi trẻ khỏi bệnh, hãy thay bàn chải đánh răng để loại bỏ những vi khuẩn cũ đang tồn đọng.
- Hạn chế tối đa việc trẻ ăn đồ lạnh như kem, đồ trong tủ đá,….
- Những đồ ăn cần phải tránh khi trẻ bị viêm cổ họng: Đồ chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hải sản, quyết, nước dừa, nước mía,…
- Không để trẻ bị viêm họng nhưng không ho tiếp xúc với những người thường xuyên hút thuốc, người đang bị cúm, cảm lạnh làm gia tăng khả năng lây nhiễm.
- Không để trẻ dùng chung đồ ăn uống với những người khác kể cả người trong gia đình.
- Bổ sung thêm nhiều hoa quả, rau xanh có chất xơ, những loại đồ ăn tốt cho tiêu hoá để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh và có nguồn gốc rõ ràng.
- Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần có ý thức tự bảo vệ bản thân, luôn vệ sinh sạch sẽ, đi ra ngoài về cần tắm rửa, sát khuẩn trước khi tới gần con để tránh lây nhiễm.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để trẻ viêm họng nhưng không ho mau hồi phục.
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho không phải là một điều gì quá nghiêm trọng, tuy cha mẹ không thể chủ quan nhưng cũng không nên lo lắng nhiều. Mong rằng những kiến thức trong bài sẽ giúp cha mẹ thuận lợi hơn trong quá trình chăm sóc các bé.