Hen phế quản là gì, nên ăn gì, bệnh có lây nhiễm không, đâu là các triệu chứng và thuốc điều trị căn bệnh này. Cùng bài viết đi tìm đáp án cho những câu hỏi trên trong nội dung bài viết sau đây.
Nội dung chính trong bài
Hen phế quản là gì?
Bệnh hen phế quản là một loại bệnh về đường hô hấp, liên quan đến sự viêm nhiễm đường dẫn khí. Vùng phế quản của người bệnh trở nên nhạy cảm, chỉ cần tiếp xúc với những tác nhân kích thích, sẽ khiến cơn hen bùng phát. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, nặng ngực, ho khan liên tục.
Theo các nghiên cứu, bệnh được phân loại theo từng cơ chế sinh bệnh và mức độ bệnh trạng. Cụ thể:
- Theo tác nhân gây bệnh và cơ chế sinh bệnh, hen phế quản được chia thành hai loại hen nội sinh và hen ngoại sinh.
- Theo mức độ bệnh, bệnh được chia thành hen ngắt quãng và hen phát triển dai dẳng.
Dù theo bất kỳ dạng bệnh nào, thì hen phế quản cũng là một căn bệnh khó chữa dứt điểm, và có thể theo người bệnh suốt đời. Đặc biệt, bệnh rất dễ phát sinh biến chứng nếu người bệnh lơ là, chậm trễ trong việc điều trị.
Đối tượng dễ mắc căn bệnh này là những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị ứng. Ngoài ra, những bố mẹ, ông bà đã từng bị hen phế quản, có khả năng cao con cái trong gia đình cũng sẽ bị di truyền. Tuy nhiên, tùy vào từng cơ địa con người mà bệnh sẽ khởi phát ở mức độ khác nhau.
Một khi nhận thấy bản thân có các triệu chứng giống bệnh hen phế quản, người bệnh cần theo dõi kỹ các triệu chứng, trình bày rõ ràng với bác sĩ chuyên khoa, từ đó áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp. Tuyệt đối không giấu bệnh, tránh trường hợp dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn.
Bệnh hen phế quản có bị lây nhiễm không?
Người bệnh sẽ bị ho liên tục, thở gấp, tức ngực, tiếng thở nghe khò khè rất rõ,… Các triệu chứng này không đến đều đặn mà theo từng đợt khi gặp kích thích. Sự kích thích gây nên các trận hen có thể là do hít phải bụi bẩn, vận động mạnh, thay đổi thời tiết, dị ứng,… Vậy liệu hen phế quản có lây không?
Nguồn gốc của bệnh hen xuất phát từ tổn thương trong phế quản. Thêm vào đó, dấu hiệu cơn hen giống với triệu chứng ho của các bệnh hô hấp thông thường như viêm họng, viêm amidan, cảm cúm,… Vì vậy rất nhiều người cho rằng, bệnh hen phế quản dễ lây nhiễm từ người này sang người khác. Chỉ cần tiếp xúc gần với người bị hen, không may hít phải không khí, nước bọt, hơi thở của người bệnh là sẽ bị nhiễm.
Đây là một quan niệm không có khoa học và rất sai lầm về loại bệnh này. Hen phế quản hay các bệnh về hô hấp thông thường như viêm họng, viêm amidan, cảm cúm,….là do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn có hại mới tạo thành bệnh. Trong khi đó, thực chất bệnh hen không phải do tác động trực tiếp từ bất cứ vi rút, vi khuẩn nào. Nguyên nhân của loại bệnh này có thể là do yếu tố di truyền, bẩm sinh, thể trạng hay bị dị ứng, môi trường ô nhiễm,…
Bệnh hen phế quản nên ăn gì?
Thực phẩm cung cấp chất beta carotene tốt cho người bị hen
Đối với bệnh nhân bị hen, beta caroten là dưỡng chất giúp bảo vệ chức năng thở của hệ hô hấp. Từ đó những cơn khó thở khi hen tái phát cũng sẽ giảm dần mức độ nguy hiểm. Người bệnh hên phế quản nên bổ sung thêm thực phẩm có màu vàng/ đỏ như bí đỏ, gấc, đu đủ, cà rốt, ớt chuông màu vàng. Bạn cũng cần ăn thêm rau khoang lang, rau ngót.
Ngoài ra, một số loại dầu thực vật cung cấp vitamin E cũng là thứ mà bệnh nhân hen phế quản nên ăn nhiều và cần bổ sung hàng ngày. Những loại hạt, đậu khô cũng sẽ có tác dụng làm giảm những cơn hen tái phát.
Hen phế quản nên ăn hoa quả, rau củ có chứa vitamin C
Khi mắc bệnh lý này, đường hô hấp của người bệnh sẽ co thắt khiến việc thở khó khăn, kèm theo đó là phản xạ ho, ho khan từng cơn. Và lúc này vitamin C sẽ “cứu tinh” của những cơn khó thở.
Người bị hen phế quản có thể sử dụng các loại hoa quả, rau củ giàu vitamin C như chanh, quýt, ổi, rau dền đỏ, cà chua, thanh long, cam, kiwi, bông cải xanh,…Người bệnh có thể ăn trực tiếp những trái cây trên hoặc sử dụng nước cốt cũng rất tốt cho cơ thể.
Người bị hen phế quản nên ăn thực phẩm giàu omega 3
Chất béo omega 3 được biết tới có tác dụng tiêu viêm, giúp đường thở thông thoáng hơn. Do đó để làm giảm những cơn hen, bạn nên bổ sung thêm thực phẩm giàu dưỡng chất này như: cá thu, cá hồi, cá trích, hạt cung cấp dầu…
Triệu chứng hen phế quản
Các triệu chứng bệnh xảy ra theo từng mức độ, từ chậm rãi đến dồn dập. Theo thời gian, bệnh trạng sẽ có nguy cơ trở nặng hơn nếu không được kiểm soát kịp thời.
Dưới đây là một số triệu chứng mà mọi người nên lưu ý:
- Tức ngực: Người bệnh luôn cảm giác vùng ngực bị nặng nề, cứ như có một dị vật đè lên lồng ngực.
- Triệu chứng hen phế quản gây khó thở: Khó thở là trạng thái điển hình khi những cơn hen bùng phát. Lúc này, người bệnh sẽ kèm theo triệu chứng ra nhiều mồ hôi, không thể nói chuyện dài câu, và luôn trong tình trạng hốt hoảng.
- Nhịp thở dồn dập: Lúc thở, người bệnh hen phế quản kèm theo tiếng rít lên, khiến người đối diện có thể nhận biết được. Đây là triệu chứng nặng của bệnh hen cấp tính.
- Tiểu phế quản bị viêm: Triệu chứng hen phế quản điển hình lúc này là những cơn sốt cao liên tục, xuất hiện đờm trong cuống họng.
- Ho liên tục: Những cơn ho thường đến vào lúc nửa đêm, rạng sáng, phá hoại giấc ngủ của người bệnh.
- Mặt xanh xao, nhợt nhạt: Khi người bệnh lâm vào trạng thái thiếu hụt khí oxy, dẫn đến mặt mày xanh xao, mệt mỏi.
Như đã nói ở trên, tùy vào cơ địa và tình trạng hen phế quản, mà những triệu chứng này biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Nhiều người xuất hiện đồng thời các triệu chứng trên, một số khác lại chỉ gặp một vài dấu hiệu. Cơn hen cũng có thể xảy ra liên tục ở người này, nhưng ngắt quãng ở người kia. Ngoài ra, một vài trường hợp chỉ lên cơn hen khi thay đổi thời tiết, dùng sức tập thể dục.
Nguyên nhân hen phế quản
Các tác nhân gây hen do dị ứng
- Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột dễ khiến bệnh nhân lên cơn hen suyễn.
- Thực phẩm dị ứng: Tôm, cua, cá, thịt gà,.. là những sản phẩm tối kỵ của người bị hen.
- Ô nhiễm không khí: Theo một chuyên gia Anh cho biết, không khí bẩn chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh hen phế quản. Trong khói bụi chứa nhiều hợp chất sulfur dioxide, khiến đường hô hấp bị kích ứng.
- Dị ứng đường hô hấp: Những người tiếp xúc với nhiều khí thải độc hại, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, chất hóa học, khói sơn, nước hoa,… có nguy cơ cao mắc bệnh hen. Đặc biệt, việc hít phải khói thuốc lá thường xuyên sẽ khiến những hoạt chất độc hại đi sâu vào phổi, gây bùng phát cơn hen. Theo các nghiên cứu tại Hoa Kỳ, những thai phụ hút thuốc lá sẽ tăng khả năng mắc bệnh hen phế quản của đứa bé.
- Tương tác thuốc: Các loại thuốc Aspirin, Penicillin,… dễ dàng kích thích người bệnh lên cơn hen.
- Viêm đường hô hấp: Những căn bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan,… là một trong những yếu tố gây bệnh hen phế quản.
- Tính chất công việc đặc thù: Nhiều nghề nghiệp như nhân viên y tế, nông dân, bác sĩ thú y, nhân viên vệ sinh,… có khả năng mắc bệnh hen cao hơn người khác.
Các tác nhân gây hen phế quản không phải dị ứng
- Di truyền: Gia đình có tiền sử bệnh, con cháu có khả năng di truyền rất cao.
- Rối loạn chức năng tình dục.
- Béo phì: Tăng cân làm giảm chức năng hệ hô hấp, dễ gây tắc nghẽn đường thở.
- Sang chấn tâm lý, căng thẳng.
Thuốc điều trị hen phế quản
Trước khi tiến hành điều trị, các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp kiểm chứng, xét nghiệm như chụp X-quang, khám lâm sàng, chụp CT, xét nghiệm NO,.. Việc này giúp các bác sĩ xác định mức độ bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Uống thuốc tây: Thuốc tây là biện pháp điều trị hen phế quản có tác dụng nhanh chóng, ngăn ngừa các triệu chứng tức thì. Tuy nhiên, thuốc tây có thể sẽ mang lại các tác dụng phụ ngoài ý muốn, gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng.
- Kiểm soát cơn hen ngắt quãng: Một số loại thuốc được dùng là thuốc kích thích beta (dạng ngắn), Ipratropium, Corticosteroid đường tiêm, uống, Diaphyllin,…
- Kiểm soát cơn hen dai dẳng: Những loại thuốc hen phế quản được chỉ định trong trường hợp này là Corticosteroid đường hít, Theophylin, Leukotriene, Dipropionate,… Trong quá trình sử dụng, người bệnh lưu ý đến những tác dụng phụ như nôn, tăng lượng đường trong máu, đau dạ dày, tăng nhịp tim,…
Các bài thuốc nam: Các bài thuốc nam được điều chế từ dược liệu thiên nhiên, không chất bảo quản, có độ an toàn tuyệt đối.
- Ngải cứu: Người bệnh hen phế quản trước hết đem lá và thân ngải cứu phơi khô. Sau đó đem đốt lên rồi ngửi, sẽ đẩy lùi những cơn ho hiệu quả.
- Tía tô: Trước hết, người bệnh chuẩn bị tía tô, trần bì, hạt bán hạ, hạt củ cải, hạt ý dĩ. Sau đó đem nấu chung với 500ml nước, chắt lấy nước để uống hai lần mỗi ngày.
- Lá hẹ: Người bệnh hen phế quản đem rửa sạch lá hẹ rồi giã lấy nước hoặc sắc nhỏ lá hẹ đun sôi để uống.
- Chanh: Người bệnh vắt chanh, lấy nước để uống, nhằm tăng cường chức năng phổi. Đồng thời, nước chanh cũng giúp ngăn chặn những yếu tố kích thích, hạn chế bùng phát cơn hen.
Cách hỗ trợ điều trị hen phế quản
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, tránh tiêu thụ những thực phẩm dị ứng.
- Nên để tâm trí thư giãn, thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng, tạo điều kiện cho việc điều trị tốt hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh hen phế quản, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.
- Tập thể dục ở mức độ vừa phải, không nên dùng quá sức.
Trên đây là những thông tin giúp người bệnh trả lời câu hỏi “Hen phế quản là gì, có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị như thế nào?”. Hy vọng qua đó người bệnh có thể hiểu biết thêm về căn bệnh này, đồng thời biết cách xử lý khi cơn hen bùng phát.