Ho lao là một căn bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp không còn xa lạ. Tuy nhiên có rất nhiều người vẫn chủ quan, chưa biết mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh này, trong đó bao gồm dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh.
Nội dung chính trong bài
Ho lao là gì?
Ho lao là những cơn ho dữ dội xảy ra theo chu kỳ khi một người mắc bệnh lao phổi. Căn bệnh này xuất hiện là do vi khuẩn lao có tên Mycobacterium Tuberculosis gây ra, chúng sẽ lây truyền từ người sang người qua không khí.
Khi ở giai đoạn ủ bệnh, người bị lao sẽ không có triệu chứng cụ thể. Sau một vài năm, bệnh tiến triển nặng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Và căn bệnh này sẽ tác động trực tiếp tới phổi cũng các cơ quan khác như tim mạch, hệ thần kinh. Sau cùng người bệnh sẽ gặp những vấn đề liên quan tới xương khớp và hệ tuần hoàn.
Những đối tượng dễ mắc tình trạng này nhất bao gồm:
- Bệnh nhân bị HIV hoặc hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Người đã tiếp xúc gần với những người bị lao phổi rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công như người nhà bệnh nhân, các bác sĩ, y tế trong bệnh viện.
- Người sinh sống và học tập trong môi trường không sạch sẽ, y tế không phát triển.
- Những người đã từng di chuyển tới những khu vực có bệnh ho lao nhưng chưa kiểm soát được như châu Phi, Nga, Mỹ Latin, Đông Âu.
Ho dạng này rất khó phát hiện và thường có những dấu hiệu tương tự các căn bệnh hô hấp khác. Đôi khi sẽ có sự nhầm lẫn trong cả chẩn đoán ban đầu của các bác sĩ.
Để phát hiện bệnh lý này chính xác, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết hoặc nội soi phổi, thậm chí có trường hợp phải mổ thì mới tìm ra bệnh. Và chữa trị ho dứt điểm cần kiên nhẫn trong một thời gian dài mới có thể dứt bệnh.
Dấu hiệu ho lao
Như bài viết đã đề cập bên trên, nếu người bệnh mắc bệnh lao giai đoạn đầu sẽ rất khó phát hiện. Dấu hiệu ban đầu vẫn chỉ là những cơn ho bình thường khiến người bệnh chủ quan. Đa số ở lúc mới mắc bệnh, virus gây bệnh cũng sẽ không lây lan ra bên ngoài, chỉ ảnh hưởng “ngầm” tới phổi của bệnh nhân.
Sau một thời gian ủ bệnh, khi những cơn ho bắt đầu phát triển và diễn ra thường xuyên hơn thì các triệu chứng của bệnh sẽ rõ rệt. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải những tình trạng như:
- Ho lao dai dẳng lâu ngày không đỡ, thời gian những cơn ho kéo dài ít nhất là 3 tuần. Thậm chí có những người bị ho 1 tháng mới phát hiện bệnh.
- Trong khi ho, cổ họng người bệnh sẽ tiết ra dịch đờm hoặc ho ra cục máu đông.
- Ngực đau, khó chịu kèm theo hiện tượng bực tức trong người.
- Ra nhiều mồ hôi trộm về ban đêm.
- Ăn uống không cảm thấy ngon miệng, cân nặng bị giảm nhanh khi khẩu phần ăn không thay đổi, không tìm được lý do sụt cân.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, yếu dần và không làm được những việc nặng nhọc như trước kia.
- Khi ho lao tái phát, người bệnh có thể kèm theo hiện tượng sốt nhẹ từng cơn.
- Khi mắc căn bệnh này, những vị trí kín như nách, háng hoặc cổ sẽ thường nổi cục/sưng tấy khiến người bệnh đau nhức, ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.
Tuy nhiên bạn nên biết rằng không phải ai mắc bệnh cũng có những biểu hiện như trên. Một số trường hợp có thể kèm theo các triệu chứng khác tùy thuộc vào sức đề kháng của mỗi người. Vì thế bạn nên tới các cơ sở y tế khi nghi ngờ mình mắc căn bệnh này để các bác sĩ làm xét nghiệm chẩn đoán kịp thời.
Nguyên nhân ho lao
Ho loại này được nhận định chủ yếu là do vi khuẩn hiếu khí Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Y học đã phân tích cấu trúc của loại khuẩn này và cho thấy chúng có 3 loại, trong đó 2 loại là M.bovis và M.africanum là gây ra bệnh lao. Vi khuẩn có thể lây truyền từ người qua người với yếu tố truyền dẫn chính là không khí.
Nếu một người khỏe mạnh khi tiếp xúc gần với người mắc căn bệnh này như dính dãi, đờm, nước bọt khi họ hắt xì thì khả năng nhiễm bệnh khá cao. Nguồn lây nhiễm loại virus này chủ yếu là do các nguyên nhân chính dưới đấy:
- Do người bệnh thường xuyên làm việc, sinh hoạt tại những vùng có ô nhiễm không khí, nhiều khí thải, ẩm ướt. Điển hình là những công nhân vệ sinh môi trường ở dưới khu vực cống rãnh thoát nước rất dễ nhiễm bệnh.
- Người tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất độc hại sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh lao xâm nhập vào hệ hô hấp.
- Do ăn phải những thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn lao.
- Khi chăm sóc thú cưng, nếu chủ nhân bị chúng cào xước da hoặc vật nuôi nhà bạn bị thì nguy cơ mắc bệnh ho lao của bạn là khá cao.
Bên cạnh những nguyên nhân chính đã nêu bên trên, những tác nhân gián tiếp dưới đây cũng có thể khiến một người khỏe mạnh bị mắc bệnh lao:
- Do hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể hay bị virus, vi khuẩn tấn công mà không thể tự kháng được.
- Hút thuốc lá quá nhiều cũng sẽ khiến hệ hô hấp và các cơ quan khác trong cơ thể bị tổn thương. Lâu ngày sẽ dẫn tới sức đề kháng suy giảm và dễ bị bệnh lao.
- Do biến chứng của những căn bệnh mãn tính như ung thư, bệnh về thận, bệnh tiểu đường.
Cách chữa trị ho lao
Để chữa trị bệnh lý này, trước hết bạn cần tới các cơ sở y tế để chẩn đoán tình trạng của bệnh. Thông thường, bệnh nhân mắc chứng ho này sẽ được điều trị bằng kháng sinh theo đơn kê và chỉ định của bác sĩ. Nếu bỏ thuốc hoặc dùng không đúng liều lượng có thể dẫn tới hiện tượng kháng thuốc dẫn tới bệnh khó chữa dứt điểm.
Các loại thuốc chính thường được sử dụng để điều trị ho lao bao gồm: Ethambutol, Isoniazid, Pyrazinamid, Rifampicin và Rifapentine. Tuy nhiên, khi dùng các loại thuốc trên lâu ngày sẽ dẫn tới các phản ứng phụ liên quan tới gan. Người bệnh có cảm thấy ăn không ngon miệng, nôn hoặc buồn nôn, đau bụng. Một số trường hợp có thể dẫn tới đau dạ dày, vàng da.
Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung thêm các dưỡng chất như:
Bệnh nhân nên bổ sung kẽm
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những người bị ho thường sẽ thiếu hụt lượng kẽm rất lớn. Cơ thể khi bị mất đi dưỡng chất này sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm. Do đó, bạn cần tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu kẽm như hàu, hến, đậu tương, thịt lợn nạc, sò,…
Người ho lao rất cần sắt
Sắt cũng là dưỡng chất mà người bị bệnh lao dễ bị thiếu hụt. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn nên bổ sung thêm đồ ăn giàu sắt như nấm hương, lòng đỏ trứng gà, mộc nhĩ,…
Bệnh nhân nên bổ sung vitamin A, C, E, K
Các loại vitamin trên có công dụng bảo vệ niêm mạc của tế bào và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đây vi khuẩn, virus sẽ bị tiêu diệt dần dần. Những thực phẩm giàu vitamin A, C, E, K gồm có: các loại quả màu đỏ, vàng, rau màu xanh đậm, cá biển,…
Vitamin B6 rất cần thiết cho người ho lao
Khi điều trị bệnh lao, người bệnh phải sử dụng một lượng lớn thuốc kháng sinh. Và cơ thể lúc này rất dễ bị rối loạn chuyển hóa khiến quá trình tổng hợp vitamin B6 bị trì hoãn. Lâu dần khiến máu đông lại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới phổi. Vì thế bạn cần bổ sung thêm vitamin B6 bằng cách ăn các thực phẩm như: các loại khoai, nấm, củ gia vị,…
Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh ho lao là gì, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh. Để phòng ngừa căn bệnh truyền nhiễm này, bạn cần tăng cường tập luyện thể dục mỗi ngày để tăng sức đề kháng. Đồng thời, bạn cũng nên giữ gìn môi trường sống sạch sẽ để vi khuẩn không tấn công cơ thể.