Kiết lỵ là một bệnh lý đường tiêu hóa gây phiền phức và khó chịu cho những ai gặp phải. Không ít người thắc mắc rằng liệu căn bệnh này là gì, uống thuốc gì, có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu, có triệu chứng gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề trên, đồng thời đưa ra các cách điều trị để mọi người cùng tham khảo.
Nội dung chính trong bài
Bệnh kiết lỵ là gì?
Kiết lỵ là tên gọi của một bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa, kéo dài trong khoảng từ 5 ngày cho tới 1 tuần. Thực chất đây là tình trạng ruột bị nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn có tên Shigella, Salmonella hoặc do trùng amip gây nên. Người mắc phải căn bệnh này hầu như sẽ thấy đau bụng quặn thắt kèm theo đi ngoài lẫn máu và dịch nhầy. Các triệu chứng sẽ phát ra ngay sau khi vi khuẩn đi vào cơ thể trong khoảng từ 24h – 48h.
Căn bệnh này thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè. Lý do bởi đây là thời điểm mà khí hậu biến đổi nhanh chóng, kèm theo đó là những thói quen trong lối sống và việc ăn uống cũng có ảnh hưởng. Đối tượng mắc bệnh kiết lỵ có thể ở bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt trẻ em sẽ càng có nguy cơ cao hơn. Vì vậy, những gia đình đang có trẻ nhỏ từ 2 tới 4 tuổi hãy chú ý cẩn trọng, chăm sóc, phòng ngừa cho các bé hàng ngày theo đúng cách.
Bệnh kiết lỵ uống thuốc gì tốt?
Sử dụng thuốc Carbomango
Thuốc Carbomango là một loại thuốc điều trị bệnh kiết lỵ được điều chế dưới dạng viên dễ tan trong ruột. Khi dùng thuốc này sẽ tác động lên cơ trơn của thành ruột để giải quyết những rối loạn thần kinh ở đường ruột nhờ đó kích thích giúp phân được mềm. Đây còn được coi là thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh hệ tiêu hóa.
Thuốc Carbomange được chỉ định để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, viêm đường ruột,….
Liều dùng của thuốc như sau:
- Người lớn: Dùng 2 lần, mỗi lần 4 viên.
- Trẻ em trên 10 tuổi: Uống 2 lần/ 3 viên/lần.
- Trẻ dưới 10 tuổi: Dùng 4 viên/lần.
- Trẻ > 12 tuổi: sử dụng 2 lần và dùng 4 – 6 viên/ lần.
Tuy nhiên thuốc điều trị kiết lỵ này có chứa một số than hoạt tính sẽ gây độc nên gây ra một số tác dụng phục như buồn nôn, táo bón, phân đen. Thuốc này không thích hợp dùng trong các trường hợp: người mới phẫu thuật đau ruột thừa, tắc đường ruột, người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Thuốc chữa kiết lỵ Cotrimoxazol 480
Thuốc Cotrimoxazol dùng để chữa trị, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng ruột, tiêu chảy… Đây là loại thuốc được kết hợp giữa sulfamethoxazole và trimethoprim (kháng sinh) để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Ngoài ra, thuốc còn được bác sĩ chỉ định dùng trong một số trường hợp khác. Vì vậy trước khi dùng, cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Thuốc Cotrimoxazol được vào chế dưới dạng hỗn hợp dịch, dạng nén. Thông thường, khi bị kiết lỵ bác sĩ thường chỉ định uống 2 – 4 lần, tùy vào tình trạng của bệnh.
Nên uống thuốc Metronidazol
Thuốc Metronidazol là loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn, virus, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét tá tràng, viêm dạ dày, nhiễm khuẩn huyết,…
Liều dùng: Uống mỗi ngày 10mg/3 lần, uống liên tục trong 5 ngày. Thuốc trị bệnh kiết lỵ này thường hấp thụ nhanh sau khi uống, để đạt hiệu quả nên uống trước bữa ăn 15 phút.
Thuốc trị kiết lỵ Ampicilline
Đây là một trong các loại thuốc được bác sĩ chuyên khoa dùng để điều trị các bệnh bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn, virus gây ra. Ampicillin là một loại kháng sinh với cơ chế hoạt động là giúp ngăn ngừa sự gia tăng của vi khuẩn có hại bên trong cơ thể.
Loại thuốc này được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn: viêm ruột, đi kiết, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da, viêm họng… Tuy nhiên không nên lạm dụng vì đây là thuốc chữa bệnh dạng kháng sinh nên không tốt cho sức khỏe.
Liều dùng với trường hợp bị kiết lỵ: Uống dạng viên ngày 2 lần/2 viên hoặc dùng dung dịch Ampicillin để tiêm vào bắp tay không quá 6 lần.
Thuốc Sulfamethoxazole
Thuốc Sulfamethoxazol cũng là một loại kháng sinh có tác dụng kiểm soát và giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc có khả năng kháng khuẩn rộng nên sẽ tác động trực tiếp vi khuẩn dương tính hoặc âm tính như Staphylococcus, Listeria monocytogenes, Streptococcus, E. coli, Enterobacter,… và tiêu diệt các vi khuẩn kháng thuốc như Enterococcus, Campylobacter, vi khuẩn kỵ khí (gây bệnh kiết lỵ).
Do đó, thuốc Sulfamethoxazol được chỉ định dùng trong các trường hợp:
- Các bệnh về đường hô hấp.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Nhiễm trùng huyết.
- Bệnh sốt rét
- Đau mắt,…
Liều dùng: Uống 1g chia thành 3 lần/ngày đối với người lớn, còn trẻ em không khuyến cáo dùng. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ, không được tự ý tăng hay giảm liều, lạm dụng trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ, khiến bệnh kiết lỵ nặng hơn.
Ngoài các thuốc trên, tùy vào tình trạng bệnh ở mỗi người bác sĩ sẽ kê thêm thuốc khác như Ciprofloxacine, Pefloxacine, Ofloxacine,…
Kiết lỵ có nguy hiểm không?
Bệnh này có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít người bệnh. Câu trả lời là CÓ, nếu không xử lý nhanh chóng đúng cách thì nhiều khả năng chứng kiết lỵ sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nặng nề. Có thể liệt kê bao gồm:
- Chảy máu tiêu hóa, lồng ruột, thủng ruột.
- Chứng viêm ruột thừa nguyên nhân do trùng amip.
- Biến chứng viêm loét đại tràng.
- Áp-xe gan, phổi hoặc não mắc ký sinh trùng.
Đặc biệt, nếu trẻ nhỏ bị kiết lỵ thì còn có thể gặp nhiều biến chứng hơn nữa: Sa trực tràng, viêm đa rễ dây thần kinh, viêm khớp… rất nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
Chính vì vậy, việc điều trị kiết lỵ là một vấn đề quan trọng, không được chủ quan. Ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường, tốt nhất là người bệnh nên tới khám bác sĩ để biết chính xác tình hình, từ đó tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả kịp thời.
Nguyên nhân kiết lỵ
Những vi khuẩn, trùng amip có hại là tác nhân hình thành bệnh. Vậy chúng có thể nằm ở đâu và làm lây nhiễm bệnh qua những đường nào?
- Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng hình thành nên bệnh kiết lỵ có thể dễ dàng lây lan bằng đường phân (tiếp xúc với chất thải của người nhiễm bệnh), hoặc do tay chân bẩn không được vệ sinh sạch sẽ. Sau khi đại tiểu tiện, làm việc, tay cầm nắm vật dụng ngoài công cộng mà không rửa, cứ thế ăn uống sẽ là cách vi khuẩn có hại đi vào cơ thể phổ biến nhất.
- Bị bệnh kiết lỵ có thể do thực phẩm, đồ ăn đưa vào cơ thể kém vệ sinh, không đảm bảo, sử dụng nguồn nước đã bị ô nhiễm sẵn trước đó. Việc không thực hiện đúng theo quy tắc “ăn chín và uống sôi” sẽ càng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Ngoài ra, nguy cơ bị kiết lỵ có thể do cả cả đồ ăn đã được chế biến, nấu nướng cẩn thận thì vẫn có khả năng gây mắc các vi khuẩn, đau bụng đi ngoài do không được bảo quản, che đậy đúng cách. Ruồi nhặng là môi trường trung gian làm lây truyền mầm bệnh. Khi chúng bâu vào thực phẩm chúng ta ăn thì cũng đồng nghĩa với việc gián tiếp đưa mầm bệnh vào cơ thể người.
- Nguyên nhân kiết lỵ có thể do tiếp xúc với bệnh nhân, nguyên nhân này lý giải tại sao những ai sống trong các môi trường có đông người như nhà dưỡng lão, trung tâm chăm sóc… và kể cả cụm gia đình đang có người mắc bệnh lại dễ dàng nhiễm bệnh hơn. Cũng không loại trừ khả năng vi khuẩn, ký sinh trùng sẽ lây nhiễm khi bơi lội ở bể chung, hoặc đi tới những vùng ẩm ướt, thiếu vệ sinh.
Triệu chứng kiết lỵ
Bệnh này và hiện tượng đi ngoài có một số biểu hiện tương đồng, vì vậy đôi khi sẽ có người vì nhầm lẫn mà chủ quan trong việc điều trị. Hãy theo dõi kỹ những triệu chứng kiết lỵ dưới đây để tránh bị lẫn lộn với tiêu chảy.
Đau bụng đồng thời thấy mót rặn
Đau bụng là một triệu chứng khá chung chung, thường ở vùng bụng dưới bên trái, có thể đau tới mức quặn thắt bụng. Tuy nhiên điểm phân biệt kiết lỵ với các bệnh lý khác đó là cảm giác mót rặn nhiều lần trong ngày. Triệu chứng này sẽ tạm hết khi đã đại tiện xong, nhưng nó có thể quay trở lại bất cứ lúc nào, gây mệt mỏi và phiền toái cho người bệnh.
Triệu chứng kiết lỵ điển hình là phân bị biến đổi bất thường
Đây là biểu hiện chính nếu đang mắc bệnh. Khi đại tiện thấy trong phân có lẫn máu, đôi khi có kèm cả những chất nhầy từ niêm dịch. Đặc biệt, có số ít người bệnh đi đại tiện mà không hề thấy phân, thay vào đó là máu cùng chất nhầy.
Rối loạn nhu cầu đại tiện
Người bệnh bị kiết lỵ có thể thấy hay đau bụng, mót rặn nhiều lần một ngày cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu đại tiện tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, lượng phân thải ra lại hoàn toàn rất ít, thậm chí không có. Cảm giác muốn đại tiện nhưng ngồi rất lâu vẫn không đi được gây đau rát vùng hậu môn vô cùng khó chịu. Nhưng ngoài ra cũng có vài trường hợp thấy bị tiêu chảy.
Một số triệu chứng bệnh kiết lỵ khác
- Nôn ói, mất nước.
- Đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu.
- Sốt nhẹ, nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Shigella thì có thể bị sốt cao.
Cách chữa trị kiết lỵ hiệu quả
Điều trị bệnh kiết lỵ bằng thuốc Tây
Với phương pháp này, người bệnh sẽ cần tới sự tư vấn, chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc bừa bãi. Bởi tùy theo từng mức độ bệnh mà lại có một loại thuốc và liều lượng uống khác nhau. Một số loại thuốc Tây thường được dùng để chữa kiết lỵ bao gồm: Metronidazole, Tinidazole, Bismuth subsalicylate, Ciprofloxacin…
Khi sử dụng những thuốc trên, người bệnh cần lưu ý phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc uống quá liều, thiếu liều hay ngừng uống bất ngờ đều khiến thuốc không thể phát huy tối đa tác dụng, ngược lại còn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chữa kiết lỵ bằng các bài thuốc Nam
Từ lâu nay, việc chữa kiết lỵ từ các bài thuốc cổ truyền đã được nhiều người nhắc tới. Tuy nhiên phương pháp này có hiệu quả hay không đôi khi còn phải phụ thuộc vào cơ địa người dùng. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y dưới đây và sử dụng như một cách hỗ trợ điều trị.
- Lá mơ lông: Thái nhỏ, đánh đều với trứng gà, nướng hoặc hấp rồi ăn 2 – 3 lần/ngày.
- Lá diếp cá: Ép lấy nước uống trực tiếp.
- Rau sam: Luộc, hoặc dùng để nấu cháo ăn chữa kiết lỵ.
- Rau dền và đậu xanh: Đem sắc lấy nước uống, dùng 2 lần/ngày.
Một vài lưu ý khi điều trị bệnh kiết lỵ
- Chỉ ăn các thực phẩm đã được nấu chín kỹ, uống nước đun sôi. Thức ăn cần được bảo quản, đậy kín để ngăn ngừa ruồi nhặng.
- Các thực phẩm nên ăn: Đồ dễ tiêu, món luộc, hấp, bổ sung thêm rau quả tươi, uống đủ nước (có thể dùng Oresol hay nước ép trái cây).
- Những thực phẩm cần tránh: Sữa, đồ chiên rán, món cay nóng, bia rượu, nước có gas, cafe…
- Người bệnh kiết lỵ cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên rửa tay cùng xà phòng đặc biệt là sau khi đại tiểu tiện.
- Hạn chế stress, lo âu, không thức khuya, nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh quá lâu.
Cao Đại Tràng: Giải pháp chữa bệnh kiết lỵ bằng thảo dược
Chữa bệnh kiết lỵ bằng thảo dược tự nhiên an toàn đang là giải pháp được nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu. Một trong số những sản phẩm nổi tiếng chữa bệnh này mà người bệnh nên tham khảo đó là Cao Đại Tràng. Đây là một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Nhà thuốc Tâm Minh Đường – Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018.
Cao Đại Tràng là sản phẩm tiên phong trong điều trị chứng kiết lỵ, có hiệu quả trên 80% người bệnh chỉ sau 1-2 liệu trình sử dụng đầu tiên.
6 vị thảo mộc trong thành phần cao là những vị thuốc kinh điển trong Đông Y. Chúng được gia giảm theo một “tỷ lệ vàng” để phù hợp nhất với cơ địa người Việt hiện đại.
- Huyết đằng, tía tô: Có công dụng kháng viêm, tiêu diệt hại khuẩn, kiểm soát tình trạng rối loạn đại tiện.
- Trần Bì, mộc hương: Giúp giải độc đường ruột, cân bằng hệ vi sinh, làm lành tổn thương tại niêm mạc đại tràng gây chảy máu kiết lỵ.
- Hoàng Kỳ, dây gắm: Giúp bổ tỳ vị, củng cố hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tái phát.
BẠN CẦN BÁC SĨ TƯ VẤN THĂM KHÁM TRỰC TIẾP?
BẤM vào đây để LIÊN HỆ ngay !
Để bảo toàn tối đa dược chất quý trong thuốc, các bác sĩ đã quyết định bào chế thuốc ở dạng cao đặc nguyên chất theo phương thức cô cao cổ truyền. Theo đó, thảo dược được đun nấu liên tục ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 48 giờ để thôi hết dược tính. Qua nhiều lần chắt lọc cặn bã mới được cô thành cao đặc trên lửa thấp.
Thuốc dạng cao được đánh giá là an toàn cho dạ dày, dễ hấp thụ với người bệnh. Bạn đọc có thể tham khảo thêm những ưu điểm của thuốc dạng cao được phân tích bởi bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương trong video sau:
Bài viết trên đây đã đưa tới một số thông tin cơ bản cần thiết về kiết lỵ để mọi người cùng tham khảo và tìm hiểu. Căn bệnh này sẽ vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách nhanh chóng, vì vậy nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt để phòng tránh những trường hợp xấu.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!
Để trả lời yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin phép cung cấp địa chỉ của nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
- Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
- Website: https://tamminhduong.com/
- Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
- Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0903.876.437