Lá cỏ chân vịt chữa thủy đậu là một trong những mẹo hay giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh mà không để lại sẹo. Thực hư thông tin này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của loại cây thảo dược này trong bài viết sau đây.
Nội dung chính trong bài
Tác dụng của lá cỏ chân vịt trị bệnh gì?
Cỏ chân vịt là loại cây thân thảo, có lông, sinh sống quanh năm. Thân mọc nhiều cành, ở mỗi cành có răng nhỏ. Lá cây mọc xen kẽ, có hình dạng ngọn giáo, không có cuống, ôm sát vào thân, có chiều dài khoảng 2-4cm, rộng khoảng 6-20mm. Hoa hình cúc, mọc thành cụm, thường tập trung ở đầu ngọn.
Cỏ chân vịt có tên tiếng anh là Hygroryza aristata Nees, thuộc họ lúa. Dân gian thường gọi loại cây này với nhiều tên gọi như cỏ chửa, cỏ lia thia, thủy hảo,…Trong đông y, cỏ chân vịt có tính mát, ôn, lành tính, vị chát, mang lại công dụng giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh ngoài da như zona, sốt phát ban, điều trị bệnh thủy đậu,… Với những đặc tính này, cây cỏ chân vịt đã được các lương y sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu hiệu quả và triệt để.
Theo các số liệu thống kê về nghiên cứu khoa học, thành phần có trong cỏ chân vịt có khả năng chống viêm, sát khuẩn rất tốt. Sử dụng cỏ chân vịt làm bài thuốc cải thiện bệnh sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của tổn thương cũng như thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng.
Tuy nhiên, do đây là thảo dược tự nhiên nên tác dụng của loại cây này cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người. Với những người hợp thuốc sẽ nhận được kết quả điều trị vô cùng khả quan.
Cách chữa thủy đậu bằng lá cỏ chân vịt
Có rất nhiều cách sử dụng lá chân vịt để cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số cách được sử dụng phổ biến:
Đắp lá cỏ chân vịt chữa thủy đậu
Theo kinh nghiệm của ông cha ta truyền lại, ngoài sử dụng tắm lá cỏ chân vịt chữa bệnh, người ta sẽ phơi khô cỏ chân vịt, tán nhỏ rồi rắc lên vùng da bị viêm nhiễm từ đó giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Cách thực hiện cụ thể như sau:
Nguyên liệu: 60g cỏ chân vịt tươi, 400ml nước.
- Sử dụng phần thân và lá của cỏ chân vịt, mang đi rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo rồi phơi khô dưới nắng hoặc sấy.
- Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 30g cỏ chân vịt sắc cùng với 400ml nước cho tới khi còn 100ml nước thì tắt bếp.
- Chia hỗn hợp nước cốt thành 2 phần, uống hết trong ngày.
- 30g cỏ chân vịt khô còn lại đốt thành than, tán mịn thành bột rồi rắc lên vùng da bị thủy đậu.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
- Áp dụng cách này liên tục trong 5-7 ngày, tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do căn bệnh da liễu này gây nên sẽ được thuyên giảm nhanh chóng. Đồng thời, các vết loét cũng sẽ nhanh khô, bong tróc mà không để lại sẹo.
Tắm lá cỏ chân vịt
Tắm lá cỏ chân vịt chữa thủy đậu là một trong những phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh cực kỳ hiệu quả. Cách thực hiện cụ thể như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị: Lá cỏ chân vịt, lá mùi mác, lá dâu tằm, cỏ nhọ nồi, cây nọc rắn, thanh hao, rau má, mỗi thứ một nắm.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để vi khuẩn, bụi bẩn bám trên lá được loại bỏ.
- Sử dụng cối để giã nát các nguyên liệu, thêm chút nước sạch rồi lọc lấy nước cốt, bỏ bã.
- Dùng nước này để tắm và vệ sinh vùng da bị viêm nhiễm.
- Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc trị thủy đậu từ lá cỏ chân vịt
Để giúp các vết thương do bệnh gây ra nhanh chóng phục hồi và không để lại sẹo khi nốt thủy đậu đã bị vỡ ra, người bệnh có thể kết hợp cỏ chân vịt với nghệ tươi và rau kinh giới.
Cụ thể, cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu: Kinh giới, cỏ chân vịt, 1 củ nghệ tươi.
- Nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ, giã nát rồi cho vào miếng khăn sạch vắt lấy nước cốt và thoa lên vùng da bị mụn nước.
- Lá kinh giới rửa sạch rồi đun với nước cho tới khi sôi.
- Sau khi xoa nghệ được 30 phút, lấy nước cốt kinh giới rửa lại vùng da bị thủy đậu.
- Với cỏ chân vịt, đốt khô, tán nhuyễn rồi rắc lên khu vực viêm nhiễm sau khi đã được rửa sạch bằng kinh giới.
- Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày 1 lần các nốt mụn nước bị vỡ sẽ khô lại nhanh chóng.
Lưu ý khi dùng lá cỏ chân vịt chữa thủy đậu
Trong quá trình sử dụng phương pháp dân gian này, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau để nâng cao hiệu quả điều trị:
- Sau 2-3 ngày áp dụng điều trị bằng quả chân vịt mà không thấy hiệu quả hoặc trên da xuất hiện những biểu hiện bất thường như ngứa, rát thì người bệnh phải ngừng ngay. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ địa của bệnh nhân không hợp thuốc. Khi đó, mọi người nên tham khảo thêm bài thuốc sử dụng cây phèn đen chữa thủy đậu được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.
- Trong quá trình điều trị bệnh, tuyệt đối không nên gãi, chà xát mạnh nên vùng da bị viêm nhiễm. Bởi hành động này có thể gây ra tình trạng bội nhiễm.
- Không được áp dụng phương pháp này cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi.
- Ngoài việc điều trị thủy đậu bằng cỏ chân vịt, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc uống, kem bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu người bệnh có biểu hiện như sốt cao, chảy nước mắt, nốt viêm nhiễm mọc dày hơn, sợ ánh sáng,… thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.
- Các chuyên gia khuyến cáo, khi mắc bệnh thì việc vệ sinh thân thể mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, khi tắm người bệnh cần nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các mụn nước.
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về công dụng cũng như cách sử dụng cỏ chân vịt chữa thủy đậu nhằm cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả và nhanh chóng. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, mọi người cần áp dụng đúng cách và kiên trì thực hiện đều đặn đồng thời thăm khám thường xuyên để có phương án chữa trị bệnh phù hợp. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!