Vào những ngày thời tiết chuyển sang mùa đông, rất nhiều trường hợp bị nổi mề đay khi trời lạnh. Hiện tượng này không những gây ngứa ngáy, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Nội Dung Được Quan Tâm
- Nổi Mề Đay Ở Mặt: Nguyên Nhân & Cách Trị Nhanh Hết Nhất
- Bị Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân & Cách Xử Lý Triệt Để Nhanh Nhất
- Ngứa Nổi Mề Đay Ở Mông Do Đâu Và Cách Điều Trị Bệnh Nhanh Khỏi
- Nổi Mề Đay Vào Mùa Hè Phải Làm Sao Và Cách Chữa Thế Nào?
- Uống Rượu Nổi Mề Đay Có Nguy Hiểm & Đáng Sợ Không?
Nội dung chính trong bài
Nổi mề đay khi trời lạnh do đâu?
Việc da bị mề đay khi trời trở lạnh (nổi mề đay lạnh) có rất nhiều tác nhân gây ra, trong đó bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Dưới đây là những nguyên nhân điển hình nhất:
- Mỗi khi thời tiết ngoài trời giảm nhiệt độ khiến cho rất nhiều người bị dị ứng, phong ngứa hoặc phát ban đỏ khắp người. Tình trạng này sẽ gây ra hiện tượng mẩn đỏ ở nhiều vùng trên da trông rất xấu xí.
- Tác nhân gây mề đay lạnh có thể là do thức ăn hoặc dị ứng với môi trường sống
- Ở một số trường hợp người có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với không khí lạnh sẽ có thể gây ra tình trạng nổi mày đay.
- Di truyền từ bố hoặc mẹ cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay khi trời lạnh.
- Khi trời lạnh, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn thừa cơ xâm nhập cơ thể, từ đó gây ra các bệnh ngoài da và điển hình là mề đay.
- Bên cạnh đó, các nhân tố khác như bị nhiễm lạnh đột ngột, phấn hoa, lông động vật, một số thực phẩm,… xâm nhập cơ thể, hoặc lạm dụng thuốc tây,… cũng nguyên nhân gây ra mề đay mẩn ngứa.
Khi các tác nhân này xâm nhập cơ thể gặp phải các kháng thể hoặc bạch cầu trong cơ thể sẽ gây ra sự kích thích tiết nhiều histamine dẫn đến mẩn ngứa trên da, gây ảnh hưởng không chỉ đến sinh hoạt mà còn sức khỏe của người bệnh.
Các nguyên nhân của mày đay lạnh thường trái ngược với tình trạng nổi mề đay vào mùa hè. Để phòng tránh bệnh, bạn nên giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh.
Đối tượng dễ bị nổi mề đay khi trời lạnh
Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ bị nổi mày đay lạnh. Bởi vậy nếu bạn là một trong những trường hợp dưới đây thì nên cảnh giác cao độ để tránh gặp phải những biến chứng khôn lường:
- Có ông, bà hoặc cha mẹ bị bệnh: mề đay, mẩn ngứa là căn bệnh có tính di truyền. Bởi nếu trong nhà có ông bà hoặc cha mẹ bị mề đay thì khả năng nhiễm bệnh của thế hệ con cháu xảy ra là rất cao. Bởi vậy khi thời tiết đột ngột thay đổi, những đối tượng này càng cần phải chú ý hơn.
- Người có tiền sử bị mề đay lạnh: Mề đay là bệnh lý mãn tính, bởi vậy nó có nguy cơ tái phát trở lại rất cao. Do mề đay là bệnh hình thành do việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng ở bên ngoài môi trường. Bởi vậy, nếu tiếp xúc với các chất dị ứng một lần nữa, bệnh sẽ bùng phát trở lại. Tuy nhiên, lần phát bệnh trở lại sẽ nặng hơn lần trước. Vì vậy, bệnh nhân cần tránh các tác nhân gây dị ứng, nếu không muốn bệnh quanh trở lại.
- Người mắc các bệnh về gan: Những người mắc các bệnh lý về gan như viêm gan, suy gan, nóng gan sẽ khiến chức năng của cơ quan này bị suy giảm, từ đó độc tố bị tồn đọng trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng, mề đay mẩn ngứa là một điển hình.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Đây cũng là đối tượng có tỷ lệ mắc mề đay cao. Do phụ nữ trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, vi khuẩn, virus có thể tấn công bất cứ lúc nào nên dễ bị nổi mề đay khi trời lạnh.
- Mắc các bệnh liên quan: Những người mắc các bệnh như viêm phổi, virus, mycoplasma, hen suyễn,… có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Nhận biết dị ứng thời tiết nổi mề đay
Biểu hiện da bị mề đay lạnh nhẹ
- Trên da xuất hiện những mảng màu đỏ, khác biệt so với những vùng da khác.
- Vùng da bị mề đay có dấu hiệu sưng to và lan rộng mỗi khi các tác nhân xấu tác động như chạm vào những vật gây dị ứng,…
- Người bị mề đay khi trời lạnh có thể bị sưng môi khi sử dụng thức ăn lạnh hay đồ uống lạnh,…
- Cơn ngứa kéo dài liên tục, có lúc theo từng đợt.
Triệu chứng nổi mề đay khi trời lạnh nặng
- Khi mề đay mẩn ngứa chuyển sang giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng sưng niêm mạc cổ họng và sưng lưỡi. Đồng thời các triệu chứng mề đay ở dạng nhẹ sẽ có tần suất xảy ra thường xuyên và nặng hơn.
- Người bị mề đay khi trời lạnh còn có thể bị khó thở, nghẹt thở, do cổ họng bị sưng,..
- Xuất hiện các phản ứng rung tay, chân hay rung toàn thân.
- Người bệnh có triệu chứng chóng váng, thậm chí có thể bị ngất.
- Ở một số trường hợp có thể khiến tim đập nhanh, buồn nôn và triệu chứng sốc phản vệ. Đây là biểu hiện nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Bị nổi mề đay khi trời lạnh phải làm sao?
Mề đay khi trời trở lạnh gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, khó thở, không những ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn làm giảm chất lượng sống. Do đó, căn cứ vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh để có phương hướng điều trị phù hợp:
- Người bệnh có thể điều trị mề đay khi trời lạnh bằng các loại thuốc có tác dụng ngăn chặn Histamine theo chỉ định của bác sĩ da liễu như Xolair, Antihistamine, Doxepin,…Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm triệu chứng của mề đay. Bên cạnh đó, khi biết bệnh bạn cũng nên đi thăm khám thường xuyên để tránh xảy ra trường hợp xấu như khó thở, sốc phản vệ, thậm chí là tử vong khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng.
- Những người hay bị nổi mề đay khi trời lạnh nên sử dụng các loại kem, thuốc dưỡng ẩm để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, chống da khô, bong tróc từ các sản phẩm có thành phần từ acid lactic, acid hyaluronic hoặc urea.
- Khi trời trở lạnh, nên giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt, không thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường làm da dễ bị kích ứng gây nổi mày đay.
Lưu ý, trong quá trình điều trị mề đay khi trời lạnh, người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, mọi loại thuốc trước khi uống cần tham khảo bác sĩ chuyên môn trước để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh đó, các loại mỹ phẩm thường dùng cho da chứa các chất tạo mùi hương cũng nên hạn chế sử dụng. Bởi, giai đoạn này làn da sẽ vô cùng nhạy cảm, dễ bị kích ứng.
Dứt điểm nổi mề đay bằng bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên Giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM), nổi mề đay khi trời lạnh là một bệnh lý có tính quy luật theo thời tiết, gây ra cho người bệnh nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Để giải quyết tận gốc vấn đề này thì nhất thiết phải triệt tiêu mầm mống nguyên nhân từ bên trong cơ thể liên quan đến chức năng giải độc gan. Hiện nay, trong số những bài thuốc chữa bệnh này thì chỉ có Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là cho hiệu quả bền vững nhất, người bệnh có thể tham khảo thêm.
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là sự kết hợp của 3 yếu tố: Bài thuốc uống, bài thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài da. Mỗi một yếu tố đảm nhận một chức năng riêng trong điều trị:
- Thuốc uống: Giúp mát gan, giải độc, tăng cường chức năng thải độc cho gan, tăng tuần hoàn máu và củng cố sức đề kháng của cơ thể trước những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
- Thuốc ngâm rửa: Có chức năng làm sạch, sát khuẩn da, thúc đẩy quá trình tái tạo da.
- Thuốc bôi: Là liệu pháp giúp giảm ngứa, giảm đau rát trên các nốt nổi mề đay tại chỗ, hạn chế việc người bệnh gãi hoặc chà xát da gây nhiễm trùng da.
Bài thuốc uống được cấu thành từ 11 vị thuốc, trong đó có 6 vị thuốc chủ lực trong điều trị và 5 vị thuốc bổ trợ.
Với mỗi trường hợp nặng nhẹ của bệnh và dựa trên thể trạng của từng người bệnh mà có sự gia giảm tỷ lệ các vị thuốc khác nhau. Nhờ vậy, người bệnh sẽ nhận được hiệu quả tối ưu nhất.
Cách sử dụng Ngưu Bì Giải Độc Ẩm không hề phức tạp. Người bệnh đun sắc thuốc uống ngày 1 thang, sau đó dùng thuốc ngâm rửa để làm sạch da và cuối cùng là bôi thuốc (dạng kem tiện lợi) lên vùng da cần điều trị.
Trên kết quả khảo sát từ những người bệnh đã điều trị thực tế cho thấy 85% trường hợp kiểm soát được tình trạng ngứa, nổi mề đay hoàn toàn sau 7-10 ngày sử dụng thuốc. Với những trường hợp nặng nhất cũng không dùng thuốc quá 30 ngày. Sau khi hết bệnh không tái phát trở lại.
BẠN CẦN BÁC SĨ TƯ VẤN THĂM KHÁM TRỰC TIẾP?
BẤM vào đây để LIÊN HỆ ngay !
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là một trong những bài thuốc nổi tiếng được xây dựng bởi Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, góp phần giúp cho thương hiệu này đạt được bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018” nhờ những thành công trong điều trị.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả bệnh nổi mề đay khi trời lạnh. Mọi người khi bị bệnh nên cẩn trọng và thăm khám sớm để có biện pháp chữa trị kịp thời, nhờ đó hạn chế mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Để trả lời yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin phép cung cấp địa chỉ của nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
- Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
- Website: https://tamminhduong.com/
- Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
- Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0903.876.437
Toi bj noi me day khj troi lanh va khi di tam co chua khoi ko bs
Được bạn nhé, bạn có thể để lại sdt để nhà thuốc gọi điện tư vấn trực tiếp