Bị ợ nóng khi mang thai không hiếm gặp nhưng gây ra không ít phiền toái cho mẹ bầu. Dưới đây là một số thông tin bạn cần lưu ý để hạn chế và trị dứt điểm tình trạng này.
Nội dung chính trong bài
Bà bầu bị ợ chua nóng cổ ở tháng nào?
Chứng trào ngược axit, khó tiêu axit là cảm giác nóng rát lan từ vùng dưới xương ức cho tới vùng họng dưới. Đây là một hiện tượng thường xuyên xảy ra ở các bà bầu. Theo nghiên cứu, cứ khoảng 10 người mang bầu thì có tới 8 người bị ợ nóng thường xuyên ở một số thời điểm.
Bị ợ nóng khi mang thai ở giai đoạn đầu
Trong ba tháng đầu tiên khi mang thai, các bà bầu thường hay rơi vào cảm giác buồn nôn, thèm một số loại thức ăn lạ và ăn nhiều hơn bình thường. Sự phát triển của thai nhi khiến cho vị trí của ruột và dạ dày bị dịch chuyển, việc thay đổi này cũng là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện nhiều hiện tượng sức khỏe như ợ nóng thai kỳ.
Có thể thấy hiện tượng này xuất hiện khá phổ biến ở các bà bầu ở khoảng 3 tháng đầu và kết thúc vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. Mặc dù khá phổ biến và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng tình trạng kéo dài khiến cho bà bầu cảm thấy khó chịu, đau rát. Đây là biểu hiện của hệ tiêu hóa đang có vấn đề, nên kiểm tra để điều trị kịp thời.
Bị ợ nóng khi mang thai ở giai đoạn cuối
Đa phần các bà bầu mắc chứng ợ nóng diễn ra vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ. Trong suốt thời gian kể từ khi mang thai, hệ tiêu hóa hoạt động chậm dần đi, do đó cơ của dạ dày và thực quản sẽ được thả lỏng. Những axit tiêu hóa vốn ở trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, gây cảm giác nóng, chua và cảm giác đắng trong miệng.
Đặc biệt vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển hơn và đẩy vị trí của ruột non và dạ dày lên cao. Đó là nguyên nhân dẫn đến chậm tiêu hóa, axit bị đẩy từ dạ dày lên thực quản nhiều thêm…
Nhìn chung có thể thấy ợ nóng khi mang thai là một hiện tượng phổ biến, không nguy hiểm đến sức khỏe. Cơ thể các bà mẹ sẽ tự cân bằng trở lại và hạn chế tình trạng này sau khi sinh con. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra nhiều lần trong ngày, mức độ chua ngày càng nặng, bà bầu nên đi khám và tham vấn ý kiến của các bác sĩ để triều trị hiệu quả.
Bà bầu bị nóng cổ phải làm sao?
Mặc dù không nguy hiểm nhưng bạn nên cẩn trọng với chứng ợ chua nóng kèm theo nhiều triệu chứng khác. Bởi nó thường đi kèm với hiện tượng đau rát từ sau xương ức tới cổ họng, đau vùng bên trên dạ dày, viêm loét dạ dày,… có thể cơ thể bạn đang ẩn chứa nhiều bệnh nghiêm trọng hơn.
Đối với các bà mẹ đang mang thai nên cẩn trọng với các loại thuốc. Vì dùng thuốc trong giai đoạn này có thể gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Các bà bầu bị ợ nóng có thể làm giảm tình trạng này bằng những thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học sau đây:
- Không dùng chất kích thích: Đồ uống có gas, rượu bia, cafein, thuốc lá… là những chất bà bầu nên tránh tuyệt đối để hạn chế ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
- Tránh đồ ăn có chứa nhiều axit như các loại hoa quả có vị chua, mù tạt, giấm, thực phẩm cay, đồ chiên nhiều dầu mỡ,…
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: Việc làm này vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho bà bầu, vừa đảm bảo các loại thức ăn kịp tiêu hóa, từ đó giúp hạn chế việc trào ngược axit lên thực quản…
- Không uống nhiều nước trong bữa ăn: Việc uống nhiều nước trong bữa ăn sẽ khiến cho dạ dày bị căng, hoạt động tiêu hóa không ổn định, bà bầu cũng dễ no và cảm giác chán ăn,…
- Bà bầu cũng có thể hạn chế tình trạng chứng ợ nóng khi mang thai bằng cách nhai kẹo cao su sau bữa ăn. Bởi các chất trong kẹo cao su có thể kích thích tiết nước bọt, trung hòa axit trong hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng trào ngược axit.
- Đảm bảo giấc ngủ khoa học: Bạn không nên ngủ sau khi ăn khoảng 2-3 giờ. Bởi đây là khoảng thời gian hệ tiêu hóa không ngừng hoạt động để tiêu hóa thức ăn. Ngủ sớm có thể khiến cho hoạt động này bị ngưng trệ. Tư thế ngủ cũng là yếu tố các bà bầu nên cân nhắc. Bạn không nên để đầu quá thấp khi ngủ bởi như vậy càng dễ khiến cho hiện tượng trào ngược axit xảy ra.
- Để hạn chế chứng ợ nóng khi mang thai, các bà bầu cũng nên tập thể dục thường xuyên ở mức độ nhẹ. Bạn có thể lựa chọn tập yoga hoặc tản bộ mỗi ngày để thức ăn được tiêu hóa hiệu quả.
Những thói quen này rất cần thiết để tránh các triệu chứng khó chịu của bệnh về tiêu hóa tiêu hóa khi mang thai. Bạn không nên chủ quan bất cứ triệu chứng khó chịu nào liên quan đến vấn đề tiêu hóa khi mang thai. Bởi đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, mỗi một triệu chứng khó chịu có thể là dấu hiệu báo trước cho những mầm bệnh nguy hiểm hơn trong cơ thể bà bầu.
Bà bầu ợ nóng nên ăn gì?
Chế độ ăn uống cho bà bầu khi bị ợ nóng nên có nhiều loại thực phẩm dễ tiêu để giúp giảm nhanh cảm giác khó chịu của bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm bà bầu nên ăn để giảm các triệu chứng ợ nóng như:
Quả dứa: Do trong dứa có chứa nhiều hoạt chất bromelain có tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động một cách tốt nhất đồng thời giảm lượng chất béo khi nạp vào cơ thể.
Các loại hoa quả tươi (Trừ cam, quýt): những loại họa quả như táo, dứa hấu, dâu, cải.. đây đều là những loại hoa quả có thể làm giảm đi các triệu chứng của bệnh ợ nóng rất tốt.
Sản phẩm từ sữa có tác dụng giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa đồng thời giảm đi các áp lực gây ra chứng ợ nóng và cải thiện sự cân bằng vi sinh trong hệ tiêu hóa rất tốt.
Ngoài ra các mõn khác như khoai nướng, thịt gà nướng hoặc trứng luộc bà bầu cũng có thể ăn để vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể lại giảm đi tình trạng ợ nóng.
Cách trị giảm ợ nóng cho bà bầu
Cơ thể bà bầu vốn rất nhạy cảm. Tình trạng ợ nhiều khi mang thai có thể khó tránh khỏi bởi sự thay đổi trong hệ tiêu hóa. Nếu tình trạng này kéo dài và có chiều hướng nặng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Bên cạnh đó, có một số phương pháp điều trị tại nhà bạn có thể áp dụng sau đây:
Cách trị ợ nóng khi mang thai với mật ong và gừng
Bạn có thể cho khoảng một muỗng mật ong, 3 thìa nước, 3 lát gừng vào một cốc nước ấm rồi khuấy đều. Hỗn hợp này dùng để uống vào các buổi sáng.
Tuy nhiên, đối với những bà bầu bị đau dạ dày không nên áp dụng phương pháp này, bởi hàm lượng lớn axit trong chanh có thể khiến cho tình trạng đau nhức thêm trầm trọng.
Trị ợ nóng khi mang thai với chanh tươi
Uống nước cốt chanh với nước vào mỗi buổi sáng và tối trước khi ăn có thể giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Sử dụng đều đặn trong một thời gian dài sẽ đẩy lùi triệu chứng khó chịu này.
Cách chữa ợ nóng khi mang thai bằng cam tươi
Trong cam tươi có chứa vitamin C giúp các mẹ bầu hạn chế tình trạng ợ nóng được nhiều người áp dụng. Bạn có thể uống nước cam tươi vắt hoặc ăn cam trực tiếp mỗi ngày, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.
Bị ợ nóng khi mang thai thực sự gây khá nhiều phiền thoái và khó chịu cho các bà bầu. Để hạn chế tình trạng này, sản phụ nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bạn cũng có thể sử dụng vài gợi ý từ bài viết này để chấm dứt nó. Tuy nhiên, khi vấn đề trở nên nặng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để chữa trị khoa học.