Rắn hổ mang Ấn Độ cùng với hổ bướm, cạp nong và rắn lục hoa được coi là “tứ đại nọc độc” của Ấn Độ. Chúng ta cùng tìm hiểu về những đặc điểm, tập tính sinh sống và cách bảo tồn loài động vật rất được tôn kính trong thần thoại này.
Nội dung chính trong bài
Tìm hiểu về rắn hổ mang Ấn Độ
Rắn hổ mang Ấn Độ có tên khoa học là Naja Naja – một trong những loài có nọc độc nhất thế giới. Chúng còn được gọi với nhiều tên khác như rắn hổ mang Châu Á hay rắn hổ mang Binocellate.
Loài rắn này được tìm thấy nhiều ở tiểu lục Ấn Độ và là một thành viên trong nhóm “tứ đại nọc độc” của đất nước này. Rắn hổ mang chúa Ấn Độ rất được tôn kính trong thần thoại và văn hóa của người dân nơi đây.
Đây là loài thuộc chi Naja, họ Elapidae. Loài rắn hổ mang Ấn Độ được mô tả lần đầu vào năm 1758 bới nhà động vật học, bác sĩ Carl Linnaeus.
Chi rắn hổ Naja được chia thành nhiều loài khác nhau dựa trên các yếu tố như ngoại hình, thức ăn và môi trường sống. Chi này bao gồm các loài khác như rắn hổ đất (Naja kaouthia), rắn hổ mang phun nọc Đông Dương (Naja siamensis), rắn hổ mang Trung Quốc (Naja sputatrix) và một số loài khác.
Trong đó, rắn hổ mang Ấn Độ được coi là nguyên mẫu của toàn bộ chi rắn hổ. Sau này, nhiều loài khác trong của chi rắn hổ xuất hiện và được cho là đều xuất phát từ loài hổ mang Ấn Độ.
Bình thường, các cá thể rắn thường sinh sống đơn lẻ một mình. Chúng chỉ đi tìm bạn tình khi đến mùa giao phối vào khoảng tháng 4 và tháng 7 hàng năm.
Mô tả đặc điểm và tập tính của rắn hổ mang Ấn Độ
Cách nhận biết rắn hổ mang chúa Ấn Độ là phần mang của chúng thường phình rất to khi bị đe dọa và một số đặc điểm về ngoại hình nổi bật.
Đầu rắn có hình elip, hơi nhỏ so với phần cổ, cái mõm ngắn với hai lỗ mũi bên trên. Lưỡi của chúng khá dài, đầu lưỡi thường được thò ra ngoài để giúp rắn hổ mang Ấn Độ tìm kiếm thức ăn.
Loài rắn này có nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau trên cơ thể tùy thuộc vào độ tuổi và nơi ở của chúng.
Các vảy bụng dưới của chúng có nhiều màu sắc như xám, vàng, nâu đỏ hoặc đen. Vảy lưng của rắn hổ mang Ấn Độ thường có màu vàng, nâu đỏ, xám và xuất hiện những đốm nhỏ màu đen.
Phần lớn, cổ của rắn hổ mang có màu sáng và tối dần về phía phần thân. Sau đầu cá thể trưởng thành của loài hổ mang này thường có dấu hình mũ trùm và sẽ được nhìn thấy rõ hơn khi hai mang của chúng phình to.
Đây là loài rắn có trọng lượng và kích thước vừa phải. Phần lớn rắn hổ mang Ấn Độ trưởng thành có kích thước từ 1 đến 1.5m. Một số cá thể sống ở vùng Sri Lanka có thể dài tới 2.2m nhưng có số lượng không nhiều.
Loài rắn này thường bị nhầm với một số loài rắn khác như rắn chuột phương Đông hoặc rắn hổ đất. Tuy nhiên, rắn hổ mang thường có kích thước dài hơn rắn chuột phương Đông. Còn rắn hổ mang đất thường có hình chữ O sau đầu, khác với hình mũ trùm của hổ mang Ấn Độ.
Thức ăn của rắn hổ mang Ấn Độ chủ yếu là động vật gặm nhấm, thằn lằn và ếch. Chúng thường theo dõi và tấn công con mồi rất nhanh.
Con mồi sẽ bị nọc độc của rắn tấn công vào hệ thần kinh làm cho tê liệt và tử vong ngay sau đó. Cũng như các loài rắn khác, chúng sẽ nuốt trọn con mồi vào trong dạ dày để tiêu hóa.
Về tập tính sinh sản, hổ mang Ấn Độ là loài sinh sản hữu tính bằng cách giao phối giữa con đực và con cái. Mỗi lần sinh sản, cá thể rắn cái thường đẻ từ 12 đến 20 quả trứng. Những nơi thường được lựa chọn để đẻ trứng là thân cây rỗng hoặc hố dưới lòng đất.
Hầu hết các loài rắn đều không chú ý đến trứng của mình sau sinh, nhưng hổ mang Ấn Độ lại khác. Con cái sẽ bảo vệ trứng trong suốt thời gian khoảng 50 ngày để chờ con non nở ra.
Phân bố và môi trường sống của rắn hổ mang Ấn Độ
Đây là loài rắn có nguồn gốc từ tiểu lục Ấn Độ nên có thể tìm thấy trên khắp các nước ở khu vực này như Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan, Bangladesh và miền Nam Nepal.
Ở Ấn Độ, chúng thường xuất hiện ở những nơi có độ cao dưới 2000m và khu vực có nhiều loài gặm nhấm như đồng bằng hoặc này cả ở khu dân cư.
Ở Pakistan, loài hổ mang này tập trung nhiều nhất ở Duki và Balochistan. Các khu vực phía Tây Bắc và sa mạc thì hầu như không thấy sự xuất hiện của chúng.
Đối với Bangladesh, quận Tangail là nơi có số lượng rắn hổ mang Ấn Độ. Chúng được thấy nhiều ở Drosh, thung lũng Chitral của quận này.
Các khu vực mà hổ mang Ấn Độ thường sinh sống là rừng rậm, đồng bằng, nơi canh tác nông nghiệp, địa hình đá, vùng đất ngập nước.
Thậm chí, các khu đô thị đông dân cư, làng mạc có độ cao dưới 2000m cũng là nơi mà loài rắn này thường xuất hiện. Bởi vì đây là nơi có nhiều động vật gặm nhấm, đặc biệt là chuột – con mồi ưa thích của các loài rắn.
Các địa điểm ẩn nấp lý tưởng của hổ mang Ấn Độ là các lỗ ở bờ kè, hốc cây, gò mối, hốc đá,…
Nọc độc của rắn hổ mang Ấn Độ
Loài rắn này là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều ca tử vong tại những nơi mà chúng sinh sống. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà chúng được coi là một trong 4 sinh vật độc nhất Ấn Độ.
Nọc độc của loài rắn này chủ yếu chứa chất độc thần kinh sau synap và cardiotoxin. Các loại enzym như hyaluronidase gây ra ly giải và làm tăng sự lan rộng của nọc độc trong cơ thể.
Khi đi vào cơ thể, nọc độc sẽ tác động trực tiếp lên synap của dây thần kinh làm tê liệt cơ bắp. Nghiêm trọng hơn, các trường hợp bị rắn hổ mang Ấn Độ cắn có thể dẫn tới suy hô hấp, tim ngừng đập và gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Các triệu chứng bị ngộ độc có thể biểu hiện trong khoảng từ 15 phút đến 2 giờ sau khi bị rắn hổ mang cắn.
Sử dụng huyết thanh polyvalent là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với những trường hợp bị rắn hổ mang cắn.
Mặc dù nọc độc của rắn hổ mang Ấn Độ có thể gây nguy hiểm đến con người nhưng chúng cũng đem lại nhiều giá trị trong y học. Nọc độc của loài rắn này là một nguồn thuốc tiềm năng trong bào chế thuốc chống ung thư và thuốc giảm đau hiệu quả.
Thậm chí, một số nơi ở Ấn Độ còn lạm dụng nọc độc của những con non để làm tăng hưng phấn hoặc an thần.
Thực trạng hiện nay và biện pháp bảo tồn loài rắn hổ mang Ấn Độ
Mặc dù đây là loài rất được tôn kính trong thần thoại và văn hóa của người Ấn Độ. Nhưng do nhiều lý do khác nhau mà số lượng của chúng đang giảm đi nhanh chóng.
Các nguyên nhân chính dẫn đến tính trạng này là do quá trình đô thị hóa, môi trường sống tự nhiên của chúng bị thu hẹp. Tình trạng săn bắt rắn để sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người diễn ra tràn lan.
Mặc dù, loài rắn này chưa phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng do số lượng loài đang giảm đi nhanh chóng nên chúng đã được đưa vào danh sách động vật bị đe dọa và cần được bảo vệ trong hiệp ước CITES năm 2000.
Tuy nhiên, việc đưa rắn hổ mang Ấn Độ vào danh sách trên là chưa đủ để bảo vệ loài động vật này. Chính quyền cần phải mạnh tay hơn trong việc chống buôn bán động vật hoang dã trái phép. Hoàn thiện chính sách và thể chế, tăng cường kiểm tra và ngăn chặn các nơi nuôi nhốt và tiêu thụ loài động vật này.
Nằm trong các hoạt động nhằm bảo vệ động vật hoang dã, Hội nghị Iwt Hà Nội 2016 đã được tổ chức và đưa ra được tuyên bố chung về vấn đề này. Các nhà tài trợ quốc tế cũng đã cam kết 1.3 tỷ USD để giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã, với 1.105 dự án ở 60 quốc gia. Những nội dung này cũng được đăng tải chi tiết tại các bài viết:
- http://sdg.iisd.org/news/first-ever-wjc-public-hearing-hanoi-conference-recommend-actions-to-stop-wildlife-trafficking%E2%80%8B%E2%80%8B/
- https://sdg.iisd.org/news/first-ever-wjc-public-hearing-hanoi-conference-recommend-actions-to-stop-wildlife-trafficking%E2%80%8B%E2%80%8B/
Ngoài ra, việc hạn chế tình trạng chặt phá rừng tự nhiên sẽ giúp môi trường sống của các loài động vật hoang dã được bảo vệ. Nhờ đó, chúng có thể phát triển tốt hơn.
Hơn nữa, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân cũng là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ các loài động vật hoang dã.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, phân bố, tập tính và thực trạng bảo tồn của loài rắn hổ mang Ấn Độ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc nhận thức được tính chất quan quan trọng trong việc bảo vệ rắn hổ mang nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung.