Sỏi bàng quang khi kích thước còn nhỏ sẽ không gây nguy hiểm đến tín mạng, nhưng khi kích thước phát triển có thể gây nhiều biến chứng nặng nề. Vậy nguyên nhân của những “viên sỏi” này xuất phát từ đâu, hình ảnh, dấu hiệu và thuốc trị như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Nội dung chính trong bài
Sỏi bàng quang là gì?
Tương tự như sỏi thận, sỏi bàng quang bắt nguồn từ nước tiểu tồn đọng trong thời gian dài. Giai đoạn cuối của hệ bài tiết là quá trình thải nước tiểu từ bàng quang khỏi cơ thể. Ngoài ra, theo nghiên cứu và thống kê cho thấy, khả năng mắc loại bệnh này ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
Nếu lượng nước tiểu bị dồn ứ quá nhiều hoặc không được tiểu hết, các chất khoáng sẽ dần kết tinh lại tạo thành sỏi bàng quang. Cục sỏi có thể tăng kích thước theo thời gian, cùng với đó số lượng của chúng cũng sẽ tăng theo. Khi người bệnh đi tiểu, sỏi sẽ di chuyển liên tục và va vào các mô mềm khi nó tiếp xúc dẫn đến nhiều hệ lụy.
Vì vậy, sỏi bàng quang sẽ gây nên nhiều triệu chứng rất khó chịu, không chỉ đau tại đây, các bộ phận sinh dục để dẫn nước tiểu cũng bị ảnh hưởng. Triệu chứng của bệnh dễ phát hiện, có đặc trưng riêng nên không thể nhầm lẫn với các loại bệnh khác, người bệnh có thể sớm phát hiện và điều trị.
Mặt khác, sỏi bàng quang nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng làm cho quá trình điều trị phức tạp và mất nhiều thời gian. Ngoài ra, dù người bệnh được chữa trị lấy sỏi ra ngoài nhưng cơ thể sẽ bị giảm thiểu sức khỏe đáng kể.
Hình ảnh sỏi bàng quang
Tuy cùng là sỏi, nhưng vị trí của sỏi thận và sỏi ở bàng quang hoàn toàn khác nhau. Để giúp người bị sỏi bàng quang hiểu rõ hơn về loại bệnh này, mời bạn tham khảo những hình ảnh minh họa dưới đây.
Vì sỏi có thể rắn nên rất dễ nhận thấy khi chụp hình bằng tia X. Do đó để chẩn đoán mức độ bệnh, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh chụp X-Quang. Bàng quang gần như nằm trong khung xương chậu, giáp với bộ phận sinh dục. Khi chụp lên, bạn có thể thấy được một cục màu trắng bất thường tại vị trí này, đó chính là sỏi. Kích thước của đốm trắng sẽ tỷ lệ thuận với độ lớn của sỏi bàng quang.
Trên đây là những viên sỏi bàng quang với nhiều kích thước khác nhau, một người có thể hình thành từ 1 đến rất nhiều viên sỏi. Màu của chúng là màu vàng đậm, hơi giống với màu nước tiểu trong thời gian bị bệnh. Ngoài ra, tại bàng quang chúng bị va đập nhiều vào thành niêm mạc nên có bề mặt khá mịn, không sần sùi như sỏi thận.
Với những viên sỏi bàng quang lớn, hệ bài tiết sẽ bị xước và chảy máu trong khi chúng va đập vào. Vì thế bạn sẽ phát hiện ra những vệt máu dính vào viên sỏi.
Nguyên nhân sỏi bàng quang
- Niêm mạc bàng quang bị sa xuống: Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ, vì một số lý do nào đó khiến cho lớp thành bàng quang bị xệ xuống. Phần dư thừa này chặn vào ống dẫn khiến cho nước tiểu tồn đọng và tạo thành sỏi.
- Bàng quang bị viêm: Các chất dịch từ ổ viêm hoà vào nước tiểu, nhanh chóng kết hợp với chất bã thừa. Từ đó chúng tạo thành chất rắn và gây nên sỏi bàng quang.
- Tiền liệt tuyến bị phì: Nguyên nhân này khá giống với trường hợp sa bàng quang ở nữ giới. Do thói quen sinh hoạt hằng ngày làm cho tuyến tiền liệt bị tăng kích thước. Chúng chặn dòng nước tiểu và tạo điều kiện cho sỏi bàng quang kết tinh.
- Các công cụ đặt trong bàng quang: Ống thông tiểu, vòng ngừa thai,…sẽ gây tắc nghẽn và hình thành sỏi ở bàng quang. Thông thường, chúng làm mất đi không gian trong cơ thể, ống dẫn nước tiểu sẽ bị chặn lại. Từ đó, người bệnh không thể tiểu hết nên sẽ gây tắc ứ. Ngoài ra, nếu đặt các công cụ này quá lâu hoặc đặt sai cách làm cho bàng quang bị viêm và dẫn tới loại bệnh sỏi bàng quang này.
- Rối loạn chức năng dây thần kinh: Quá trình não truyền xung lệnh tới bàng quang sẽ cần đi qua rất nhiều bộ phận trong cơ thể. Nếu trên đoạn đường này, dây thần kinh bị chèn ép, viêm, nhiễm trùng,… thì khả năng xuất hiện sỏi bàng quang là rất cao.
- Sỏi thận: Một số loại sỏi thận sẽ theo hệ bài tiết rớt xuống dưới bàng quang, chúng tiếp tục kết tinh và tăng độ lớn. Trường hợp này thường xảy ra với các sỏi có kích thước nhỏ.
Triệu chứng sỏi bàng quang
- Đau quặn bụng: Mỗi khi đi tiểu, sỏi không nằm im một chỗ mà sẽ theo áp lực dòng xoáy va đập khắp nơi trong thành bàng quang. Vì vậy người bệnh sỏi bàng quang sẽ gặp phải các đợt đau quặn vùng bụng dưới rốn.
- Tiểu ngắt quãng: Nếu trước mỗi lần đi tiểu, người bệnh vận động càng nhiều thì triệu chứng tắc nghẽn xuất hiện càng mạnh, kèm theo là những cơn đau buốt. Ngược lại, nếu người bị sỏi bàng quang được nghỉ ngơi, việc đi tiểu sẽ trở lên thuật tiện hơn.
- Đi tiểu dắt: Đây là triệu chứng khi có sỏi bàng quang rất điểm hình khi bị tổn thương tại bàng quang. Một ngày, người bệnh có thể buồn đi vệ sinh vài chục lần, nhưng mỗi lần đi chỉ tiểu được rất ít. Khi ngồi trong nhà vệ sinh, cảm giác sẽ rất thoải mái, nhưng khi đi ra ngoài sẽ cảm thấy bất an, luôn luôn mắc tiểu. Nguyên nhân là do sỏi kích thích nên dây thần kinh cảm giác làm não lầm tưởng bàng quang luôn đầy nước tiểu.
- Màu nước tiểu bất thường: Khi sỏi bàng quang va đập quá nhiều dẫn tới xước, các chất thải trong nước tiểu sẽ xâm nhập vào kẽ hở này và gây nhiễm trùng bàng quang. Điều này làm cho màu nước tiểu bị thay đổi, người bị sỏi bàng quang sẽ đi ngoài ra nước tiểu màu vàng nâu.
- Đi tiểu ra máu: Nếu kích thước của những mảnh sỏi nhỏ, chúng sẽ theo đường nước tiểu đi ra ngoài và dắt vào ống niệu đạo. Từ đó, sỏi ở bàng quang cọ vào lớp niêm mạc và gây chảy máu. Khi đi tiểu, nước tiểu sẽ mang theo tia máu tươi theo ra ngoài.
Biến chứng sỏi bàng quang:
- Viêm thận: Do sự va đập của sỏi vào bàng quang làm cho những tế bào tại đây bị tổn thương. Các vi khuẩn viêm sẽ thâm nhập vào máu và lây lan sang 2 bên cầu thận, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh viêm thận.
- Suy thận: Nếu không can thiệp sỏi bàng quang kịp thời, tình trạng viêm thận sẽ phát triển nhanh chóng và dẫn đến suy thận. Đây là loại bệnh vô cùng nghiêm trọng, làm suy giảm sức khỏe đáng kể và không thể chữa khỏi.
- Lủng bàng quang: Nếu nhiễm trùng do sỏi bàng quang quá nặng, vết viêm bị loét to tạo thành lỗ, nước tiểu sẽ bị rò rỉ ra ngoài. Trường hợp thường gặp nhất là rò rỉ và chảy qua lỗ hậu môn. Điều này làm nhiễm trùng hậu môn và cản trở không nhỏ đến công việc, sinh hoạt hàng ngày.
- Phình to bàng quang: Sỏi bàng quang phát triển lớn hoặc sa bàng quang quá nặng dẫn đến hậu quả bít hoàn toàn đường ống dẫn nước tiểu. Nước tiểu ngày một nhiều mà không được thoát ra bên ngoài làm bụng của người bệnh căng phồng, đồng thời sẽ gặp nhiều cơn đau quặn khó chịu.
Thuốc trị sỏi bàng quang
Sử dụng các bài thuốc tự nhiên
Các bài thuốc này đều có hiệu quả cao, rất nhiều người sử dụng và đã chữa khỏi bệnh. Sau khi điều trị, bạn có thể sử dụng thêm một thời gian ngắn để phòng bệnh sỏi bàng quang tái phát.
Bài thuốc từ Kim Tiền Thảo
Nguyên liệu của bài thuốc này gồm 7 loại thảo dược khác nhau, bao gồm Kim tiền thảo, Hoàng bá, Râu mèo, Bán liên liên, Xa tiền tử, Nhọ nồi, Râu ngô.
Đầu tiên, người bệnh sỏi bàng quang lấy mỗi loại trên với hàm lượng 10 gam, đem sắc với 1,5 lít nước lọc. Đun sôi trong cho đến khi nước cạn chỉ còn 1,2 lít. Sau đó bạn chia thành 3 phần, hâm nóng mỗi lần uống. Người bệnh dùng sau khi ăn no 30 phút hoặc trước khi ăn 1 tiếng.
Bài thuốc từ rễ cây Dứa
Nguyên liệu của bài thuốc trị sỏi bàng quang này gồm 30 gam rễ cây Dứa, 25 gam lá cây Kim Tiền Thảo. Cách làm như sau, đem rễ cây dứa đi rửa sạch, để ráo nước, sau đó bạn cắt thành từng khúc nhỏ dài 2 cm. Tiếp tục mang thành phẩm đi sao vàng, đảo thật đều tay cho đến khi tất cả chín đều.
Cho rễ Dứa đã được sao vàng và lá cây Kim tiền thảo tươi vào trong ấm thuốc sắc với 1 lít nước, đun sôi cho nước cạn còn ⅔. Người bệnh chia ra 2 phần để uống 2 lần trong ngày.
Thuốc trị sỏi bàng quang Tây y
Người bệnh sẽ được sử dụng nhiều nhóm thuốc kết hợp với nhau để điều trị sỏi ở bàng quang. Thuốc sẽ giảm các triệu chứng đau đớn tức thì, tuy nhiên chúng sẽ có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh nên dùng thuốc sau khi đã được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và kê đơn.
Khi điều trị sỏi bàng quang bằng thuốc Tây y, bạn có thể được dùng các nhóm thuốc như sau:
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc kháng viêm.
- Thuốc tan sỏi.
- Thuốc giảm đau.
Trong quá trình điều trị sỏi bàng quang, người bệnh sẽ cần tái khám để kiểm tra thuốc có tác dụng tốt hay không. Nếu việc dùng thuốc không hiệu quả, bạn có thể cần đến kỹ thuật tán sỏi hoặc phẫu thuật để chữa trị.
Sỏi bàng quang không quá khó chữa nếu như bạn phát hiện và điều trị từ sớm. Bệnh có những triệu chứng đặc trưng giúp người bệnh không nhầm lẫn với loại bệnh khác. Bạn chỉ cần tìm hiểu một số thông tin trên đây để nhận biết và tìm ra được cách chữa phù hợp.